Sunday, September 15, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmVề thành phần thứ ba ở hải ngoại

Về thành phần thứ ba ở hải ngoại

Tien Cuong Nguyen

Trong cuộc chiến Quốc-Cộng dài 21 năm ở Việt Nam, có sự hiện diện của một thành phần chính trị ngoài quốc gia và cộng sản được gọi là thành phần thứ ba. Khởi thủy, cụm từ thành phần thứ ba lần đầu tiên được nhà báo Jean-Claude Pomonti gọi để chỉ nhóm 18 chính khách họp ở khách sạn Caravelle, thành lập năm 1960 (1) – vừa chống cộng, vừa chống lại những chính sách bất cập của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, thành phần thứ ba này giải tán. Sau đó xuất hiện trở lại vào năm 1969 khi chiến cuộc miền Nam trở nên dữ dội với cường độ giao tranh ngày càng ác liệt giữa quân độiVNCH và lực lượng quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN được cộng sản Bắc Việt trang bị, tiếp liệu, điều khiển.

Tuy nhiên, đại diện cho thành phần thứ ba lần này không còn là các chính khách tiêu biểu được người dân miền Nam kính trọng như các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên…mà gồm một số trí thức, sinh viên bị cộng sản giật dây như bà luật sư Ngô Bá Thành (tên thật là Phạm Thị Thanh Vân), ni sư Huỳnh Liên, nhà báo Lý Chánh Trung, dân biểu – nhà báo, chủ nhiệm tờ Tin Sáng – Ngô Công Đức, các sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê  Hiếu Đằng…

Mục đích của thành phần thứ ba này hoàn toàn không hề chống cộng mà chỉ nhằm phá rối, chống chính quyền VNCH, gây bất ổn, xáo trộn cho xã hội, chính trường miền Nam, làm suy yếu tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH. Nói cho rõ hơn, họ là tay sai của cộng sản, được điều khiển bởi những cán bộ cộng sản nằm trong bóng tối như Trần Bạch Đằng, Cao Đăng Chiếm…

Khi cộng sản chiếm được miền Nam, ngay sau ngày 30.04.1975 thành phần thứ ba này tự giải tán, tan biến vào không khí, không còn thấy tăm hơi. Vài khuôn mặt lãnh đạo như bà Ngô Bá Thành, ông Lý Chánh Trung, ni sư Huỳnh Liên… được bầu làm đại biểu quốc hội, được mời ra Bắc “tham quan”, viếng lăng ông Hồ Chí Minh, được giao cho một vài chức vụ hữu danh vô thực…ngồi chơi, xơi nước.

Có một điều vui vui cho thấy bản chất của những nhân vật lãnh đạo thành phần thứ ba dưới nền Đệ Nhị Cộng Hòa là bà Ngô Bá Thành, khi bị mất chiếc ghế đại biểu quốc hội khóa 9 năm 1992 đã lên án chế độ CSVN tổ chức bầu cử gian lận.

Riêng ông Ngô Công Đức sau 30.04.75 được phép tiếp tục phát hành tờ Tin Sáng, tờ báo tư nhân duy nhất ở Sài Gòn hoạt động “độc lập” dưới sự kiểm soát của chế độ CS. Khách quan mà nói, tờ Tin Sáng được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân miền Nam nhờ tin tức, bài vở có phần tự do, thông thoáng, ngôn từ sử dụng không sắt máu, nặng tính tuyên truyền như các tờ Nhân Dân, Sàigòn Giải Phóng…Tuy nhiên tờ Tin Sáng sống không thọ, đến năm 1980, theo lệnh đảng, Tin Sáng hoàn thành nhiệm vụ “tự ý đóng cửa”.

Chuyện về thành phần thứ ba trước năm 1975 tưởng đã chìm vào quên lãng. Ai ngờ nó đang được hồi sinh tại hải ngoại với sự tham gia của một số khuôn mặt từng gây ồn ào trong sinh hoạt cộng đồng NVHN như ông tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Liêm tự Triết gia còi hụ, luật sư Hoàng Duy Hùng, các cựu sĩ quan trong quân lực VNCH là Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập… cùng sự tiếp tay của một vài nhà báo, truyền thông như TV Phố Bolsa, những facebooker có lượng người theo dõi (follower) đông đảo…

Những khuôn mặt trong thành phần thứ ba như Nguyễn Hữu Liêm, Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Phương Hùng…thì người Việt hải ngoại đã quá rõ nhưng còn một số các khuôn mặt khác đang thập thò, lúc ẩn lúc hiện, chưa lộ diện hẳn qua các bài viết lúc trắng, lúc đen, phải để ý mới nhận ra.

Tương tự như thành phần thứ ba trước năm 1975 kêu gọi hòa bình, ngưng bắn, hòa hợp, hòa giải với cộng sản, thành phần này, với những bài viết trên các tờ báo online, mạng xã hội…có nội dung, lúc chỉ trích chế độ trong một chừng mực nào đó, lúc ca ngợi thành quả xây dựng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của đảng CSVN. Mục đích những bài viết này là tạo cho người đọc cảm tưởng chế độ CSVN có những sai lầm có thể chấp nhận được như các chế độ tự do, dân chủ phương tây.

Những bài viết, status của thành phần thứ ba không bao giờ nói rõvề những suy đồi trong xã hội, từ giáo dục, y tế…đến tình trạng tham nhũng, lạm quyền, trấn áp, bắt giữ, kết án người dân bất kể luật pháp của cán bộ, công an CS. Họ chỉ nói một cách chung chung, mơ hồ là chính quyền nhiều lúc, nhiều nơicòn hành xử tùy tiện, không thống nhất, không theo hiến pháp, coi thường người dân…để rồi kết luận rằng đó không phải là chủ trương của đảng mà do cán bộ thi hành.

Chỉ cần lướt qua vài tờ báo mạng hoặc vào facebook, dễ dàng tìm thấy những bài viết, những status cùa thành phần thứ ba này. Không ai phủ nhận tình hình trong nước, thực tế là bộ mặt đô thị, cuộc sống người dân có khá hơn trước (nửa thế kỷ hòa bình rồi nhưng thu nhập người VN chỉ mới ngang ngửa Philippines). Tuy nhiên, vấn đề cần nói nhất là thể chế chính trị độc đảng đàn áp khắc nghiệt, tước đoạt tự do và cả lòng yêu nước của người dân thì họ hoàn toàn im lặng.

Điểm đặc biệt của thành phần thứ ba ở hải ngoại là xuất xứ của họ, hầu hết là dân tị nạn thế hệ thứ nhất, là những người từng sống dưới chế độ VNCH, hiểu rõ VNCH hơn những lớp du học sinh sau này. Việc họ cam tâm làm dư luận viên cho chế độ Hà Nội hẳn phải có lý do nào khác. Một số rất ít thuộc thế hệ 1,5 hoặc thứ 2 – số này rất thiếu hiểu biết về chế độ VNCH trước năm 1975 nên dễ dàng a dua, bị xỏ mũi, định hướng suy nghĩ.

Thành phần thứ ba tại hải ngoại thường không chính thức liên kết, bắt tay với nhau để tạo thành một phong trào như dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa mà chỉ ngấm ngầm ủng hộ, khuyến khích, bênh vực, che chở cho nhau nên ảnh hưởng, tác động vào cộng đồng NVHN không nhiều nhưng không phải là không nguy hiểm.

Trong thời gian tới, thành phần thứ ba ở hải ngoại có thể gia tăng hoạt động khi tình hình chính trị, kinh tế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng. Thiếu hụt ngoại tệ, đồng tiền mất giá, tranh giành quyền lực, đấu đá, thanh toán nhau giữa các phe phái, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng có nguy cơ sụp đổcần phải có những lời giải thích, trấn an khối NVHN hãy cứ tiếp tục du lịch, mua nhà, đầu tư, nghỉ hưu, làm từ thiện, ủng hộ, gửi tiền bạc xây dựng đất nước…

**********

RELATED ARTICLES

3 COMMENTS

  1. I agree with your point of view, your article has given me a lot of help and benefited me a lot. Thanks. Hope you continue to write such excellent articles.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular