Trong nội bộ đảng CSVN, các bộ ngành hay các địa phương được các phe phái nắm như dạng kiểu địa bàn của các băng đảng xã hội đen. Tình trạng này ngày càng trở nên rõ rệt.
Đôi khi việc lấn sân sang địa bàn của nhau dẫn đến một cuộc thanh trừng được gắn mác đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực.
Về chủ trương chống tham nhũng của đảng là có, không phải chủ trương này sinh ra để thanh trừng phe phái. Nguyên nhân do tham nhũng làm mất niềm tin của nhân dân, làm cán bộ đảng bè phái, chia rẽ…vì sự sinh tồn của đảng, nên ông Trọng chủ trương xử lý nghiêm chống tham nhũng.
Nhưng việc các phe phái lợi dụng để thanh trừng nhau để đoạt địa bàn lợi ích là cũng có.
Chẳng hạn như Bảy Phúc tấn công đối thủ để các sân sau như Đặng Văn Thành, Thân Đức Nam, Dương Thaco, Trung Nam đoạt lại địa bàn của Trầm Bê, Vũ Nhôm, Bắc Hà, Khoa Khàn…
Thành công nhất trong việc đoạt địa bàn lợi ích là những người Hà Tĩnh. Họ khôn khéo đưa các bên vào các cuộc giao tranh, lần lượt các bên ngã xuống và họ âm thầm đưa người nắm các chức bí thư, chủ tịch các tỉnh, thứ bộ trưởng các bộ và các ban bệ trong đảng.
Một trong những địa bàn quan trọng là bộ Tài Nguyên Môi Trường có đến 3 đời bộ trưởng người Hà Tĩnh nối tiếp nhau, thậm chí chẳng cần đến chuyên môn như bộ trưởng Đặng Quốc Khánh bây giờ.
Bộ trưởng TNMT Nguyễn Minh Quang năm 2016 về hưu, kế nhiệm Quang là người đồng hương Trần Hồng Hà.
Vụ Formosa xả thải ra biển gây bão dư luận, nhưng mãi tận năm 2017 khi Quang đã về hưu. Trần Cẩm Tú ( người Hà Tĩnh ) mới ra kết luận do Quang thiếu quản lý, giám sát. Phải chịu trách nhiệm người đứng đầu, Quang chỉ bị cảnh cáo khi đã về hưu. Nói chung là mức kỷ luật có tính vuốt đuôi chỉ nhằm mục đích trấn an dư luận và tránh cho Trần Hồng Hà bị mũi dùi. Vì thực chất Trần Hồng Hà làm thứ trưởng thường trực bộ TNMT từ năm 2010. Trong khi sai phạm diễn ra vào năm 2014, Formosa đưa văn bản xin bộ TMMT cho xây dựng đường ống xả thải thẳng ra biển , không như thiết kế ban đầu. Hà đã đồng ý và trình cho Quang nhất trí theo. Từ khi Formosa trình văn bản này đến khi cặp đôi Hà, Quang nắm bộ TNMT duyệt đồng ý có một tháng. Quá nhanh để điều tra, nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường với một việc hệ trọng như vậy.
Võ Kim Cự chủ tịch Hà Tĩnh cũng bị kỷ luật, buộc về hưu khi đến tuổi về hưu, một kỷ luật thật hài hước. Kỷ luật của Cự nặng nhất có lẽ chỉ là thôi đại biểu quốc hội vì đã đến tuổi về hưu.
Hai gã về hưu nhận kỷ luật gọi là có, để Trần Hồng Hà thuận lợi trở thành bộ trưởng tài nguyên môi trường.
Trong những vụ việc nhức nhối và gây cho dân chúng tang thương mà cặp Minh, Hà gây ra ngoài vụ Formosa còn có vụ Thủ Thiêm, Văn Giang và khu đô thị Thanh Hà. Ngoài ra còn hiện trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, khai thác thực lớn hơn sản lượng được phép diễn ra nghiêm trọng nhưng bộ TNMT làm ngơ.
Em trai Trần Hồng Hà là Trần Hồng Hải chỉ là một giảng viên đại học, nhưng khối gia sản lớn hàng nghìn tỷ, gia đình nhà Hải Hà sống trong những biệt thự cao cấp, du lịch ăn chơi ở những nơi sang trọng trên thế giới. Con cái đứng tên trong những nhà hàng sang trọng do con cái của các đại gia khác bỏ vốn đầu tư.
Vì các dự án bất động sản lớn đều liên quan đến môi trường, dưới cái bóng của anh trai Trần Hồng Hà. Hải đã mở công ty san lấp nền, nhiều hợp đồng béo bở mà Hải nhận được từ các tập đoàn bất động sản đã khiến gia thế nhà họ Trần giàu lên nhanh chóng. Thực chất đây là một thủ đoạn hối lộ tinh vi giữa các tập đoàn bất động sản cho các quan chức lãnh đạo mà băng nhóm Hà Tĩnh, Nghệ An đã sáng tạo ra nhằm đối phó với cuộc đốt lò.
Ví dụ như Thuận An nhận nhiều hợp đồng nhưng chẳng có lãi, đó là chúng nhận hợp đồng 1000 tỷ, chúng đưa cho B phẩy làm với giá 999 tỷ. Bọn B phẩy nộp tiền phế cho chúng trước khi nhận lại hợp đồng. Công ty san nền của giảng viên Trần Hồng Hà cũng áp dụng cách thức nhận hối lộ như vậy với các dự án bất động sản.
Ở khu đô thị Thanh Hà, một dự án được cặp Minh, Hà gây dựng lên. Hiện nay tồn tại một sân golf trái phép. Thật kinh khủng khi đất đai ở khu vực này thuộc dạng đắt đỏ, đất quận của Hà Nội, mà lại có một khoảng lớn 28 nghìn mét vuông dành cho giới quý tộc tập golf ở phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Tra giá bán đất ở phường Phú Lương, quận Hà Đông sẽ thấy rao bán nhiều nhà giá trên giá 100 triệu một mét. Nếu tính tỷ lệ đô thị đặc biệt, dành 26% trong 28 nghìn mét làm đường giao thông. Bỏ hẳn 8 nghìn mét làm đường, còn lại 20 nghìn mét bán giá 100 triệu một mét thì lô đất này giá đến 2 ngàn tỷ đồng.
Một lãng phí quá lớn mà lỗi thuộc về bộ tài nguyên môi trường như vậy là do đâu.
Là do các ông Minh, Hà là chủ nhân đứng sau sân golf này. Ông Hà bây giờ làm phó thủ tướng và đang có cơ vào BCT, thế lực rất mạnh nên không ai dám đụng đến.
Trong quy hoạch thì lô đất sân golf này để dùng làm công trình công cộng, từ năm 2017 Hà Nội đã chỉ ra sai phạm và muốn tháo dỡ. Nhưng cả bí thư, chủ tịch Hà Nội đều ra đi vì kỷ luật. Sân golf này ngang nhiên tồn tại đến nay, thậm chí còn quảng cáo rầm rộ mời gọi khác đến chơi.
Lý do không xử lý được vì lô đất nằm giữa huyện Thanh Oai và Hà Đông, trách nhiệm không rõ bên nào. Lúc đang giằng co đổ trách nhiệm thế, thì năm 2022 sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp phép cho sân golf này hoạt động.
Quá thối nát, đất quy hoạch làm khu công cộng cho người dân, đã thành sân golf là sai trái rồi, lại còn được cấp phép vào năm 2022 lúc mà công cuộc đốt lò đang ở giai đoạn cao trào các vụ Việt Á, chuyến bay giải cứu…thì thấy băng Hà Tĩnh này chẳng sợ gì lò với củi cả. Bởi có lẽ băng đảng này mới quyết định ai sẽ thành củi, nên mới lộng hành ngạo ngược thế.
C03 bộ công an biết rõ những sai phạm trên khắp mọi miền tổ quốc, lẽ nào một sân golf trái phép, chiếm dụng đất trị giá hàng ngàn tỷ mà không biết đến ? Khiến cho dư luận càng hoài nghi rằng công cuộc đốt lò thực ra là cuộc chiến giữa các băng đảng dành địa bàn với nhau, rồi xử thằng này lại mọc ra thằng khác, bắt nào sao hết tham nhũng vì cơ chế này vốn dĩ đã thế rồi. Phải xoá bỏ chế độ thì mới hết được tham nhũng.
Hình ảnh sân golf ở Thanh Hà là minh chứng nhức nhối hoài nghi của nhân dân về hiệu quả và mục đích của công cuộc phòng chống tham nhũng không có vùng cấm của đảng phát động.