Nhà sản xuất ô tô điện của Việt Nam, VinFast, được niêm yết trên Nasdaq vào ngày 15/8 sau khi hoàn tất thương vụ sáp nhập với Black Spade Acquisition và VinFast được định giá là 23 tỷ USD. Nasdaq là sàn giao dịch tập trung vào các hãng công nghệ.
Theo quan sát của VOA qua hai trang msn.com và Yahoo finance, ở thời điểm 12h trưa 15/8, giờ New York, cổ phiếu của VinFast với mã VFS tăng 210%, tức hơn gấp ba, từ mức giá hơn 10 đô la/cổ phiếu trước khi thị trường mở cửa lên hơn 32 đô la/cổ phiếu.
VinFast cho biết trong một tuyên bố chung với Black Spade Acquisition, một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) được niêm yết tại Mỹ, rằng họ hoàn tất việc hợp nhất hôm 14/8, theo đó Black Spade trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của VinFast và dự kiến sẽ hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán NYSE ở New York.
SPAC là các công ty vỏ bọc huy động vốn trong một đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và sử dụng tiền mặt để hợp nhất với một công ty tư nhân nhằm niêm yết công khai, thường là trong vòng 2 năm.
Trong tuyên bố chung với Black Spade, VinFast, một công ty thành viên của tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup, nói rằng họ bắt đầu giao dịch vào ngày 15/8.
Còn Nasdaq cho hay trong một tuyên bố ngắn gọn trên trang web chính thức rằng “nhà sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam” được vinh danh trên một tấm pano trên Quảng trường Thời đại ở New York nhân dịp được niêm yết ở Mỹ. Trong video đăng kèm tuyên bố, Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy, đã phát biểu và rung chuông mở màn phiên giao dịch tại sàn vào sáng ngày 15/8.
Công ty niêm yết sau hợp nhất là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ô tô VinFast. Theo tuyên bố chung, cổ phiếu và chứng quyền của công ty này được giao dịch trên Nasdaq có các mã chứng khoán lần lượt là VFS và VFSWW.
Theo hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ hồi tháng 6, VinFast được định giá là 23 tỷ USD trong thỏa thuận sáp nhập. Theo thỏa thuận, các cổ đông hiện hữu của VinFast – bao gồm tập đoàn mẹ Vingroup và tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng – nắm giữ 99% cổ phần trong công ty.
“Trở thành một công ty được niêm yết tại Mỹ là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển toàn cầu của VinFast”, CEO Thu Thủy, nói trong tuyên bố chung.
Còn ông Dennis Tam, chủ tịch kiêm đồng giám đốc điều hành của Black Spade, nói trong tuyên bố này rằng “việc niêm yết trên Nasdaq sẽ tăng cường khả năng tiếp cận toàn cầu của VinFast bằng cách tạo điều kiện tiếp cận rộng rãi hơn”.
VinFast, được thành lập vào năm 2017 và bắt đầu sản xuất ô tô từ năm 2019, đang mở rộng thị trường sang Mỹ với tham vọng cạnh tranh với các hãng xe danh tiếng như Tesla của Hoa Kỳ hay BYD của Trung Quốc.
Để so sánh, một ô tô 4 chỗ ngồi VF8 của VinFast có giá từ 46.000 USD trong khi chiếc xe tương tự của Tesla Model Y có giá từ hơn 47.700 USD.
Xe ô tô của Telsa đủ điều kiện để nhận khoản hoàn thuế liên bang một phần trị giá 7.500 USD tại Mỹ trong khi xe của VinFast hiện không đủ điều kiện này vì không được sản xuất ở Mỹ.
Để cạnh tranh với các thương hiệu tại thị trường Mỹ, VinFast đang xây dựng nhà máy ở North Carolina. Hãng ô tô khởi nghiệp của Việt Nam cho hay nhà máy của họ ở Mỹ được thiết kế để sản xuất ra 150.000 xe mỗi năm trong giai đoạn đầu.
Nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025, muộn hơn một năm so với mục tiêu ban đầu đề ra.
Bình luận về sự kiện VinFast, được niêm yết trên Nasdaq vào ngày 15/8 :
“Vượng Vin chưa lừa được dân Mỹ, nhưng đã lừa được dân Việt. Cổ phiếu VIC của Vingroup tiếp tục lập đỉnh mới trong năm nay, tăng lên 72.400 đồng/cổ phiếu. Chỉ qua 1 tháng, VIC đã tăng giá gần 43% do thông tin Vinfast được niêm yết trên thị trường Mỹ.” LS Nguyễn Văn Đài.
Nói một cách đơn giản, ngắn gọn thì như thế này…
Vin không thể IPO bằng con đường chính ngạch (phải có bên thứ 3 độc lập định giá, phải có Uỷ ban chứng khoán Mỹ xét duyệt)… nên tìm cách đi bằng cửa sau
Một trong những cty giữ chìa khoá cửa sau đó là BSAQ, cổ phiếu cty này đã nằm trên sàn Nasdaq một thời gian chờ những doanh nghiệp như Vin đến để ăn nằm chung. Vin chỉ cần sáp nhập với cty này, biến cổ phiếu BSAQ thành cổ phiếu của Vin thì Vin sẽ được lên sàn Nasdaq
Giá trị của BSAQ trước khi sáp nhập tính theo giá ảo (vì chẳng ai mua cổ phiếu) trên sàn Nasdaq là $200 triệu.
Với một doanh nghiệp được cho là lớn nhất VN như Vin, việc sáp nhập với một công ty đang cần những doanh nghiệp đi cửa sau như Vin, có giá ảo $200 triệu là việc vô cùng đơn giản. Vậy thì bảo rằng đội ngũ tài chính của Vin giỏi là giỏi cái gì ? Giỏi tìm ra BSAQ hay giỏi deal giá khi sáp nhập ? Phải chỉ ra được cụ thể là giỏi cái gì, ở thao tác nào…
Bảo Vượng và bà Thuỷ là những phủ thuỷ tài chính qua cái trò mà nhiều doanh nghiệp khắp thế giới đã sử dụng bao lâu nay trên sàn Nasdaq… lại càng thêm phần hài hước
Lần đầu tiên trong lịch sử. Có hãng xe chỉ xuất được 3000 chiếc ra nước ngoài, bán được 128 chiếc, nhưng được định giá $79 tỷ.
Hơn cả Ford và Hyundai.
Nhưng không một môi giới hay phân tích viên nào ở Việt Nam dám chỉ ra vấn đề mặc dù nó ở trước mắt công khai.
Đây là một trò cười chờ sụp đổ. Ngủ.
Không có mô hình định giá nào thuyết phục nổi.
– doanh thu/lợi nhuận: âm
– thị phần: 0.001%
– lợi thế công nghệ: ?
VF không có bất cứ một cái gì để cạnh tranh.
Dùng logic chút. So với Hyundai bán 3.9 triệu chiếc mỗi năm nhưng vốn hoá chỉ bằng nửa VF?
Nhận xét của Giáo sư Hồ Quốc Tuấn chuyên khoa Tài chính thuộc đại học Bristol
“Nasdaq Global Select không hề là dễ, nên hãy công bằng, game anh chơi gì thì chơi, tương lai thế nào còn chưa biết, risk nhiều là đương nhiên cho mảng xe điện, nhưng lên được tới đây thì thiếu yếu tố giỏi là không được. ”
Nguồn : https://www.voatiengviet.com/a/vinfast-bat-dau-giao-dich-tren-san-chung-khoan-nasdaq/7225996.html