“ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!”

0
715

Ngày 4/10 fber Trịnh Ngọc Khánh, chàng kiến trúc sư ngụ tại Sài Gòn tuyệt thực tiếp sức cho anh Trần Huỳnh Duy thức

“ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!”Bước chân ra khỏi ngưỡng cửa đại học với hành trang là một mớ lõng bõng kiến thức chuyên ngành và lòng nhiệt huyết. Tôi bắt đầu cuộc sống tự lập với tâm niệm “Cứ làm tốt công việc mình đang làm thì ắt hẳn mọi chuyện sẽ tốt sẽ đến với mình”. Và nghĩ rằng ai, cũng nên vậy, rồi xã hội sẽ cứ thế ngày càng tươi đẹp lên.

Qua một thời gian nhỏ, với những va chạm vụn vặt của thằng làm công ăn lương, tôi lờ mờ thấy suy nghĩ của mình có điều gì đấy bất ổn. Và, trên bình diện của tập thể, phải trông cậy vào đạo đức và nhận thức của vài cá nhân thì quả là ngớ ngẫn.

“Làm thế nào để chắc chắn có được một công trình bền đẹp và tiết kiệm với mỗi những người thợ có tay nghề tốt trong khi bản vẽ thiết kế và đơn vị quản lý xây dựng quá tồi?!!”

Mãi đến năm 2012, khi làm làm thủ tục thanh lý hợp đồng thuê nhà để tạm dừng hoạt động công ty. Anh D chủ nhà, lúc đấy đương là phó tổng biên tập một tờ báo ở Tp.HCM, anh đứng trong phòng công chứng văng tục khi nói về xã hội. Thái độ đấy làm tôi giật mình.

Sau thủ tục, tôi cùng anh sang ngồi cafe ở quán nhỏ bên kia đường. Chủ đề cũng nhiều, nhưng chủ yếu anh kể về thân thế, công việc và những bất cập xã hội. Khi anh bảo “Giờ anh có làm báo đâu, chủ yếu là làm quảng cáo và từ thiện. Còn lại, đâu dám nói lên những điều mình hay về xã hôi”, tôi mới hỏi anh “Em nghe lỏm bỏm về nhiều trang lề trái. Anh D nghĩ sao về thông tin mấy trang đấy đưa ra?”. Anh trả lời, “Anh ngày nào lên tòa soạn cũng đọc mấy trang em nói. Và anh nghĩ nó đúng khoảng 90%”. Tôi thực sự shock, rồi được gọi là phản-động lúc nào không hay.

Qua vài người bạn, tôi biết đến anh Trần Huỳnh Duy Thức. Thời điểm đấy, tôi chỉ tin “Rửa giang sơn phải rửa bằng máu” theo đường lối bạo lực trong quá khứ. Và tôi đánh giá tinh thần tranh đấu của anh là “Cải Lương”. Cải lương không theo nghĩa cải cách như nói về Phan Chu Trinh, cải lương theo nghĩa ủy mị của loại hình nghệ thuật ca kịch. Và tôi đặc biệt khó chịu về câu nói “Đấu tranh này là trận cuối cùng”, câu nói anh mượn lời trong bài hát Quốc-Tế-Ca để nhắn cùng gia đình vào năm 2016. Tôi hời hợt nghĩ anh nói về sự đấu tranh của cá nhân anh hay của nhóm nhỏ của anh rồi cảm thán “Sao mà tự tin đến thế. Sao mà ảo tưởng đến thế!”. Nghĩ rồi lại thôi, tôi chẳng vướng bận gì trong lòng về anh nữa!

Mãi về sau, khi đã có một khoảng thời gian khá dài trao đổi chia sẻ cùng người trong giới đấu tranh, khi đã có khoảng thời gian đủ dài để suy nghĩ về xã hội bản thân có chút trưởng thành, tôi mới biết “Lấy gì để đảm bảo sẽ có dân chủ sau khi dùng bạo lực để lật đổ chế độ này?”. Lấy gì để đảm bảo? Lấy nguyện vọng của một nhóm người hô hào bạo lực cách mạng để đảm bảo? Chính những con người cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên cũng lấy “Độc lập, cơm no áo ấm, hạnh phúc của dân Việt” làm mục tiêu để chiến đấu đấy thôi. Và, khá nhiều câu chuyện tương tự như Việt Nam đã và đang diễn ra ngoài kia. Có thể là Triều Tiên, là Trung Quốc, là Venezuela, là Nga, là .v.v.

Và tôi hiểu, bất cứ là ai, chế độ nào cai-trị/quản-lý đất nước, thì đấu tranh đòi sự “THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT” của nhà cầm quyền là “TRẬN CUỐI CÙNG”! Đấy là tinh thần mà anh Trần Huỳnh Duy Thức đã, đang và sẽ tiếp tục. Và, tất cả những người yêu “Sự thật và công lý” đều cần phải làm!

Sài Gòn 04/10/2018 – #freethuc#tuyetthucfreethuc

https://www.facebook.com/trinhngockhanh.kts

— cùng với Khanh Ngoc Trinh.

354200cookie-check“ĐẤU TRANH NÀY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG!”