Đấy chính là một “bước đi của sói”

0
1062
Đấy chính là một “bước đi của sói” như tôi vẫn nói. Rất dễ dàng cho vay tiền, đầu tư, rồi lấy cớ bảo vệ tiền đầu tư, bảo vệ tài sản và công dân để đưa quân đội sang, biến các cơ sở kinh tế thành căn cứ quân sự, thậm chí có thể can thiệp để làm đảo chính. Tôi lược dịch bài báo nước ngoài, không hề có ý định chia rẽ tình hữu nghị Việt- Trung đâu nhé. Tôi biết là có nhiều vị rất yêu quý người anh em Trung Hoa, nhưng yêu đến mấy thì cũng nên cảnh giác. Lịch sử hàng ngàn năm, mất trắng Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, đang khoan dầu trên lãnh hải của ta do cha ông để lại mà nó doạ phát là phải lùi, ấy vậy mà vẫn yêu được thì quả là một tình yêu “vĩ đại”. “ Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Phi Sự hiện diện mấy chục năm của Trung Quốc ở Châu Phi chỉ là về kinh tế, thương mại và những hoạt động gìn giữ hoà bình. Giờ đây, khi đã có cơ sở thì Bắc Kinh dùng lý do cần phải bảo vệ tài sản quốc gia và có ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn để triển khai quân sự ở châu lục này. Quân đội TQ đã tiến hành những cuộc tập trận ở khu vực và ở những nước có dự án hạ tầng của TQ trong sáng kiến Một Con đường Một Vành đai. Ở Djibouti, nơi các công ty TQ đã xây dựng những cảng chiến lược và đường sắt xuyên quốc gia đầu tiên của Châu Phi, năm ngoái Bắc Kinh đã chính thức đưa vào sử dụng căn cứ quân sự đầu tiên của họ ở nước ngoài, cũng là nơi điều hành hậu cần và các thiết bị tình báo. Nhiều chuyên gia dự đoán TQ sẽ xây dựng nhiều căn cứ nữa trong những năm tới, Namibia được đoán là điểm tiếp theo. Trong những năm gần đây, số lượng vũ khí TQ bán sang Châu Phi đã vượt qua Mỹ. Những hành động quyết liệt gần đây ở Châu Phi cũng là để bảo vệ hàng ngàn công nhân và những dự án có nguồn gốc tài chính của TQ ở châu lục này. “Sự lo lắng về an ninh của TQ thực ra là nhằm vào ý đồ dân tộc của họ và ngoại giao quân sự được dùng một cách khéo léo để bảo vệ quyền lợi của họ,” đại diện Quan hệ Quốc tế viện Netherlands phát ngôn trong một báo cáo gần đây. Trong khi tài nguyên của TQ được ồ ạt đổ sang và được chào đón bởi những chính phủ đã bị sập bẫy tài chính ở Châu Phi thì nỗi lo ngại nổi lên là sự đầu tư tài chính sẽ biến thành đòn bẩy chính trị. Thực tế đã có những bài phân tích cho thấy những lo lắng của Bắc Kinh về những khoản đầu tư của họ đã biến thành cuộc đảo chính năm 2017 để hất cẳng tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe. Điều này chính quyền Tập Cận Bình luôn chối bỏ. “Rất nhiều đối tác cùng chia sẻ một nỗi lo về vai trò của TQ ở khu vực và vai trò ấy sẽ thể hiện thế nào với những tổ chức quân sự và các diễn đàn an ninh đang tồn tại,” Duncan Innes-Ker, giám đốc Đơn vị Tình báo Kinh tế Châu Á phát biểu. “Đây quả thực là một yếu tố khiến nhiều người rất lo ngại.” https://uk.finance.yahoo.com/…/china-says-increase-military…
319170cookie-checkĐấy chính là một “bước đi của sói”