Phiên giao dịch thứ 4 bắt đầu với cú “giật mình” kịp thời khi pre-market, giá VFS đã giảm theo kiểu “đâm đầu xuống đất” khi giá giảm đột ngột từ $19.78 xuống $11.87 chỉ 5′ trước giờ mở cửa. Với 2 cú đẩy giá liên tiếp với khối lượng giao dịch lớn nhất trong ngày, VFS kịp thời trở lại mức $16.08 ngay sau giờ bắt đầu khiến cho VFS mất $4/share sau giờ mở cửa so với phiên trước đó. Giá trong ngày dao động khá mạnh từ $13 đến $18 sau hai cú kích gần như liên tiếp để đẩy giá ra xa cột mốc số $10.
Tại đây, ý đồ của ông Vượng có vẻ như hiện ra khá rỏ. Dường như ý đồ thổi giá lên hơn $37/share, trong phiên giao dịch đầu tiên, là không phải để tự sướng. Ông ta muốn làm như vậy để cho các nhà đầu tư thấy rằng: khả năng tạo ra đà “tâm lý hứng khởi” của VFS là rất cao, và ngay sau đó rút về phòng thủ tại cột mốc $25, ý muốn mời gọi các nhà đầu tư, khoảng cách giữa $37 – $25 đều là các điểm vào hợp lý. Thất thủ quá nhanh tại cột mốc $25 khiến ông ta trở nên vừa thận trọng, vừa khinh xuất. Sự thận trọng thể hiện ở chổ, có vẻ như ông ta đã từ bỏ các tham vọng trên cao mà quay trở lại mặt đất với cột mốc số $10. Sự thay đổi này khiến ông Vượng tỏ ra bớt thận trọng hơn khi nghĩ rằng khoảng dung sai đầu phiên $20 – $10 là quá an toàn để có thể bận tâm. Một cú “cắm đầu” pre- market đã khiến ông ta giật mình. Market đã đóng lại với sự thận trọng tối đa của ông ta và kết thúc ở mức $15.32/share mà không có đột biến giảm/tăng nào vào những giây cuối cùng như những phiên trước. Với kết quả đó, thị trường ghi nhận: VFS mất $4.68/share, tương đương 23.40%.
Cột mốc số 10, tuyến phòng thủ mặt đất, chắc chắn sẽ là tuyến phòng thủ sinh tử, và nếu như nó bị chọc thủng, VFS sẽ chính thức “đi vào lòng đất”, và nếu, cột mốc số 5 tiếp tục thất thủ, bóng đêm sẽ bao trùm và tương lai VFS sẽ đi về đâu?
Có lẽ, điều quan trọng mà ông Vượng cần hiểu: để tạo đà hưng phấn tâm lý bền vững, thủ thuật là chưa đủ, thực chất mới là căn bản.