Con gái Lý Tiểu Long nói về từ “kung flu: “Cha tôi đã đấu tranh chống kỳ thị trong phim”

0
394
Con gái của Bruce Lee, Shannon Lee. Ảnh từ: Jewel Samad / AFP thông qua Getty Images

“Hãy để những gì người khác nói và làm trở thành tấm gương phản chiếu cho họ, không phải cho bản thân mình.” Lee đã nói

Kimmy Yam, Ngày 29 tháng 6, 2020

Translated from NBC News article Bruce Lee’s daughter on ‘kung flu’: ‘My father fought against racism in his movies. Literally.’

Shannon Lee, con gái của huyền thoại võ thuật và biểu tượng văn hoá đại chúng, Lý Tiểu Long, đã phản đối tổng thống Donald Trump sử dụng từ “kung flu” như là một biệt danh cho COVID-19. Cô chia sẻ cảm nghĩ về việc khai thác sự triết lí của (võ thuật trung hoa) công phu để tiết chế sự xúc phạm này.”

Lee, người đã thường xuyên viết và lên tiếng về những triết lý học của cha cô, nói với NBC Asian American rằng lời ba hoa mang tính phân biệt chủng tộc của tổng thống đi ngược lại với tinh thần thực tế của việc luyện tập công phu cũng như theo lời dạy của biểu tượng võ thuật quá cố. Trump đã sử dụng thuật ngữ này tại Tulsa, Oklahoma, tuần trước sau khi giễu cợt rằng coronavirus “có nhiều tên hơn bất kỳ căn bệnh nào trong lịch sử.”

“Tôi có thể đặt tên là ‘kung flu’,” Trump nói với đám đông. “Tôi có thể đặt 19 cái tên khác nhau cho nó.”

Bất chấp phản ứng dữ dội từ cộng đồng người Mỹ gốc Á, tổng thống lại thốt ra cụm từ đó chỉ vài ngày sau đó, trước đám đông tại nhà thờ Dream City ở thành phố Phoenix trong khi những người ủng hộ ông hô hào thuật ngữ này như một tiếng vang. Nhiều quan chức cũng đã nhắc lại lời nói của Trump, với việc thư ký báo chí của Nhà Trắng, Kayleigh McEnany và cố vấn Nhà Trắng, Kellyanne Conway, người tuy trước đó đã cho rằng thuật ngữ này “đã xúc phạm nặng nề,” đang biện minh cho ổng.

Buzz Patterson, một ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang tranh cử cho chiếc ghế tại Hạ viện ở California, đã đi xa đến mức hỏi một cách khoa trương, rằng nếu ‘kung flu, là phân biệt chủng tộc, vậy điều đó có khiến Lý Tiểu Long và phim về công phu phân biệt chủng tộc luôn không?

“Dùng từ ‘kung flu’ như là cái cách mà họ lấy ngón tay kéo gốc mắt ra để mỉa mai người Châu Á vậy,” Shannon Lee đã nói. “Đó là một trò đùa gây tổn hại đến nền văn hoá và con người. Đó là lời bình luận rất phân biệt chủng tộc… nhất là trong bối cảnh của thời điểm này bởi vì nó đang làm mọi người cảm thấy bất an.”

Cô nói thêm, bật cười khi nghe về lý luận của Patterson: “Cha tôi đã đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trong phim của ông. Thật sự, là vậy!”

Bruce Lee trên trường quay “Enter the Dragon” năm 1973.

Ảnh từ: Sunset Boulevard / Corbis thông qua Getty Images

Lee đã chỉ ra rằng trong tiếng Trung, thuật ngữ “kung fu” (công phu) dùng để chỉ kỷ luật hoặc kỹ năng bất kì nào đạt được thông qua sự chăm chỉ và rèn luyện. Nói đến võ thuật Trung Quốc, cô giải thích rằng công phu là một truyền thống lâu đời, có từ nhiều thế kỷ, truyền thống tôn vinh theo thời gian dựa trên sự nghị lực và lòng can cảm.

Với các cuộc tấn công thù hằn và bạo lực trùng hợp với việc sử dụng các từ ngữ như “kung flu” và “Chinese virus”, Lee đã cho biết cô thấy sự phức tạp của các ngôn ngữ này, nhất là khi cô nghĩ đến duy trì nguồn gốc của việc luyện tập võ thuật.

“Từ một quan điểm võ thuật rất thuần túy, tôi nghĩ rằng nó không phù hợp để bị dùng theo cách này,” cô nói. “Nó có vẻ rất trái ngược với khái niệm của công phu. Công phu dùng để tăng cường sức mạnh từ bên trong.”

Lee đã cảnh báo phản đối việc bình thường hóa bài “phát biểu gây chia rẽ,” nhấn mạnh rằng trong các khía cạnh khác nhau của cuộc đời cha cô, thay vào đó, ông đã cố gắng để hướng về sự đoàn kết. Ông chủ động chống đối việc nhìn văn hoá với một hình mẫu chung.”

Trong khi cố gắng để thành công ở Hollywood, Lý Tiểu Long đã từ chối nhận những vai diễn thể hiện người dân Trung Hoa trong hình ảnh tiêu cực, vì vậy ông mất đi những cơ hội đóng phim. Cuối cùng, ông quay trở lại Hồng Kông, một phần, do khó khăn trong việc tìm kiếm vai diễn phù hợp.

“Ông không muốn đưa ra những chân dung tiêu cực, rập khuôn về con người. Bản thân ông ta đã tin tưởng rất nhiều và làm việc rất chăm chỉ hết sức mình, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mà ông ta có thể, là biểu hiện chân thật với tư cách là một con người,” cô nói. “Và đó là những gì ông ấy muốn chia sẻ với thế giới. Ông muốn trình bày một cái gì đó thực tế hơn, mạnh mẽ hơn và chân thực hơn từ chính bản thân mình, và điều đó phản ánh văn hóa của ông.”

Lee nhận thấy rằng sự tôn trọng của cha cô đối với các nền văn hóa và nỗ lực thúc đẩy tình đoàn kết đã vượt ngoài thời gian ở Hollywood. Ông cũng áp dụng tâm lý này trong võ thuật: Ông tin rằng các trường phái truyền thống có xu hướng tách biệt mọi người, vì các học viên không tiếp cận được nhiều thể loại để học hỏi từ những thể loại khác, vì vậy ông kết hợp các phong cách từ các nền văn hóa khác nhau vào thực hành của mình.

“Ông ấy có những câu nói khác nhau chẳng hạn như, ‘Dưới bầu trời, dưới cõi trời, tất cả chúng ta đều là một gia đình,’” cô đã nói. Ông ấy muốn được nhìn nhận điều đầu tiên là làm người.

Lee nhìn nhận rằng giữa làn sóng kỳ thị người Châu Á ngày càng tăng, nhiều người Mỹ gốc Á có thể cảm thấy khó khăn. Nhưng cô ấy lưu ý rằng cái chính của luyện tập công phu là ý thức về “sự kiên nhẫn trong quá trình phát triển bản thân” và nói rằng mọi người trong cộng đồng không nên quá để tâm những từ ngữ thù hằn đó.

“Hãy để những gì người khác nói và làm trở thành tấm gương phản chiếu cho họ, không phải cho bản thân mình.” cô nói.

Translation by Tegan Tran

Copy edits by Tuan Nguyen

551970cookie-checkCon gái Lý Tiểu Long nói về từ “kung flu: “Cha tôi đã đấu tranh chống kỳ thị trong phim”