THƯ YÊU CẦU CHÍNH PHỦ ÚC CAN THIỆP CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VÀ DÂN OAN TẠI VIỆT NAM

0
473
Xin tóm lược ý chính thư gửi cho Tiểu Ban Nhân Quyền Chính Phủ Úc:
DÂN OAN TẠI VIỆT NAM
Nạn đại dịch đang làm cuộc sống trở nên khó khăn, trong khi mọi quan tâm nhằm giảm và chặn đứng đại dịch Covid 19, những vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục leo thang tại những nơi như Việt Nam. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, quyền đất đai và những ký giả độc lập đã bị giam giữ vào nửa đầu 2020 chỉ vì họ gióng lên tiếng nói của họ. Chúng tôi, Tổ Chức VOICE Australia, Hội Luật Sư Úc Việt (VALA), Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền (HRRF), và Tổ Chức Tự Do Việt (Viet Liberty) muốn nêu vấn đề trên với Tiểu Ban Nhân Quyền về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Theo luật và hiến pháp của Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của người dân nhưng Nhà Nước quản lý. Người dân không có quyền sở hữu đất, chỉ có quyền sử dụng đất. Nhà Nước có quyền thâu lại đất bất kỳ lúc nào vì lý do quyền lợi công, an ninh quốc gia hoặc vì dự án phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật đòi hỏi cơ quan cầm quyền phải thông báo rõ ràng tới các nông dân, phải bồi thường và tái định cư. Mọi ban ngành từ tỉnh, thành, địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm về việc thu hồi đất và mức bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế, luật pháp đã không được tuân thủ vì tình trạng tham nhũng cao giữa các quan chức và nông dân bị mất đất, và bạo lực – gây thương vong trong vài trường hợp – đang được sử dụng để tống khứ người dân ra khỏi nơi họ đang sống.
VIỆC BẮT GIỮ Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Thị Tâm vào ngày 24 tháng Sáu 2020
Một trong số những trường hợp vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất tại Việt Nam là việc tịch thu đất bất hợp pháp và thiếu chương trình bồi thường và tái định cư cho nông dân. Bốn nhà hoạt động cho quyền đất, và nhân quyền kể trên đã bị bắt và bị kết vào tội vi phạm Điều 117, Bộ Luật Hình Sự 2015 “thực hiện, lưu trữ, phân phối và phát tán thông tin và tài liệu chống đối Nhà Nước CHXHCH VN”. Hiện họ không có bất kỳ đại diện và cố vấn luật pháp nào.
TẤN CÔNG VÀO LÀNG ĐỒNG TÂM và sát hại Cụ Lê Đình Kình
Ngày 10 tháng Giêng 2020, 3000 quân lính và cảnh sát đột nhập làng Đồng Tâm dẫn đến cái chết của Cụ Lê Đình Kình. Nhà cầm quyền bắt giữ 29 người với tội trạng mơ hồ “phá rối an ninh”. Tháng Sáu 2020, 25 người trong số bị kết tội cố sát, 4 người bị kết tội “chống lại nhân viên nhà nước thi hành nhiệm vụ”.
VƯỜN RAU LỘC HƯNG
Ngày 8 tháng Giêng 2019, 1000 nhân viên đủ loại thuộc cảnh sát xâm nhập, phá huỷ khoảng 200 căn hộ. Trong số này có khoảng 20 Thương Phế Binh VNCH.
CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT nông dân làng Dương Nội
Ngày 25 tháng Tư 2014, khoảng 1000 công an và dân phòng xâm nhập làng Dương Nội. Tranh chấp đất xảy ra từ 2011, vì nông dân bất đồng với bồi thường quá thấp từ chính quyền. Cấn Thị Thêu và chồng Trịnh Bá Khiêm bị bắt ngày 25/4/2014 vì thâu hình việc cưỡng chế thu hồi đất và mỗi người bị kết án 15 tháng tù. Bà Thêu bị bắt lần hai vào tháng 6/2016 do tham gia biểu tình, bị kết án 20 tháng tù. Bà Thêu và hai con Bá Phương và Bá Tư vừa bị bắt hôm 24/6/2020.
CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT đối với 166 gia đình ở Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.
CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT ở THỦ THIÊM
14600 cư dân bị cưỡng chế và bị đuổi ra khỏi vùng Thủ Thiêm để xây dựng công trình, nhưng thiếu bồi thường hợp lý, và tái định cư.
KHÔNG CÓ CỐ VẤN VÀ ĐẠI DIỆN PHÁP LÝ phù hợp
Vấn đề với ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ
Từ 2001 hàng ngàn người thuộc sắc dân Montagnard, Hmong, và các nhóm thiểu số khác bị cướp đất trên cao nguyên mà không được bồi thường hợp lý, và một số vì lý do tôn giáo, đã trốn qua Thái Lan.
NHỮNG YÊU CẦU CỦA CHÚNG TÔI VỚI CHÍNH PHỦ ÚC:
1/ Yêu cầu Nhà Cầm Quyền VN phải cho phép những người bị cầm giữ: Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, và Nguyễn Thị Tâm được gặp luật sư bào chữa, và được gia đình đến thăm.
2/ Kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN phải trả tự do vô điều kiện, và ngay lập tức với 4 người kể trên.
3/ Kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN phải tôn trọng và tuân thủ Hiệp Định Liên Hiệp Quốc về Chống Tra Tấn mà VN đã ký và thông qua.
4/ Kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN phải tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc và cách hành xử quốc tế về việc đối xử với tù nhân.
5/ Kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN phải tôn trọng và tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế về quyền lợi được hưởng một phiên xử công bằng.
6/ Đòi hỏi cơ quan trại tù phải giam tù nhân lương tâm riêng khỏi những tội nhân hình sự nghiêm trọng.
7/ Kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN cho phép sự giám sát độc lập và tường trình về các phiên xử của các nhà hoạt động.
8/ Úc nên thông qua bộ luật tương tự như Magnitsky để phong tỏa những giới chức tham nhũng hưởng lợi từ việc cưỡng chiếm đất bất hợp pháp.
Úc không nên yên lặng nhưng phải làm cho Nhà Cầm Quyền VN hiểu rằng những việc làm của họ đang được quốc tế theo dõi. Quan trọng hơn hết, khi nêu những vấn đề này với Nhà Cầm Quyền VN, chúng ta đang nói với những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, và Dân Oan rằng họ không bị quên lãng. Chúng tôi yêu cầu Tiểu Ban Nhân Quyền kêu gọi Nhà Cầm Quyền VN tuân thủ bổn phận của họ đúng theo luật quốc tế.
Đồng ký tên:
VOICE Australia
Vietnamese Australian Lawyers’ Association (VALA)
Human Rights Relief Foundation (HRRF)
Viet Liberty
562230cookie-checkTHƯ YÊU CẦU CHÍNH PHỦ ÚC CAN THIỆP CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VÀ DÂN OAN TẠI VIỆT NAM