Thursday, November 21, 2024
HomeNEWSVụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam đang chơi bài gì với Đức?

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam đang chơi bài gì với Đức?

Blog VOA

Ông Nguyễn Phú Trọng đang chơi ngón bài gì với Nhà nước Đức xung quanh vụ “xét xử Trịnh Xuân Thanh” và “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”? Liệu người Đức có thể tin vào những lời hứa hẹn hoặc cam kết (nếu có) của ông Trọng, trong khi vẫn còn tồn kho quá nhiều bài học chính thể Việt Nam nuốt lời với quốc tế?

Hiếm muộn kết quả đàm phán

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến tháng Giêng năm 2018 – thời gian mà Tổng bí thư Trọng đã xác quyết sẽ đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa để “làm thịt”. Lịch xử có vẻ được cố định khi mới đây theo trang Thoibao.de ở Đức, bà Schlagenhauf – luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh – cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018.

Trong bối cảnh ông Trọng dường như không e ngại đưa Trịnh Xuân Thanh ra xử bất chấp phản ứng từ phía Đức hay bất chấp việc ông Trọng có thể đã có một vài cam kết gì đó với Berlin, một thực tế trần trụi là các cuộc đàm phán Đức – Việt về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” – kéo dài suốt từ tháng Tám năm 2017 đến nay – vẫn chỉ đạt được rất ít kết quả.

Kết quả đàm phán quá hiếm muộn như thế đã khiến nảy sinh một loạt kết quả khác mà Hà Nội không hề mong muốn: vào tháng 11/2017, một sự kiện trao đổi chuyên môn giữa Đức với Việt Nam về thông tin, biện pháp phòng thủ đối với các loại vũ khí nguyên tử, sinh học, hóa học (ABC-Abwehr) dự kiến diễn ra ở Đức đã bị hủy bỏ với lý do từ phía Việt Nam là phái đoàn Việt Nam bị chậm trễ trong việc xin visa nhập cảnh vào Đức, nhưng lý do thực chất hơn nhiều là một hậu quả trực tiếp từ biện pháp của Đức hủy bỏ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.

Cũng theo Thoibao.de, kể từ khi Chính phủ Đức tạm thời đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 9/2017, nhiều cuộc thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục bị hủy bỏ với những ngôn từ rất ngoại giao như “chậm trễ, chờ xác minh…”. Thống đốc một bang lớn của Đức cho biết: “Chúng tôi nhận được thông báo từ Chính phủ Liên bang, tạm thời dừng tất cả các chương trình mới với Việt Nam, nên chuyến đi vào tháng 12.2017 tới TP.HCM để gặp gỡ Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, thăm Ngôi nhà Đức và tìm hiểu cơ hội đầu tư ở một số tỉnh của Việt Nam bị hủy bỏ”.

Trong cuộc gặp với một doanh nghiệp lớn của người Việt tại Đức, chuyên tư vấn đầu tư tại Việt Nam trần tình: “Các doanh nghiệp Đức khi bắt đầu dự án đầu tư về Việt Nam thường thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), để họ xét duyệt và cấp khoản tín dụng cho việc thực hiện bước đầu của dự án, nhưng giờ đây quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin. Ngân hàng cũng dừng cấp tín dụng đầu tư mới ở Việt Nam, các dự án đã được chuẩn bị từ lâu giờ đây không thể triển khai, thiệt hại rất lớn”…

Chỉ trả Thanh sau khi xử?

Có lẽ một kết quả hiếm hoi đạt được trong quá trình đàm phán Đức – Việt là Việt Nam “phá lệ” khi cho đại diện Đức tham dự phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh.

Vào ngày 16.12.2017, Thoibao.de đã cho biết theo nguồn tin từ Quốc hội Đức, một vị nghị sĩ của đảng cầm quyền Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) sẽ sang Việt Nam vào đầu tháng 1.2018 trong dịp mở phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, và một nữ nghị sĩ của Đảng Cánh tả (Die Linke) cũng đang cân nhắc cùng đi.

Cần nhắc lại, yêu cầu để đại diện Đức dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh là một trong những điều kiện mà phía Đức nêu ra trong các cuộc đàm phán song phương Đức – Việt từ tháng Tám năm 2017 đến nay. Tuy nhiên cho đến tháng Mười năm 2017, vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam chấp nhận yêu cầu này.

Chỉ đến ngày 25/11/2017, trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, Tổng bí thư Trọng đã bất ngờ thông báo công khai đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa vào tháng Giêng năm 2018. Dường như vào lúc đó, ông Trọng đã nắm được một ý tứ nào đó từ phía Đức, rằng người Đức sẽ không phản ứng đối với quyết định của ông, trên cơ sở người Đức đã có thể tạm hài lòng với những lời hứa hẹn (nếu có) của ông.

Vừa khai thác triệt để Trịnh Xuân Thanh nhằm “xử lý nội bộ”, vừa cù cưa, câu kéo vụ Trịnh Xuân Thanh để vận động châu Âu sớm thông qua EVFTA có thể đang là chiến thuật được Tổng bí thư Trọng tâm đắc.

Nếu có thể so sánh, cần chú ý rằng từ trước đến nay chính quyền Việt Nam hầu như không chấp nhận cho đại diện của Hoa Kỳ và Phái đoàn Liên minh châu Âu tham dự và quan sát những phiên tòa Việt Nam xử án người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền. Trước đây, một số nghị sĩ Đức đã bị Việt Nam từ chối cho tham dự phiên tòa xử blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Gần đây nhất, Việt Nam đã từ chối yêu cầu của Phái đoàn Liên minh châu Âu tham dự phiên tòa xử blogger nhân quyền Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một khả năng đang dần lộ rõ là nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội các nước châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), Tổng bí thư Trọng đã tìm cách “cam kết” với Đức, mà cụ thể ngay trước mắt là đồng ý để Đức cử đại diện tham dự phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh như một biểu hiện của “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Theo đó, có khả năng Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức sau khi xử án Thanh và sau khi Thanh làm nhân chứng trong vụ xử Đinh La Thăng. Khả năng này ngày càng có cơ sở, song trùng với một khả năng khác là Trịnh Xuân Thanh có thể đã “khai sạch” trong trại giam, có thể đã được cho đối chứng với Đinh La Thăng và nhiều nhân vật khác, và trong thực tế Thanh sắp hết “giá trị sử dụng”.

Vừa khai thác triệt để Trịnh Xuân Thanh nhằm “xử lý nội bộ”, vừa cù cưa, câu kéo vụ Trịnh Xuân Thanh để vận động châu Âu sớm thông qua EVFTA có thể đang là chiến thuật được Tổng bí thư Trọng tâm đắc.

Câu hỏi còn lại là nếu có hứa hẹn với Đức, liệu ông Trọng có giữ lời, trong khi còn quá nhiều bài học Việt Nam nuốt lời với quốc tế?

Tình trạng phía Đức vẫn căng thẳng với Việt Nam cho thấy đàm phán Đức- Việt về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” còn kéo dài và sẽ tác động mạnh đến việc kéo dài xem xét EVFTA tại Quốc hội Liên minh châu Âu.

Còn thái độ của Quốc hội Liên minh châu Âu thì thế nào?

Cứng rắn hơn hẳn

Chưa đầy nửa tháng sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam vào ngày 1/12/2017 tại Hà Nội, Quốc hội châu Âu đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên với EVFTA và đặt giới chóp bu Việt Nam vào thế ngày càng khó mơ tưởng đến hiệp định này.

Ngày 14/12/2017 – có thể xem là thời điểm ngay sau khi kết thúc Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam với kết quả tồi tệ, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, được thông qua bởi đa số các nghị sĩ trong phiên họp toàn thể nghị viện ở thành phố Strasbourg, lên án chính phủ Việt Nam về các hành động đàn áp tự do thông tin, và yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho toàn bộ các nhà báo công dân. Nghị quyết này cho rằng những hành động sách nhiễu về thể xác và tâm lý cũng như các biện pháp giám sát ngang nhiên và sách nhiễu các luật sư, người thân và người chủ công ty của các bloggers đã vẽ lên một bức tranh đáng lên án ở Việt Nam…

Đáng chú ý, văn bản của Quốc hội EU thể hiện bằng hình thức “nghị quyết khẩn cấp”, tức ở cấp độ quan trọng về quyết tâm cho những yêu cầu và đòi hỏi đối với chính quyền Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Quốc hội EU ban hành nghị quyết về nhân quyền Việt Nam.

Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu đã tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Khác với bản nghị quyết gần nhất về nhân quyền cũng của tổ chức này vào năm 2009 được coi là khá mềm mỏng, bản nghị quyết năm 2016 được một số nhà đấu tranh đánh giá có tính cách như một bản cáo trạng, lời lẽ đanh thép và đề cập đến hầu hết các vấn nạn nhân quyền bị xâm hại ở Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…, và về nhiều người bất đồng bị chính quyền bắt giam.

Cũng từ tháng 6/2016, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy người Mỹ tập trung “đối tác quân sự” với Việt Nam trên căn bản vấn đề Biển Đông, còn nhân quyền được Mỹ “chuyển giao” cho nghị viện châu Âu để tiến hành thường xuyên những cuộc đối thoại nhân quyền với chính quyền Việt Nam, và hơn thế nữa là hỗ trợ Xã hội dân sự ở Việt Nam.

Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị “ăn hiếp” bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.

Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

EVFTA, mặc dù đã được hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng còn phải trải qua thủ tục ký và bỏ phiếu, phê chuẩn ở nghị viện các nước châu Âu. Có đến 27 nước như vậy, mà chỉ cần một nước không đồng ý thì EVFTA coi như không thành và Việt Nam cũng “mất cả chì lẫn chài”.

Ngay trước mắt, Đức là nước đang có nhiều lý do đủ thuyết phục nhất để bỏ phiếu phủ quyết đối với EVFTA.

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

RELATED ARTICLES

16 COMMENTS

  1. Howdy! Do you know if they make any plugins
    to help with SEO? I’m trying to get my blog to rank for some
    targeted keywords but I’m not seeing very good results. If you know of any please share.
    Appreciate it! I saw similar blog here: Bij nl

  2. Ecologically, the Driftless Space’s flora and fauna are more intently related to those of the nice Lakes region and New England than these of the broader Midwest and central Plains regions.
    The Higher Midwest and Nice Lakes area of North America was
    repeatedly lined by advancing and retreating glaciers throughout this period.

  3. 移籍騒動の質問を回避か”.名詞はそのまま取り込まれたが、動詞、形容詞は朝鮮語の活用体系に合わせるため、-하다/hada/を付けて取り込まれた。 カフェイン含有量が通常のコーヒー豆の2倍であることから『世界最強のコーヒー』の異名を持つといわれている。地域のうち「自由」とみなされたのは86、「部分的に自由」は59、「自由ではない」は50で、「自由度が前進した」と評価されたのは43、「後退した」と評価されたのは72となり、同団体は「世界の自由は10年連続で悪化した」と指摘。

  4. BIGが正式名称だが、区別のためにtoto BIG(トト
    ビッグ)と呼ばれることもある。 サブタイトルの命名権を大王製紙が購入したため、このタイトルとなっている。 また、鶴見区シンボルマークは1991年(平成3年)2月14日制定。 これらのくじは2022年10月14日に締め切られ、2023年5月下旬の優勝チーム決定後に確定するため、日本のくじ史上締め切りから結果発表まで最も長い期間がかかるものとなる。以後2009年3月21日・ バスケットボールの場合、選択肢は、3点差以下でのホームチーム勝利、4~6点差、7~9点差、10~14点差、15~19点差、20~24点差、25~29点差、30点差以上、またアウェイ側も同様の選択肢があり、計16通りとなる。

  5. “【報ステ全文】ラスト大谷、ダルビッシュ秘話、源田の負傷…粘土版の文章のほとんどが表や目録であり、散文や神話や詩等は残っていない。 2009年にはジュニアオールブラックスが復帰したがオーストラリアA代表は不参加の5カ国で行われた。 2008年には、ジュニアオールブラックスに代わってニュージーランドマオリが参加した。 IRB. 2011年8月10日時点のオリジナルよりアーカイブ。 2014年12月18日時点のオリジナルよりアーカイブ。読みやすい句読点や改行の使い方については別記事でも詳しく解説していますので、よろしければあわせてどうぞ。朝鮮語とは語順や文法構造で類似点が非常に多い。日本エスペラント協会が協力(言語監修)しており、エスペラントをベースにした「ユリアーモ」という異世界語を学ぶという内容になっている。日本銀行函館支店.

  6. 大上三丁目の北側に町区域が僅かに存在するが、住所としては使用されていない。上野動物園のジャイアントパンダ、シンシンが赤ちゃんを2頭出産した。現在は事実上常設化している。 「発射塔 古典現代語訳絶対反対」(読売新聞夕刊コラム 1960年7月6日 – 10月26日号のうちの8月31日号)。 また、映像エンジンも16bit演算を行う「フルハイビジョンPEAKSドライバー」を搭載するなどで、「奥行き感を超え、空気感を表現する」という。 10月の回覧学芸冊子『曼荼羅』創刊号に掲載予定だった随筆)。

  7. 当停留場は壬生川通沿いにある四条大宮2号踏切に隣接していたが、駅の遺構は残っていない。壬生駅(みぶえき)は、京都府京都市中京区壬生賀陽御所町にあった京福電気鉄道嵐山本線の停留場である。壬生駅(みぶえき)は、栃木県下都賀郡壬生町駅東町にある東武鉄道宇都宮線の駅である。今尾恵介(監修)『日本鉄道旅行地図帳』 9 関西2、新潮社、2009年、40頁。

  8. 東急バス (2024年3月11日). 2024年3月16日閲覧。 この主体となったのは硬直した組織の活動に飽き足らないゲリラ集団であり、東京では傍流であったマセキ芸能社の意欲的な活動や三遊亭円丈の「新作落語」ムーブメントは見過ごせない。 “男女共同参画に関する国際的な指数”.意味や使い方”.無用なトラブルに巻き込まれないようにするためにも、注意点をしっかりと理解して交通事故の治療を受けましょう。 しかし、注意点がいくつかあります。注意点も解説!交通事故で整骨院へ医師の許可なしで通院できる?

  9. 舞台劇、映画劇、放送劇などが届けられた。 こう言った経緯などから放送劇団員は声優という呼称を酷く嫌い、自らを俳優と称する者も少なくない。 “声優の潘めぐみさん&サンライズの谷口プロデューサーが生登場!声優(せいゆう)もしくはVoice Acting(ボイス・アクティング)または声の出演(こえのしゅつえん)もしくはCharacter Voice(キャラクター・

  10. 唐末に安南都護府の支配は形骸化し、さらに紅河が当時の海上交易網から外れていったため、その重要性は一時低下した。昭和3年に国幣小社に昇格した。 1935年(昭和10年) 10歳。
    1933年(昭和8年) 8歳。 1934年(昭和9年) 9歳。同月頃に学校の「旅順池」の渡りっこで氷が割れ1人だけ池に落下し号泣。 12月24日に学校正堂で皇太子殿下御降誕奉祝式。 7月5日さらに2厘引下げ。 6月5日に東郷平八郎元帥国葬のため英国大使館向い側に整列して葬送。

  11. 日本ALS協会.日本作業療法士協会. “美容家の佐伯チズさん死去 76歳、3月にALS公表”.
    朝日新聞デジタル. 2018年3月10日閲覧。 20 November 2019.
    2019年11月20日閲覧。 「アメリカ野球雑学概論」『週刊ベースボール』2009年4月20日号、ベースボール・
    ベースボール・クラシックの日本代表に選出された。

  12. 中島岳志 (2022年8月1日). “<論壇時評>安倍元首相銃撃事件 ○○○○容疑者の生きづらさ”.

    2022年7月13日閲覧。吉川雄飛、林みづき (2022年7月13日).
    “安倍氏殺害今春決意か 容疑者、旧統一教会友好団体への演説動画視聴”.村上佑介が現役引退、契約満了等により古部健太(山形へ移籍)、三浦雄也(現役引退)、ミゲル・

  13. SPが世紀末な4人組だったり、自身の経営するプールに全裸で現れたりするなどの奇行も見受けられるが、それ以外は他の拳士達に比べ、比較的常識人である。 19世紀末にはトリビシ・ 2010年11月16日 JASRAC ラジオの前の皆さんにも音楽著作権を知ってほしい。上記の要素に関連して、いわゆる西洋音楽の世界では、一般に音楽はリズム、メロディー、ハーモニーの三要素からなる、と考えられている。塙保己一は、撚糸である縄や結縄の発祥を日本列島から出土する土器や房総半島飯岡の網小屋に遺る有結網に捜し求めた研究成果を群書類従に編纂した。

  14. 主要生産地として青森県南部町が挙げられる。 2014年9月、長崎市東部の戸石町に専用練習場「V・加えて2010年以降製造のモデルからは側面の「ビデオ入力3(或いはビデオ入力4)」端子、及び後面の「モニター出力」と「ビデオ入力1」端子からS2/S1入出力端子が撤去されコンポジット映像端子のみに(S2/S1入力は「ビデオ2」端子のみ、D4映像入力はビデオ1と兼用で、コンポジット映像との同時接続時はD4映像優先)、さらに電話回線端子も廃止されLAN端子のみになった。

  15. 」および『高麗史』巻二十九 世家二十九 忠烈王二
    忠烈王六年 (八月)乙未(二十六日)の条「王以七事請、一以我軍鎮戌耽羅者、補東征之師、二減麗漢軍、使闍里帖木兒、益發蒙軍以進、三勿加洪茶丘職任、待其成功賞之、且令闍里帖木兒與臣、管征東省事、四少國軍官、皆賜陴面、五漢地濱海之人、幷充梢工水手、六遣按察使、廉問百姓疾苦、七臣躬至合浦、閲送軍馬、帝曰、已領所奏。

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular