CAIRO – AI CẬP – Phần 3

0
31

Giao Thanh Pham

(Tập thứ 55b)

Trước kia, nghĩa là cách đây khoảng gần nửa thế kỷ, cũng vào giai đoạn mà miền Nam rơi vào tay Cộng Sản thì Ai Cập nổi tiếng là một quốc gia sạch, đẹp, văn minh, nhờ có một nền lịch sử rất lâu đời hàng ngàn năm. 

Đất nước Ai Cập bắt đầu đi xuống gần như mọi mặt dưới sự cai trị của nhà độc tài Hosni Mubarak, được dân Ai Cập đặt cho cái hỗn danh là “Pharaoh” theo tên các vị vua toàn năng con của trời trong thời cổ đại, một cách gọi đểu giả.

Xong được một ông độc tài này, thì đất nước Ai Cập lại rơi vào tay một nhà độc tài khác, ông Zine al-Abidine Ben Ali. 

Đến cái ngày định mệnh, ngày 25 tháng 1, Ngày Tôn Vinh Cảnh Sát Quốc Gia của Ai Cập, và hiếm khi có những lời kêu gọi phản đối trên Facebook chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và mức sống nghèo khổ của dân chúng dưới sự cai trị của độc tài quân phiệt. Tuy vậy, chính quyền dửng dung vì họ chẳng có gì phải lo vì đạo luật khẩn cấp mà chính quyền đưa ra Nghiêm Ngặt Cấm Tất Cả Các Cuộc Tụ Họp Đông Người trên mọi miền của đất nước. Ai dám?

Chính quyền và cảnh sát đã lầm, vì chỉ trong một đêm, hàng ngàn người biểu tình đòi cải cách chính trị và kinh tế đã kéo nhau xuống đường ở thủ đô Cairo, đông đảo nhất là ở Quảng Trường Tahrir ở trung tâm thành phố. Báo chí ghi lại, đây là một cảnh tượng hết sức ngạc nhiên, nam nữ thanh niên từ mọi tầng lớp xã hội tụ tập kéo nhau vào trung tâm thủ đô và hô vang cùng một câu: “Nhân Dân Ai Cập Muốn Chế Độ Độc Tài Xụp Đổ”.

Vài tiếng đồng hồ sau, cảnh tượng tương tự diễn ra ở thành phố lớn và nổi tiếng của Ai Cập, thành phố biển Alexandria. Liên tiếp những ngày sau đó, từng đoàn thanh niên nhất quyết ở lại tại những quảng trường và các ngã đường cả ngày lẫn đêm. Họ ngủ ngay trên đường phố, bên cạnh những bánh xe sắt khổng lồ của xe tăng quân đội. Dân chúng chia nhau ra thành từng nhóm phân phát chăn mền và thức ăn miễn phí cho người đi biểu tình và thu gom rác để giữ cho đường phố sạch sẽ.

Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 2, nhà độc tài Mubarak từ chức. Dân chúng cả nước reo hò ăn mừng với niềm hi vọng không bến bờ thế nhưng niềm hi vọng đó đã không kéo dài được lâu.

Tính từ năm 2011 sau khi cuộc cách mạng thành công đến năm 2014 khi chính quyền rơi vào tay nhà độc tài dã man nhất trong lịch sử cận đại của Ai Cập, ông Abdel Fattah Saeed Hussein Khalil el-Sisi, đã có cả ngàn người hi sinh tính mạng cho cuộc đấu tranh này. Thế nhưng, thay vì tự do và công bằng xã hội, chính quyền ông Sisi lại ra tay đàn áp hết sức dã man một cách có hệ thống với các nhà hoạt động, các blogger và giới báo chí chống đối.

Cuối cùng, vào tháng 4 năm 2019, chính quyền dưới tay nhà độc tài Sisi, đã cho sửa đổi Hiến Pháp, cho phép nhà độc tài này nắm quyền tổng thống đến năm 2030 (chạy đua với Putin).

Chỉ hơn 1 thập niên sau cuộc đấu tranh xuống đường vào ngày 25 tháng 1 năm 2011 … thành công, đất nước Ai Cập trở thành một trong những quốc gia nghèo nàn nhất, dơ bẩn nhất và tồi tệ nhất trong khu vực. Cùng một lúc, nạn Nhân Quyền và Tự Do ở Ai Cập, trở thành một cái gì đó rất xa xôi và mơ hồ, việc tụ tập hay âm mưu tổ chức biểu tình ở Ai Cập đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, bị giết không cần có bản án và lẽ đương nhiên, chuyện ra tòa tù tội là chuyện không hề có.

***

VÀI CÁCH TRONG HÀNG TRĂM CÁCH LỪA ĐẢO DU KHÁCH ở AI CẬP.

– Cưỡi ngựa, cưỡi lừa, cưỡi lạc đà chụp hình. Những ông nài ngựa, lừa và lạc đà trước tiên sẽ ra giá khá cao để chụp hình hoặc cưỡi những con vật này để du khách trả giá. Từ 20 đô xuống còn 5 đô hoặc chỉ 2 đô. Họ sẽ cho mình lên lưng con vật, và nói mình đưa phôn cho họ để họ quay phim và chụp hình. Sẽ có một anh khác dắt con vật đi trước. 

Chán chê, đòi xuống thì sẽ không được phép xuống, cho tới khi móc ra 10 đô hay 20 đô tùy theo thái độ của người cưỡi, gia đình và bạn bè đi chung nhưng thường vẫn phải nộp cho đủ số, vì tiền cưỡi đã đồng ý không bao gồm chi phí cho con vật ăn và uống.

– Đi xe thổ mộ, đây là một trong những giải pháp phải giải quyết tay đôi giữa đôi bên, nài ngựa và du khách. Đồng ý giá, leo lên xe ngựa đi một vòng thành phố đúng như đã thảo thuận. Sắp xuống xe, họ sẽ đòi du khách trả tiền và bạn trả tiền như đã đồng ý. Họ nhận tiền nhưng tráo rất nhanh trong vòng 1 nốt nhạc. 

Thường thì họ sẽ (đóng kịch) quay lại lớn tiếng với du khách một cách giận dữ, tức bực, xòe tay giơ ra tờ tiền “Không Phải Tờ Tiền Mình Đã Trả” cho họ, nhưng là tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn. Thí dụ như mình đưa trả họ tờ 200 pound của Ai Cập, trong chớp mắt họ đã tráo thành tờ 50 … Tương tự như tờ 20 đô thành tờ 5 đô … nhanh hơn ảo thuật gia trên sân khấu. 

Du khách chỉ có 2 giải pháp, Gan và Can Đảm thì lớn tiếng trả lời hoặc đòi kêu cảnh sát, cảnh sát ở Ai Cập thì đông còn hơn dân, rất dễ gọi. Vấn đề lúc này chỉ có 2 đương sự kiêm luôn nhân chứng, du khách và anh nài ngựa. Giải quyết ra sao thì tùy ở … Ý TRỜI và cái hứng của anh cảnh sát … Giải pháp thứ 2 là Ma Róc, Móc Ra trả cho êm chuyện. 

Chúng tôi đã rơi vào tình trạng này trong một lần đi xe ngựa và tôi đã chọn giải pháp thứ nhất. Tôi lớn tiếng đòi gọi cảnh sát lúc đó chỉ cách chỗ chúng tôi vài chục mét. Vài lời qua tiếng lại, anh nài ngựa lầu bầu vài câu rồi chịu thua. Đó là chúng tôi đã trả cho anh ta gấp đôi số tiền anh ta đòi vì … thương cảm và tội nghiệp nhưng vẫn bị phản bội. Còn những anh nài ngựa “hiền lành” hơn, sau khi du khách trả tiền xe, họ sẽ xin tiền mua thức ăn … cho con ngựa của họ … đã phải nhịn đói cả ngày. 

***

Qua những “trải nghiệm đau thương” ở Ai Cập, chúng tôi không hề ghét bỏ hay oán hận hoặc khinh khi họ, bởi rất đơn giản, để SINH TỒN chúng ta ai không bằng mọi cách? Tôi luôn đặt chân mình vào đôi giầy của họ, chẳng xã hội nào, chẳng gia đình nào dạy cho họ lươn lẹo, lừa đảo cả, nhưng để SỐNG CÒN, bắt buộc họ phải làm thế. Liệu chúng ta có làm gì khác hơn họ? Ta chọn XIN ĂN hay chọn LỪA ĐẢO người khác?

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid0hreUspna3of98717T9U97g4wcpmxexzbWUpFDr7pHwYSZPxVT5RsfyM1bL2bUmRSl

699000cookie-checkCAIRO – AI CẬP – Phần 3