Chủ nghĩa xô viết và chủ nghĩa Putin

0
226
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái, hàng đầu) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đi bộ ở quảng trường Mykhailivska trong chuyến công du tới Kiev, Ukraine ngày 17/6. Ảnh: Reuters

Bob HoxukiTin tức Ukraina – Thế giới

@

Lời mào đầu (preambula)

Mình muốn mọi người thứ lỗi vì hứa đã vài tuần rồi mà chưa viết. Làm việc trên điện thoại cũng lắm lỗi. Nhưng giữ lời hứa là quan trọng, tuy dự định viết trước một status về KGB, tuy nhiên, nghĩ lại là sẽ viết sau cũng không tồi.

1. Trong bài nói về chủ nghĩa xô viết và con người xô viết tôi chỉ hạn chế ở khía cạnh kinh tế và những hậu quả của chủ nghĩa xô viết. Trong đó có dẫn mô hình “chuồng gà”. Mọi người nên xem lại bài đó vì nó là nền tảng kinh tế trái với các quy luật biện chứng dẫn tới sự sụp đổ nền kinh tế Liên Xô và tan rã một nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho tới bây giờ…

Giờ tôi lưu ý tới khía cạnh chính trị của chủ nghĩa xô viết. 

Đó là mô hình nhà nước mà trong xã hội học có tên “tổng động viên” 

(Mobilizational model)

Theo mô hình này, nhà nước tập trung quyền lực, các công cụ quản lý mang tính chất tổng động viên, cho dù về hình thức là có Hiến pháp và pháp luật, nhưng trên thực tế là quyền lực toàn diện của nhà nước thuộc ĐCS Liên Xô. Nói là chuyên chính của vô sản nhưng thực tế là chuyên quyền của đảng. Vô sản chỉ là công cụ để thực hiện các mục tiêu được gọi là của đảng. Trên thực tế các mục tiêu của đảng CS LX bị các nhà lãnh đạo lấy làm lá chắn cho những chính sách sai lầm. Quyền lực nhà nước được trao cho cá nhân đảng viên và vì thế trên thực tế những quyền lực này bị “tư nhân hóa”: làm gì vì cá nhân thì cũng nói là nghị quyết, là đường lối, dẫn tới chính sách chung của đảng bị vô số cá nhân đảng viên xuyên tạc trong hành động.

Có vô số dẫn chứng cho thấy tình trạng “nói một đường làm một nẻo”, “tao là đảng đảng là tao” vì thế tệ nạn tham nhũng và cửa quyền dần dần lan rộng và trở thành lối sống của xã hội xô viết. Nhân dân xô viết theo thời gian cũng nhận thấy điều này nhưng trong tay chẳng có công cụ nào tác động tới chính sách.

Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tại tp Novochwrkassy (tỉnh Rostov) năm 1962 bị đàn áp đẫm máu nhưng vì không có báo chí tự do cho nên ĐCS đã bưng bít được và phong tỏa sự lan tỏa (những con đường ra khỏi thành phố đều có Trạm gác, nội bất xuất, ngoại bất nhập). Ngày nay có cả bộ phim miêu tả vụ này.

Vì cơ chế tập trung cho nên chế độ không phát huy được tiềm năng sáng tạo của toàn dân, dẫn tới đình trệ phát triển kinh tế. Đời sống khó khăn dần khi xã hội từ hoàn cảnh chiến tranh chuyển sang phát triền hòa bình, khi mà các công cụ tổng động viên dần dần trở nên vô ích. Cho dù lý thuyết Mác Lê thì nói chủ nghĩa xã hội mở ra không gian sáng tạo rộng lớn cho tất cả mọi người. Chẳng hạn: Ăng Ghen viết rằng, “với sự thiết lập chủ nghĩa xã hội thì con người được chuyển từ xã hội cưỡng bức (nessesary) sang thế giới tự do”. Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế con người vẫn bị rằng buộc bởi cái khung cứng nhắc của “chuyên chính vô sản”.

Một kỹ sư thiết kế XN trả lời câu hỏi của tôi: Vì sao ở LX không có những chiếc xe tốt và đa dạng mẫu mã như ở tư bản?, anh ta trả lời rằng, ở đất nước này bí thư quyết định hết. Phòng thiết kế có thể nghĩ ra nhiều thứ tốt, đẹp nhưng cuối cùng thì ai đó duyệt và cái tốt bị loại. 

Điều này cho thấy không có cạnh tranh thì không có “nhanh nhiều tốt rẻ” ! Đây là một chân lý mà hôm nay còn rất nhiều người  không thể nhận thức được ! 

2. Nỗ lực cải cách thất bại

Tại sao lại sợ cạnh tranh tự do? Đúng rồi, nếu kinh tế tự do đúng nghĩa bằng thể chế thì cơ chế “xin-cho” sẽ không còn tồn tại và chắc chắn các quan chức không thể có cung điện và xế hộp, không thể có biệt thự bên phương tây !

 Điều này người Việt dễ nhìn thấy trên thực tế trong những năm 80 thế kỷ trước và cả ngày hôm nay! Hãy xem, một chủ tịch được chờ đợi từ lâu nhưng khi vừa nhận chức thì việc đầu tiên đưa ra là “loa phường”, không phải làm sạch hè phố, giải quyết ách tắc giao thông, tổ chức lại giao thông và trật tự xây dựng mà “quan tâm đầu tiên là cái loa phường” ! Có vẻ như cái loa phường sẽ giải quyết hết mọi vấn nạn xã hội.

Đây là điển hình của tư duy xô viết, cho dù Liên Xô từ lâu không còn nữa. 

Nền văn minh đã tiến rất xa nhưng tư duy lạc hậu vẫn còn hiện hữu ở cấp cao, không tương thích với cuộc sống ngày hôm nay đã thay đổi. 

Giữa những năm 60 thế kỷ trước ĐCS LX đã cải cách: tách trục dọc lãnh đạo đảng khỏi lãnh đạo kinh tế các xí nghiệp nhưng khi chưa có kết quả đáng kể nào thì đã phải trở lại thể chế quản lý NN theo kiểu tổng động viên trước đó. Vì sao? Đúng rồi, vì mất quyền lực độc tôn – cái mang lại giàu sang cho gia đình lãnh đạo đảng. 

Gorbachov là người đầu tiên nhìn thấy “căn bệnh” thủ công của chế độ và bắt đầu một cuộc cải tổ tận gốc bằng tự do hóa, công khai hóa và minh bạch hóa chế độ quản lý xã hội. 

Nhưng những gì ông làm gặp phải sức cản rất lớn từ phía các đ/c bảo thủ và bọn cơ hội. Họ cản trở là vì họ mất quyền lực – cái mang lại cho họ tiền tài, danh vọng và vv… Kết quả là Gorbachov bị lật đổ khi cả xã hội đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng do không còn nguồn lực kinh tế. Gorbachov là người muốn thay đổi nền tảng xã hội xô viết, thiết lập một cái gì đó vừa xô viết, vừa Châu Âu mà ông gọi là “chủ nghĩa xã hội nhân đạo”, một xã hội xô viết mang hình hài Con Người !

Nhưng, theo tôi Gorbachov đã bắt mạch được xu hướng cần cải cách, nhưng sai lầm của ông là bắt đầu từ cải tổ “thượng tâng kiến trúc”, mà đáng lẽ ra ông phải bắt đầu từ “hạ tầng cơ sở kinh tế”. Điều này cũng trái cả với chủ nghĩa mác: hạ tầng cơ sở kinh tế phải đi trước, kèm theo cải cách thượng tầng kiến trúc cho tương thích với đời sống đã đổi thay.

Hãy hình dung “Đổi mới năm 1986” ở nước ta là bắt đầu từ thay đổi thể chế hạ tầng cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, do bảo thủ mà hiện nay thượng tầng kiến trúc ở ta đã quá lạc hậu, trở thành lực cản cho phát triển đất nước. 

Chưa xuất hiện cá nhân nào dám công khai nhìn nhận đúng sự thật này. Điều này thấy rất rõ nếu nhìn vào thực tiễn. Như vừa nêu, điều đầu tiên của một quan chức mà xã hội mong đợi lại là “loa phường”, chứ không phải điều chỉnh chính sách,  thể chế quản lý (thượng tầng kiến trúc) cho tương thích với nhu cầu cuộc sống mới đã thay đổi so với trước đây. 

Sự tương thích của hai phạm trù triết học tôi vừa nêu (TTKT & HTCS) là từ Biện chứng luận Các Mác, chứ không phải bịa ra. Nó phản ánh quy luật: – “Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập”, – “Phủ định của phủ định”, như là hai quy luật cốt lõi của phát triển tự nhiên và xã hội.

Chủ nghĩa xô viết sở dĩ bị tan biến vì trái với hai quy luật phát triển vừa nêu. Cụ thể là: Mỗi khi Thượng tầng kiến trúc không còn tương thích với hạ tầng cơ sở kinh tế nữa thì mâu thuẫn xã hội phát sinh và phát triển cho tới khi đạt tình huống khủng hoảng chung, và nếu không giải quyết mâu thuẫn cơ bản này thì sẽ bùng nổ bạo động xã hội, thậm chí là nổ ra cách mạng với vô số đổ nát, hủy hoại tài sản vật chất và con người.  

Người lãnh đạo có tầm nhìn là phải thấy được mẫu thuẫn chính là nằm trong sự bất tương thích của hai phạm trù kể trên và đưa ra cách điều chỉnh thể chế luật pháp.

3. Chủ nghĩa Putinizm

Putin nói công khai là sự tan rã của LX là bi kịch và có vẻ như ông muốn phục hồi chế độ xô viết trên lãnh thổ Liên Xô cũ.

Đây là một ảo tưởng xuất phát từ thiếu hiểu biết các quy luật triết học, xã hội học.

Chính Putin là người làm tan biến Hiến Pháp Nga bằng cách loại bỏ dần các định chế cho một xã hội dân sự tự do, thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước vào một cá nhân duy nhất. Đây là cách cấu tạo nhà nước kiểu quân chủ. Và kiểu nhà nước này mãi mãi bị vứt vào sọt rác lịch sử do nền văn minh nhân loại đã thay đổi theo chiều tiến bộ – tự do và nhân quyền.

Xét cho cùng thì Putin còn lùi lịch sử nước Nga lại tận thời quân chủ Sa Hoàng, nghĩa là về thời kỳ trước Liên Xô, vì thế có thể xem là lạc hậu hơn cả chế độ xô viết. Vì thế mà tôi gọi chính sách Putin là chính sách “trở về trung cổ”. 

Hãy nhìn vào thực tế: Putin tập trung xung quanh mình những người trong băng đảng “Ozero” đầu thập niên 90 ở tp St Peterbourg giao cho họ lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn nhất của nước Nga giàu có; một số khác giao cho lãnh đạo các cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Theo lời kể của nhà tài phiệt từng quen biết Putin, ông Pugachov, kể lại rằng, Putin từng cho bộ trưởng Serdyukov (trước Shoygu) bán hết tài sản không cần thiết để thực hiện các dự án tên lửa và tàu ngầm. Nhưng vị này từ chối do không có kiến thức quân sự. Lần sau Putin cho phép Serdyukov bỏ túi 2% tiền “để chỉ tiêu” cá nhân. Ba năm sau Serdyukov bị bắt và tống giam vì tội tham nhũng. Ông Pugachov trả lời nhà báo rằng, khả năng người bạn của ông đã bỏ túi quá 2%, hoặc không lại quả.

1) Khác với chủ nghĩ xô viết, chủ nghĩa Putin lùi về thời kỳ nhà nước chuyên chế Sa Hoàng nhiều hơn và mang tính chất độc ác hơn nhiều do trong thời đại mới cơ quan đặc vụ có nhiều sức mạnh ảnh hưởng và công cụ bạo lực cảnh sát hùng mạnh mà không một ai có đủ can đảm kháng cự.

2) Thứ hai nữa là thời đại thông tin rộng khắp với nhiều kỹ thuật số hóa cho nên truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ xô viết. Nhờ truyền thông mà chính quyền Putin điều khiển dư luận xã hội dễ dàng hơn.

3) Nếu thời kỳ xô viết con người xô viết được hình thành trong điều kiện vắng thông tin từ thế giới bên ngoài thì ngày nay không gian thông tin mở rộng hơn và vì thế ảnh hưởng thông tin với trẻ là đa chiều hơn.

4) Bạn đọc hãy nhớ lại câu chuyện “gà công nghiệp”, trong đó tôi có nhấn mạnh rằng, mọi con gà đều có ăn, có uống, được cùng chơi vô tư, làm chiếu lệ, ghi danh… nhưng… nhưng chỉ khi chủ còn có đầy đủ thức ăn chia đều cho cả đàn ! Nhưng đó là khi tài nguyên quốc gia có giá cao, còn đủ tiền cho cả đàn no đủ. Tình hình hoàn toàn khác khi ngày hôm nay nhu cầu tiêu dùng của từng người là rất cao, và khi chủ hết thức ăn thì việc nuôi 230 triệu dân đâu dễ… Và hết sữa thì đổ đàn: Tự cứu lấy mình trước khi trời cứu !

Ngày hôm nay nước Nga với hơn 144 triệu dân cũng là con số lớn. Trong hoàn cảnh cô lập kinh tế hiện nay thì liệu có đủ sữa cho tất cả bú hay không thì còn chờ không lâu, chừng cuối năm nay, khi thất nghiệp tràn lan nước Nga…

4) Vì thế hệ trên 30 tuổi đã từng được uống sữa xô viết, ăn chơi vô tư, không bao giờ đau đầu vì cơm áo gạo tiền, nghĩa là sống đời sống vô tư của “con gà công nghiệp” thời xô viết và họ, tất nhiên rồi, sẽ rất ủng hội Putin, vì hi vọng ông ta tiếp tục cho bú sữa,  tiếp tục được hóa thân con gà công nghiệp vô tư và đồng thanh tự hào hát vang bài ca chiến thắng. Đó là hoài niệm về một thời ngây thơ khi đất nước xô viết còn có tiền bù lỗ cho hàng hóa tiêu dùng…

5) Khác với chế độ xô viết, chế độ Putin hôm nay là chế độ đòi hỏi tất cả đều phải biết tự cứu mình, nghĩa là phải tự kiếm ăn. Ngoài ra, đủ các loại phí xã hội đè nặng mà Putin không thể làm ông chủ tốt bụng. Dù gì thì chế độ kinh tế vẫn là chế độ tư bản lũng đoạn nhà nước ! Vậy nên ước mơ trở về trại gà công nghiệp chỉ là hoài niệm, là ảo tưởng được truyền thông Putin khuếch đại lên tận mấy tầng mây xanh !

6) Nếu như trong chiến tranh Afganistan người Ukraina chết nhiều nhất thì trong chiến tranh với Ukraina hôm nay binh sĩ từ các dân tộc thiểu số chết nhiều nhất. Sự thật này không mấy ai chú ý, còn truyền thông là có kiểm duyệt. Tuy nhiên chiến tranh vẫn chưa kết thúc và vì thế xã hội Nga rồi cũng phải thức tỉnh. Khác với xã hội xô viết với bức màn sắt che chắn thì hôm nay là đùi cui cảnh sát và nhà tù cũng khó mà che chắn. 

Thời gian sẽ cho thấy bi kịch quốc gia mà chủ nghĩa Putin mang lại cho các dân tộc sống trên lãnh thổ Nga.

Poscriptum:

4. Theo tin tờ Time của Anh cho biết  Roman Abramovich chính là một trong số những người giữ tài sản của Putin. Abramovich là người gần gũi nhà Eltsin và nhập cuộc với Putin. Ông mua tập đoàn “Sibnheft” với giá 3 tỉ usd của tài phiệt Berezovskiy. Theo lời kể của Berezovskiy thì ông không thể làm kẻ lê la hàng ngày bla.bla với Putin cho nên buộc phải bán tập đoàn này, cho dù ông từng là người ủng hộ Putin nhưng bị Putin gây áp lực buộc phải từ bỏ nước Nga sang Anh. 

Chỉ 1 năm sau, Nhà nước đã mua lại tập đoàn “Sibnheft” của Abrampvich với giá 13 tỉ đô la. 

Báo Time xem đây là một vụ áp phe bằng tiền ngân sách và cho rằng Abramovich là người sẽ giữ tiền cho Putin (trong số 13 tỉ có phần lại quả theo thỏa thuận). Báo Time dẫn nhiều tài liệu để làm minh chứng cho hoài nghi của mình !. Bạn đọc thử tưởng tượng trong vòng 1 năm giá tăng từ 3 tỉ lên 13 tỉ thì tự phán đoán vì sao.

Nhớ rằng, Berezovskiy bị chết thảm trong căn hộ ở London (đồn đoán báo chí là bị ai đó thủ tiêu).

Abramovich được Putin cử làm thống đốc Bang Kamchatka, nhưng thường xuyên sống ở London, chủ CLB bóng đá Chelsy.

Gần đây Abramovich có mặt trong các cuộc thương lượng giữa Ukraina và Nga. 

Vì sao?

Báo Time cho rằng, Abramovich là người giữ tiền cho Putin nhưng tiền này đang bị đóng băng ở Anh.  Putin ngầm cài (kiểu cài của đặc vụ) Abramovich vào cuộc thương lượng nhằm để khuếch trương vai trò ông ta như là người có công hòa đàm với tư cách là cầu nối giữa Ukraina với Putin. Theo “The Time”, mục đích là để khiếu kiện lên tòa án Anh quốc để được tòa giải tỏa tài sản ở London.

Và một khiếu nại như thế đã được đệ trình… Nhưng đây lại chính là thò cái đuôi chuột chũi ra cho Phương Tây biết thực hư các tấn kịch của đặc vụ Nga mà tờ “The Time” đã phanh phui.

Trong vụ khiếu nại này còn có sự tham gia của ông Arakhamia – Người đứng đầu phái “Người hầu” của Zelenskiy ở quốc hội. Mối liên hệ giữa ông Arakhamia với đặc vụ Nga đang được tình báo Anh điều tra… Tất nhiên rồi, đây là câu chuyện động trời trong quan hệ Ukraina – Phương Tây.

Chuyện vừa kể có vẻ như vẫn là “thuyết âm mưu”. Vì thế bạn đọc chưa nên vội khẳng định điều gì, vì ở Ukraina đang có chiến tranh. Những vụ cách chức và bắt bớ các quan chức an ninh và công tố mới đây ở Ukraina phản ánh sức ép của Phương Tây lên tổng thống Zelenskiy. Tuy nhiên, giúp đỡ Ukraina chắc chắn không bị chấm dứt, nhưng cái giá phải trả có thể sẽ khác, nếu xác minh được xung quanh tổng thống có những con chuột chũi Nga đang hoạt động !

621240cookie-checkChủ nghĩa xô viết và chủ nghĩa Putin