Wednesday, September 18, 2024
HomeDU LỊCHBLOGCUỘC CHIẾN VIỆT NAM KẾT THÚC NGÀY 30/04/1975, ĐẾN HÔM NAY ĐÃ...

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM KẾT THÚC NGÀY 30/04/1975, ĐẾN HÔM NAY ĐÃ TRÒN 43 NĂM

Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm

Lê Quang Huy

Sau ngày tháng tư đen gãy súng đó, đất nước thống nhất về mặt địa lý. Một năm sau đó là sự thống nhất về mặt nhà nước. Nhưng sau 43 năm, nhân tâm vẫn chưa thống nhất.

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, nhưng hàng năm mỗi khi đến ngày này người Việt ở khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục có những tranh luận về vấn đề này: Đây là một cuộc nội chiến hay là cuộc chiến tranh ý thức hệ? Ai thắng ai thua? Để thống nhất đất nước có cần phải có cuộc chiến đổ máu kéo dài hơn hai mươi năm trời như thế không?…. Rất nhiều câu hỏi đặt ra mà câu trả lời vẫn còn bỏ ngõ.

Nội chiến ư? Đúng vậy. Chiến tranh ý thức hệ ư? Chẳng sai. Và cuộc nội chiến mang tính tranh chấp của hai hệ ý thức tư tưởng này có lẽ là cuộc chiến hiếm hoi trên thế giới mà hậu quả của nó kéo dài đến thế. Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến cuộc họp thượng đỉnh liên Triều hôm 27/04. Giá mà hai miền Việt Nam trước đây có một cuộc họp thượng đỉnh tương tự, sẽ ít có máu đổ đầu rơi hơn.

Sự thống nhất của nước Đức từ 2 khối đối lập nhau hoàn toàn về ý thức hệ, hệ thống chính trị, mô hình quản lý kinh tế… cũng là một ví dụ đẹp về sự thống nhất đất nước không cần chiến tranh đổ máu.

Những đau thương mất mát của cuộc chiến và những hệ lụy thời hậu chiến trong quan hệ đối xử giữa kẻ thắng – người thua trong những năm tiếp sau đó đã để lại những di chứng khủng khiếp. Những kỷ niệm khó quên của một thời mà những người đồng bào đối xử với nhau như kẻ thù với những định kiến về chính trị và giai cấp, với những kỷ niệm đau thương khó quên về những năm tháng học tập cải tạo đầy máu và nước mắt, chiến dịch cải tạo tư sản, phong trào xua dân đi kinh tế mới, những đợt vượt biên tị nạn kinh hoàng, những phân biệt đối xử, những ánh mắt cú vọ, những bản sơ yếu lý lịch khai đi viết lại … Phải chăng những chuyện đau lòng đó là những tảng đá lớn chắn đường, gây ngăn cách nhân tâm? Những người “chiến thắng” sau năm 1975 đã tiến hành tái thiết đất nước trên cơ sở của lòng hận thù giai cấp và bạo lực cưỡng chế, để lại những vết thương khó lành và những ký ức kinh hoàng trong tâm trí nhiều người từng ở khác chiến tuyến với họ.

Bốn mươi ba năm trôi qua, vẫn còn đó những khắc khoải không nguôi, những vết thương lòng chưa khép, những sự kỳ thị phân biệt vẫn còn. Hàng năm đến ngày này, chính quyền vẫn nhắc đến chuyện hòa giải hòa hợp nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi chung chung. Những hành động thực chất mang tính hoà giải và hàn gắn với những người đồng bào một thời đứng bên kia chiến tuyến dường như còn hiếm hoi lắm. Người ta nhắc đến chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng vẫn muốn áp đặt lên toàn xã hội sự thống trị độc tôn của một hệ ý thức giáo điều cũ kỹ lỗi thời.

Vẫn còn đó những khó khăn khi người ta vẫn đang cố gắng biện minh bằng mọi lý lẽ về những kỷ niệm một thời kỳ khốn khó và đau thương nhằm né tránh sự thật phũ phàng về tình người và nghĩa đồng bào giữa những người từng đứng 2 bên chiến tuyến sau khi tàn cuộc chiến.

Vẫn còn đó những khó khăn khi người ta chỉ chấp nhận vị trí độc tôn của tiếng nói người thắng cuộc và chưa chịu lắng nghe những tiếng nói trái chiều.

Con đường hòa giải hòa hợp dân tộc xem ra còn chông gai lắm.

Nguồn.https://www.facebook.com/profile.php…

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular