Một nữ giám đốc ở Hàng Châu, trong bài viết “Đừng gọi tôi là Zhaodi”, cho biết: “Gần như suốt cuộc đời, tôi phải sống dưới cái tên mà tôi ghét”.
Chuyện bắt đầu sáu năm sau khi cô Fang sinh ra ở một vùng nông thôn phía đông tỉnh An Huy của Trung Quốc, khi ông bà nội của cô chính thức đăng ký để thêm cô vào hộ khẩu. Khi được hỏi, bà của cô đã nói tên cô là Zhaodi (招娣). Dịch theo nghĩa đen là biểu lộ sự mong muốn: yêu cầu được em trai.
Thật ra, ban đầu cha của cô muốn đặt tên cô là Qian, nghĩa là “xinh đẹp”, nhưng ông không có mặt ở làng khi bà nội đăng ký.
Cô Fang cho biết: “Bà nội của tôi thích con trai hơn con gái. Vào thời điểm đăng ký hộ khẩu, cô bé 6 tuổi đã có mặt ở đó nhưng cô không biết rằng trong gần 20 năm tiếp theo của cuộc đời, cái tên này sẽ đồng nghĩa với việc không ngừng bị chế giễu, sỉ nhục và chối bỏ”.
“Tôi đã không nhận thấy có điều gì đó không bình thường về tên của mình cho đến khi tôi lên lớp năm”, cô Fang nói. “Một số người đã đến trường để phát tờ rơi. Khi gọi đến tên Zhaodi, họ cười lớn. Tôi không nhớ chính xác họ đã nói gì; chỉ nhớ mặt mình đột nhiên đỏ bừng”.
“Ở trường cấp hai, tên của tôi đã trở thành trò đùa của các bạn cùng lớp cũng như giáo viên. Lòng tự trọng của tôi bị sụt giảm và tôi dần dần ngừng nói chuyện hoặc giới thiệu bản thân với người khác. Có một giáo viên dạy nhạc thích tôi, nhưng khi cô ấy hỏi tên tôi là gì, tôi chỉ ngơ ngác nhìn lại”.
“Lúc đó, tôi đổ lỗi cho sự bất cẩn của cha mẹ vì số phận của mình với cái tên khủng khiếp này. Tôi cũng trách họ không bao giờ ở nhà và bỏ bê tôi. Tôi trở nên nổi loạn và không làm bất cứ điều gì cha tôi đã yêu cầu”.
Câu chuyện của cô Fang cho thấy một vấn đề trong văn hóa thị tộc của Trung Quốc.
Bộ phim “A Sweet Life” năm 1979 đã đưa ra một ví dụ rõ ràng, xoay quanh câu chuyện một gia đình có năm cô con gái. Mong muốn có một đứa con trai, cha mẹ lần lượt đặt tên cho những đứa con gái của họ như thể họ đang cố gắng triệu hồi một cậu bé vào sự tồn tại của thế giới: Zhaodi (đồng âm với “yêu cầu được em trai”), Laidi (“em trai đến”), Pandi (“dự đoán là em trai”) và Mengdi (“mơ ước em trai”).
Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3 cho thấy: có nhiều phụ nữ Trung Quốc được đặt tên bao gồm chữ “di” (娣), một từ đồng âm với “em trai”. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của chính phủ, Phó giáo sư Ren Xiaopeng và nhóm nghiên cứu của Viện Tâm lý học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã tìm thấy trong số những người có 10 họ phổ biến nhất ở Trung Quốc, như Wang, Li và Chen – chiếm 41,5% tổng số dân số – có hơn 32.000 phụ nữ được đặt tên là Zhaodi.
“Văn hóa thị tộc đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Nó nhấn mạnh các đặc điểm của gia đình bên nội và duy trì sức mạnh ràng buộc của văn hóa thị tộc thông qua một loạt các chuẩn mực xã hội và sự sắp xếp thể chế,” bài nghiên cứu nêu rõ.
“Sự ưa thích của cha mẹ đối với con trai đặc biệt rõ rệt ở những khu vực có truyền thống dòng tộc mạnh mẽ, nơi chỉ có đàn ông được cho là có khả năng nối dõi tông đường, tham gia các nghi lễ cụ thể và được ghi vào gia phả. Văn hóa này càng phát triển thì cha mẹ họ càng có nhiều khả năng muốn sinh con trai”.
Có lẽ điều tồi tệ nhất trong việc đặt tên con gái, với cái tên sẽ mãi nhắc nhở nó rằng cha mẹ “chỉ muốn có con trai”. Theo nghiên cứu, tên gọi của đứa bé sẽ trở thành yếu tố nhận dạng xã hội và có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của nó.
“Có thể (những phụ nữ tên Zhaodi) đã liên tục nghe thấy gia đình họ bày tỏ mong muốn có con trai từ khi họ còn nhỏ cho đến khi trưởng thành”, ông Ren Xiaopeng nói. “Việc liên tục củng cố ý tưởng này có thể khiến những phụ nữ trẻ như vậy cảm thấy khó chịu”.
Trở lại câu chuyện của cô Fang. Từ lớp năm, và từ sâu thẳm trong tim, cô chưa bao giờ ngừng nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể đổi tên. Cha cô cho biết ông ấy nghe được từ người trưởng thôn rằng người đàn ông đó thậm chí còn không thể đổi tên cháu trai của mình. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ bỏ cuộc.
Sau khi vào đại học và đọc trên mạng về một người đã cố gắng đổi tên, cô quyết định tự mình thử sức. Lúc đó cô đã 18 tuổi, nghĩa là đủ lớn để tự lập. Trong kỳ nghỉ hè sau năm đầu tiên ở trường đại học, cô đã mang những bằng chứng tìm được trên mạng về đồn cảnh sát ở quê nhà. Người đàn ông mà cô đã nói chuyện, cảnh báo cô rằng: việc đổi tên sẽ khó khăn như thế nào, sẽ ảnh hưởng đến bằng tốt nghiệp đại học và việc đó sẽ phải trải qua nhiều cấp quan liêu như thế nào để xác minh. Ông ta lại nói với cô về một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mà ông ấy đang đọc có cùng tên Zhaodi, và nói với cô rằng đó là một cái tên hay. Ông ta đã không hiểu được các tác động tâm lý đối với cô Fang, người đang bị nhắc nhở mỗi ngày rằng cha mẹ của mình muốn có một đứa con trai, không phải là cô.
Trong những tháng năm sau đó, cô vẫn tiếp tục nỗ lực tìm cách đổi tên của mình. Sau khi tốt nghiệp, cô đến Hàng Châu làm việc. Cái tên “Zhaodi” đã luôn đi theo cô, như một thương hiệu, luôn nhắc nhở bản thân và những người khác rằng: dòng tộc của cô gái này nhất định phải ưu ái con trai hơn con gái.
Khi phải đăng ký để chuyển hộ khẩu đến Hàng Châu, cô lại tìm cách đổi tên, và được thông báo rằng những người muốn đổi tên chỉ có thể làm như vậy “nếu họ đáp ứng các điều kiện bắt buộc”. Từ đó, cô tiếp tục bị từ chối hồ sơ. Viên chức phụ trách đơn đăng ký của cô ở đồn cảnh sát Hàng Châu cho rằng “cần phải có bằng chứng trong những trường hợp liên quan đến tổn hại về mặt tinh thần và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý”.
Khi cô có được cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, thì ông ta lại nhìn cô chằm chằm qua cặp kính gọng vàng và hỏi: “Cô không nghĩ mình đang làm ầm ĩ lên chuyện chẳng có gì cả?”.
Cô vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục trên mạng để tìm thông tin, liên tục gọi đến đường dây nóng của thị trưởng và văn phòng công an, thậm chí còn viết thư, gửi chúng đi khắp nơi. Cuối cùng, cô đã nhận được cuộc gọi từ văn phòng công an địa phương nói rằng cảnh sát trưởng muốn gặp cô.
Từ đó, phải mất thêm ba tháng, từ 40 đến 50 cuộc điện thoại và hàng chục cuộc gặp gỡ, đến ngày 22 tháng 7 năm 2018 khi cô được 25 tuổi, cuối cùng cô cũng có được tên mới của mình: Qian.
Qian. Tên mới của cô.
Ký tự này mang hàm ý không phải vẻ đẹp, mà còn là sức sống và tượng trưng cho hòa bình và thiên nhiên, giống như cuộc sống mà cô hy vọng hướng tới.
“Khi bà nội mất, tôi không trách bà. Tôi có thể hiểu những hạn chế trong suy nghĩ của một bà già mù chữ ở vùng nông thôn, và không cần thiết phải tiếp tục oán giận vì nó đã xảy ra rồi”, cô nói.
“Điều tôi đang nghĩ bây giờ là sau này tôi không thể đối xử với con mình như vậy nữa và tôi hy vọng có thể giúp đỡ những cô gái đã từng trải qua những trải nghiệm tương tự như tôi”.
Người Đà Lạt Xưa
April 6, 2024
Süleymanpaşa eskort ,