Saturday, July 27, 2024
HomeMÔI TRƯỜNGViệt Nam sẽ làm gì với gói tài trợ khí hậu 15...

Việt Nam sẽ làm gì với gói tài trợ khí hậu 15 tỷ USD từ G7?

Mỹ Hằng-BBC News Tiếng Việt

15 tháng 12 2022

Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý nhận gói ngân sách 15,5 tỷ USD từ Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp hóa (G7) để cắt giảm điện than và chuyển dần sang năng lượng sạch.

Điều này có nghĩa Việt Nam đã đạt được thỏa thuận tham gia một chương trình hợp tác mang tên Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với G7 và các nước phát triển khác.

BBC Tiếng Việt

“Hôm nay, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc vạch ra một quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đầy tham vọng nhằm mang lại an ninh năng lượng lâu dài,” Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu hôm 14/12.

Các nước phát triển sẽ hỗ trợ Việt Nam trong thỏa thuận này gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Ý, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch.

Số tiền này sẽ được giải ngân cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới.

Chỉ một phần nhỏ trong khoản ngân sách này là tài trợ cho Việt Nam, còn lại là cho vay.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam đã và sẽ làm gì để sử dụng hiệu quả số tiền này.

Các nước đã ký JETP?

Hiện nay, có ba quốc gia đã ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để nhận hỗ trợ từ G7 và các nước phát triển khác.

  • Nam Phi, ký JETP năm 2021 với gói tài trợ 10 tỷ USD
  • Indonesia ký JETP tại sự kiện G20 ở Bali tháng 11/2022, nhận 8,5 tỷ USD
  • Việt Nam ký ngày 14/12/2022, với 15,5 tỷ USD

Mục tiêu của thỏa thuận?

Với thỏa thuận này, các nước phát triển sẽ giúp Việt Nam:

  • Đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính vào năm 2030, thay vì dự kiến trước đây vào năm 2035
  • Giảm tới 30% phát thải hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn
  • Giới hạn công suất điện than tối đa ở mức 30,2 gigawatt (GW) thay vì 37 GW theo kế hoạch ban đầu
  • Cung cấp 47% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, so với kế hoạch dự kiến hiện tại chỉ tăng 36%

Vì sao có số tiền này?

Việt Nam, nằm trong số 20 quốc gia sử dụng than hàng đầu thế giới, ban đầu dự kiến ký kết JETP với G7 tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu COP27 vào tháng 11, nhưng các bên không tìm được tiếng nói chung.

Việt Nam khi đó muốn số tiền tài trợ tăng lên và có được nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc giải ngân.

Để thuyết phục Việt Nam ký cam kết, dưới áp lực ngày càng tăng về việc các nước giàu phải giúp các nước nghèo cắt giảm khí thải, các nhà đàm phán phương Tây do EU và Anh dẫn đầu đã nhiều lần tăng số tiền tài trợ cho Hà Nội.

Khoản tài trợ ban đầu được G7 đưa ra chỉ 2 tỷ USD, sau đó tăng lên hơn 8 tỷ USD, nay Hà Nội đồng ý ký với số tiền lên tới 15,5 tỷ USD.

Một số vụ việc quốc tế quan ngại trước thỏa thuận?

Trước khi ký thỏa thuận JETP, Việt Nam đã:

‘Anh hùng khí hậu” Ngụy Thụy Khanh hiện đang thụ án tù 2 năm
GOLDMANPRIZE.ORG
  • Việt Nam đã bỏ tù bốn nhà hoạt động môi trường, trong đó có anh hùng khí hậu Nguỵ Thị Khanh – người nhiều năm qua đã tích cực vận động để Việt Nam bỏ dần điện than, chuyển sang năng lượng sạch.
  • Ngành điện lực Việt Nam – do nhà nước độc quyền – đã ngưng mua điện mặt trời từ nhà máy Trung Nam – Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận khiến tập đoàn Trung Nam đứng trước nguy cơ phá sản
  • Việt Nam hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về điện than trong số các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong. Nhiều nhà máy điện than đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là do Trung Quốc đầu tư
  • Một số tổ chức NGO hoạt động tích cực trong lĩnh vực môi trường đã và sẽ sớm phải đóng cửa như CHANGE của bà Hoàng Minh Hồng – Một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 theo bình chọn của Forbe, hay Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN.

Việt Nam có thể làm gì để cải thiện tình hình?

Trao đổi với BBC hồi tháng 11/2022, trước khi Việt Nam ký JETP, bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor đề xuất các việc Việt Nam có thể làm ngay từ bây giờ để thực sự tham gia vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch:

  • Theo đuổi nhiều phương thức hơn để giảm sự căng thẳng về nhu cầu năng lượng trong tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như đầu tư cho các nguồn năng lượng tái tạo
  • Cải thiện lưới điện quốc gia
  • Đảm bảo nguồn vốn cho năng lượng tái tạo, v.v.
  • Chính thức hóa việc loại bỏ dần điện than và năng lượng hóa thạch bằng các chính sách
  • duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao nhất để củng cố và đạt được các cam kết của mình”.

    Chụp lại hình ảnh,
    Bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor

 

Bà Flora Champenois nhấn mạnh: “Việc đáp ứng các cam kết sẽ không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được.

“Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với mặt trời và nguồn gió ổn định trên bờ. Với việc lập kế hoạch cẩn thận, cũng như sự tham gia của các bên liên quan trong nước và quốc tế, Việt Nam có thể trở thành nước dẫn đầu và dần dần xóa bỏ than khỏi lưới điện trong khi vẫn tiếp tục phát triển.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-63953507

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular