Sunday, October 6, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmChiến Thuật Giải Quyết Khủng Hoảng Ngân hàng Silicon Valley Bank

Chiến Thuật Giải Quyết Khủng Hoảng Ngân hàng Silicon Valley Bank

Ninh Ng

Với tài sản 209 tỉ đô la, trong khi ký thác là 175.4 tỉ, thì số tài sản chủ sở hữu là 33.6 tỉ thì SVB có khả năng trả lại toàn bộ tiền cho khách hàng.

Chú ý là một phần không nhỏ của tài sản của SVB nằm dưới dạng Trái Phiếu Chính Phủ. Nếu họ giữ số Trái Phiếu cho đến hạn, thì họ sẽ lấy về đúng giá trị mặt của Trái Phiếu. Nhưng nếu bán ngay lúc nầy, thì họ phải bán giá thấp, và phải bị lỗ. Họ đã lỗ 1.8 tỉ đô la trong năm 2022 vì bán Trái Phiếu.

Nhưng trong hoàn cảnh lãi suất đang cao, vay mượn từ người khác với lãi suất cao để giải quyết những khó khăn trước mắt sẽ không làm cho tình hình tốt hơn, mà ngược lại sẽ làm tình hình xấu hơn.

Vì thế 2 giải pháp có thể:

– bán cổ phiếu – cổ đông đưa tiền để giải quyết thiếu hụt trước mắt

– kiếm ai đó có sức mạnh nội lực đáng kể, gánh cho ngân hàng, nhận số tài sản hiện nay là thế chấp,

– …

2 giải pháp trên trong hoàn cảnh có thời gian, thì có thể làm được. Nhưng lúc nầy, trong hoàn cảnh gấp rút, và lãi suất cao, SVB không tìm được khách hàng !!!

Vấn đề then chốt là:

– phải kiếm tiền trả cho người cần rút tiền

– để kiếm tiền thì phải bán tài sản lúc nầy

– số tài sản của SVB đang giữ có phần đáng kể nằm ở dạng Trái Phiếu Chính Phủ (TPCP).

– Bán TPCP lúc nầy thì càng bán càng lỗ.

Vì thế vấn đề có thể được giải quyết nếu:

– khách hàng ngưng rút tiền hàng loạt, hoặc

– SVB có thể cân bằng được tiền lấy vào và tiền trả ra

– …

Thời gian gấp rút, và trong tình trạng hoang mang, nên SVB không thể giải quyết được vấn đề.

Chiến Thuật Đối Phó Của Nhà Nước Mỹ

– FDIC nhảy vào ngay để niêm phong tất cả tài sản

– Với dạng “Receivership” kể trên, FDIC có thể làm chủ tạm thời số TPCP của SVB – tức là SVB bán tạm thời TPCP cho FDIC, với giá trị mặt lúc nầy. FDIC sẽ trả tiền mua TPCP từ SVB và SVB dùng số tiền đó trả lại cho khách hàng.

– SVB sẽ quay trở lại làm ăn bình thường, kiếm lời mỗi ngày, và mua lại số TPCP đã bán từng chút một.

– Lúc nầy, FDIC sẽ nhận lãnh trách nhiệm tài chánh trả tiền ngay cho các khách hàng để tránh cho họ phải rút tiền từ nơi khác, làm cho khủng hoảng lan sang các định chế tài chánh khác.

Giải pháp khác là thanh lý toàn bộ tài sản của SVB, trả hết cho khách hàng và chủ nợ, giải tán nhà băng.

Tuy nhiên, nhà băng đã được thành lập từ năm 1983, đã tồn tại suốt 40 năm, có mô hình kinh doanh tốt, có mạng lưới khách hàng rộng lớn, có quan hệ tốt với nhiều tập đoàn tài chánh, có đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, …

SVB nằm ở ngay trung tâm của thung lũng khởi nghiệp, nơi tiền chảy đến, trao tay, nẩy nở, nơi đã làm ra hết tỉ phú nầy đến tỉ phú khác. SVB đang ở vị trí đắc địa như thế, thì nó không phải là đồ vất đi.

Những tập đoàn tài chánh khác có lẽ sẽ muốn đầu tư vào nhà băng và làm nó sống dậy, hơn là để một cơ ngơi.

Kết Luận

Sự tăng lãi suất quá nhanh từ zero lên 4.75% chỉ trong vòng một năm, đã làm cho một ngân hàng lớn của Mỹ lâm vào khủng hoảng. Ngân Hàng SVB có mô hình kinh doanh đặc thù, nhận được quá nhiều tiền “rẻ” trong năm 2021, mà phải chi trả quá nhiều tiền “mắc” trong năm 2022, làm cho nó không kịp điều chỉnh bản cân đối tài chánh.

Số tài sản đang nắm giữ của SVB có một phần không nhỏ ở dạng TPCP. Trong hoàn cảnh lãi suất cao lúc nầy, bán TPCP với giá thấp hơn Giá Trị Mặt sẽ dẫn đến lỗ lã.

Trong khoảng thời hạn ngắn ngủi, SVB không thể tìm được đối tác để cùng giải quyết khủng hoảng. Nhà Nước Mỹ đã nhanh chóng thâu tóm SVB vào buổi trưa ngày 10 tháng 3, 2023 để ngăn chận hậu quả xấu có thể lan sang các khách hàng, và các định chế tài chánh khác.

https://finance.yahoo.com/news/silicon-valley-bank-short-seller-215643348.html

———————————

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular