Friday, December 27, 2024
HomeBLOGVài điều thú vị về Ngày Nhuận (Leap Day) 29 Tháng Hai,...

Vài điều thú vị về Ngày Nhuận (Leap Day) 29 Tháng Hai, của Năm Nhuận (Leap Year).

BiBi Ngo

29 tháng 2 lúc 16:42

Trong lúc thế giới sử dụng lịch Gregorian 365 ngày (thường gọi là lịch dương,) thì hành tinh này thực sự mất hơn một năm để quay quanh mặt trời. Theo nghiên cứu của NASA, trái đất mất chính xác là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây. Tổ tiên loài người đã làm tròn 365 ngày để tính trọn một năm, nhưng sự thật là khoảng sáu giờ dư ra đó vẫn tồn tại.

Vậy chuyện gì xảy ra nếu không có Leap Year?

Đài CBS Minnesota từng phỏng vấn giáo sư Ben Gold, giáo sư thiên văn học và Vật lý học của trường đại học Hamline University vào năm 2016 và ông cho biết nếu không có ngày nhuận, trong 100 năm nữa, lịch dương sẽ có 24 ngày nghỉ, và trong 700 năm, mùa hè ở Bắc bán cầu sẽ bắt đầu vào Tháng Mười Hai. Ngày thứ 366 giữ cho lịch và các mùa vụ không ảnh hưởng đến việc thu hoạch, trồng trọt và các chu kỳ khác dựa trên các mùa. 

Trang web của NASA giải thích rằng: “Ví dụ nơi bạn sinh sống, mùa Hè ấm áp là Tháng Bảy. Nếu chúng ta không bao giờ có năm nhuận, tất cả số giờ bị thiếu đó sẽ cộng lại thành ngày, tuần và thậm chí cả tháng. Cuối cùng, trong vài trăm năm nữa, Tháng Bảy sẽ là những tháng của mùa Đông lạnh giá.

Vậy tại sao Leap Year rơi vào Tháng Hai?

Đó là bởi vì tính theo lịch sử La Mã cổ đại. Giáo Sư Ben Gold nói trong cuộc phỏng vấn với CBS Minnesota: “Phần lớn là người La Mã không thực sự thích Tháng Hai cho lắm. Vào thế kỷ trước công nguyên, lịch của người La Mã chỉ dài 10 tháng. Họ tính mùa Đông chỉ là một khoảng thời gian và không chia thành các tháng. Cuối cùng, người La Mã đã thành lập tháng Giêng và tháng Hai. Tháng Hai, tháng cuối cùng, có ít ngày nhất.

Julius Caesar sau đó đã điều chỉnh lịch theo với mặt trời, giáo sư Gold giải thích, đồng thời ra sắc lệnh thêm ngày nhuận. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa giải thích đầy đủ sự khác biệt về thời gian, mãi cho đến hàng trăm năm sau.

Năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII dựa theo lịch dương mà chúng ta hiện đang sử dụng và quy định rằng tất cả các năm có thể chia cho 4 đều là năm nhuận, ngoại trừ những năm thuộc thế kỷ sẽ phải chia hết cho 400 mới được coi là năm nhuận.

Vậy người sinh ngày 29 Tháng Hai của năm nhuận gọi là gì? Họ là Leapling 

Chuyện vui về Leap Day :

Truyền thuyết kể, ở Ireland vào thế kỷ thứ 5, Thánh Bridget xót xa nói với với Thánh Patrick rằng phụ nữ không được phép cầu hôn đàn ông. Vì vậy, Thánh Patrick đã chỉ định ngày duy nhất, hiếm hoi bốn năm mới có một lần, ngày 29 Tháng Hai, là ngày mà phụ nữ được phép cầu hôn nam giới. Ở một số nơi, Leap Day được gọi là Ngày độc thân (Bachelor’s Day.)

Truyền thống này đã lan từ Irish đến Scotland và Anh, quốc gia đã thêm vào một chi tiết thú vị – nếu một người đàn ông từ chối lời cầu hôn của một người phụ nữ trong ngày đó, anh ta sẽ nợ cô ấy vài đôi găng tay chất lượng tốt, để che giấu sự thật rằng cô ấy đã không đeo nhẫn đính hôn. Tuy nhiên, theo truyền thống Hy Lạp, thì việc kết hôn vào Leap Day lại bị coi là xui xẻo, và số liệu thống kê cho thấy các cặp vợ chồng Hy Lạp tiếp tục coi trọng điều mê tín này. 

Happy Leap Day – 29 Tháng Hai, 2024.

See you again after four more years 

#LeapYear2024 #leapday2024

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular