Bắt trộm, hai “hiệp sĩ” bị trộm đâm chết, ai chịu trách nhiệm ?

0
1348
Nhân Tuấn Trương

Nguyên tắc “quyền sống” của con người là quyền cao nhứt đã được cộng đồng nhân loại mặc nhiên nhìn nhận. Quyền này là nền tảng của mọi bộ luật của các quốc gia. Vì vậy nó được pháp luật bảo vệ.

Tội giết người là (một trong những) tội nặng nhứt.

Bất kỳ hành vi nào, nếu thể hiện, nếu có đe dọa, hay làm nguy hiểm đến sinh mạng của con người, hành vi đó phạm luật.

Nhưng ở VN mạng sống con người không bằng mạng của một con chó, hay bằng giá trị của một chiếc xe. (Bà đảng viên ở Hải Phòng vừa rồi có nói như vậy). Người ta tùy tiện diễn giải và áp dụng luật.

Trở lại trường hợp chiếc xe chửa lửa chạy ngược chiều trên xa lộ gây tai nạn nghiêm trọng với xe đò hôm trung tuần tháng ba 2018. Vụ này gây thiệt mạng cho một chiến sĩ phòng cháy chửa cháy.

Câu hỏi đặt ra: ai chịu trách nhiệm ở tai nạn này ? tài xế xe đò hay tài xế xe chửa lửa?

Theo báo chí, “Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội khẳng định việc xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc là hoàn toàn đúng thẩm quyền.”

Không biết vụ này cuối cùng phân xử ra sao. Nhưng theo tôi, đứng trên quan điểm “quyền sống con người là tối thượng”, thì người tài xế xe chửa lửa hoàn toàn chịu trách nhiệm vụ tai nạn.

Đã đành, theo luật lưu thông, xe chửa lửa có “quyền ưu tiên tuyệt đối”. Nhưng quyền này chỉ có giá trị, tức là xe lửa có quyền chạy ngược chiều trên xa lộ, khi (và chỉ khi) tánh mạng người khác đang lái xe trên xa lộ không bị đe dọa.

Người tài xế xe chửa lửa vịn vào “quyền ưu tiên” để dành đường, cho xe chạy ngược chiếu trên xa lộ (với tốc độ cao). Người tài xế này đã phạm luật cơ bản về các quyền ưu tiên, là phải bảo đảm rằng hành vi của mình không đe dọa, làm nguy hiểm đến tánh mạng của mình, của đồng nghiệp, và dĩ nhiên, tánh mạng của những người khác.

Quyền ưu tiên của xe chửa lửa khiến xe này “có quyền” chạy ngược chiều trên xa lộ. Nhưng khi (việc chạy ngược chiều) đem lại nguy hiểm cho (mình và) người khác, quyền này đã bị mất.

Vì vậy, trong trường hợp tương tự, cảnh sát, công an phải phối hợp với cơ quan chửa lửa, “cô lập” khúc đường xa lộ, sao cho việc chạy ngược chiều của xe chửa lửa không gây nguy hiểm cho người khác.

Không biết có ai “phản biện” ý kiến của ông thiếu tướng Hoàng Quốc Định hay không ?

Trở lại trường hợp hai “hiệp sĩ đường phố” bị trộm xe chém chết hôm kia.

Ai chịu trách nhiệm về hai cái chết này ?

Theo tôi, tất cả lãnh đạo thành Hồ phải chịu trách nhiệm. Vì họ đã chủ trương thành lập “đội hiệp sĩ đường phố” mà việc này phạm luật.

Hôm qua tôi có viết, các nghị quyết về “phòng chống tội phạm xã hội” và “phòng chống tội phạm về môi trường” cho phép các UBND thành phố, các khu vực hô hào dân chúng thành lập đội ngũ để bảo vệ văn hóa, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống của thành phố, khu vực. Nhưng việc thành lập đội ngũ với danh xưng “hiệp sĩ”, lãnh đạo thành phố đã phạm luật. Các hành vi bắt trộm, cướp thuộc về “hình sự”. Chỉ có công an, các cơ quan tố tụng hình sự, mới có thẩm quyền can thiệp vào một vụ (mang tính chất) hình sự.

Trách nhiệm về hai cái chết (và bốn người bị thương) của “đội hiệp sĩ” đương nhiên thuộc về lãnh đạo thành Hồ.

Phạm luật (hành chánh) là một chuyện. Hành vi thúc đẩy những người vừa không chuyên nghiệp, vừa không có thẩm quyền, vào chốn nguy hiểm, là phạm luật hình sự.

Vậy mà lãnh đạo thành Hồ còn có người còn chủ trương “mặc áo giáp”, hay cho công an theo bảo vệ hiệp sĩ.

Tôi không hiểu, tại sao cán bộ cao cấp của VN không mấy người hiểu luật.

Ngay cả vụ ông Tô Lâm chủ trương xử tù nặng hai người trẻ “ăn cướp bánh mì”. Báo chí (2016) đăng tải “cướp bánh mì khi đói, hai thiếu niên lãnh án”. Hai đứa trẻ 18 tuổi mỗi đứa 8 tháng tù vì tội “ăn cướp tài sản”.

Nếu xã hội Mỹ chủ trương “xử tội làm gương” như ông Tô Lâm thì Bill Gates làm gì còn cơ hội làm tỉ phú, làm chủ Microsoft ? Bill Gates hồi nhỏ cũng tinh nghịch “nhứt quỉ nhì ma thứ ba học trò”.

Vấn đề trầm trọng là luật gia, học giả VN cũng không mấy ai có ý thức về “luật”.

Ngay cả từ “pháp quyền” trong cụm từ “nhà nước pháp quyền”, nhiều người sử dụng rất “quyền biến”. Rốt cục luật pháp (vốn bất biến), vào tay những “luật gia”, những nhà “luật học” VN thì rất “quyền biến”, mọi người “hiểu sao thì hiểu”.

Ông Tô Lâm có bằng tiến sĩ luật chớ đâu phải đồ bỏ ?

300560cookie-checkBắt trộm, hai “hiệp sĩ” bị trộm đâm chết, ai chịu trách nhiệm ?