RCEP: Trung Quốc nói Hoa Kỳ ‘không thể phá bĩnh’

0
335
Getty Images

BBC Tiếng Việt

Thủ tướng Lý Khắc Cường nói về thắng lợi mậu dịch trong khi báo bảo thủ Trung Quốc nói Mỹ ‘không thể phá bĩnh’.

15 nước vừa hình thành khối trao đổi thương mại lớn nhất thế giới với qui mô chiếm một phần ba nền kinh tế toàn cầu.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết ngày 15/11 với 10 thành viên ASEAN cùng năm nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Hiệp định này được xem là nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

“Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, việc RCEP được ký kết sau tám năm đàm phán mang lại tia sáng và hy vọng giữa những đám mây,” Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói.

Về lâu dài, ông Lý mô tả thỏa thuận này là “một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do”.

Thông điệp này cũng được chia sẻ trên Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận có lập trường cứng rắn và bảo thủ của Bắc Kinh.

Bài của Giáo sư Thành Hán Bình, thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc đăng vào ngày 15/11 mô tả việc ký kết RCEP là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương trước chủ nghĩa đơn phương, ý muốn nói tới các quyết định của Washington xa rời các cơ chế hợp tác mậu dịch tự do đa phương. 

15 nước ký hiệp định đối tác kinh tế RCEP

Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’

VNA

RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

Việt Nam và Mỹ ký 7 thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ đôla

”RCEP sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác chiến lược,… có trách nhiệm cùng nhau đấu tranh chống lại thực trạng chống toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch,” tác giả viết..

Theo tác giả mặc dù có những tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng theo đó trên thực tế, ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.

Điểm đáng chú ý trong bài bình luận này là việc tác giả, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, nhắc tới lợi ích của RCEP với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

“Dựa trên Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về RCEP được công bố vào tháng 11/2019, các bên đã nhất trí thúc đẩy trực tiếp việc kết nối các cơ sở với kế hoạch xây dựng BRI.

“Người ta tin rằng tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào và tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung do Trung Quốc xây dựng sẽ sớm mang lại lợi ích cho người dân trong khu vực”.

Tác giả mô tả việc ký kết RCEP “sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Trump, vốn đã thổi phồng những xung đột thương mại bằng mọi giá.

Getty Images

Các thành viên RCEP chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

RCEP: TQ nói Mỹ ‘không thể phá bĩnh’

RCEP: TQ nói Mỹ ‘không thể phá bĩnh’

Tác giả biện luận rằng yếu tố “Toàn diện” và “tiến bộ” của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà cựu tổng thống Barack Obama từng thúc đẩy, là ở chỗ TPP chủ yếu tập trung vào thương mại, còn CPTPP có cả đầu tư.

“Nếu Hoa Kỳ, dưới thời Joe Biden, chọn quay lại quan hệ đối tác với CPTPP, họ có sẵn sàng chấp nhận vị trí của bên mới tham gia không? Hay sẽ lại thể hiện sự kiêu ngạo của mình?” tác giả đặt câu hỏi. “Hoa Kỳ rất có thể sẽ dùng mọi cách, kể cả đối đầu, thù địch và các chiến dịch bôi nhọ để can thiệp vào hoạt động của RCEP.”

Theo Giáo sư Thành Hán Bình, tác giả bài viết, nếu Hoa Kỳ quay lại CPTPP, Washington sẽ cố gắng biến nó thành nền tảng chống lại RCEP.

“Hoa Kỳ có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh lạnh mới về kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Nhưng quyền lựa chọn không nằm trong tay Mỹ, mà nằm trong tay các thành viên CPTPP.

“Trong thời đại toàn cầu hóa mới với những chiến lược hợp tác các bên cùng có lợi, người ta phải đặt câu hỏi, liệu họ có từ bỏ chủ nghĩa đa phương và chuyển sang chủ nghĩa đơn phương hay không?” tác giả viết.

Nguồn : https://www.bbc.com/vietnamese/business-54962497

583370cookie-checkRCEP: Trung Quốc nói Hoa Kỳ ‘không thể phá bĩnh’