1. Tướng Phan Anh Minh đã đúng khi nói rằng 13 giây làm được gì mà “ném đá” công an (http://vietnamnet.vn/…/tuong-phan-anh-minh-13-giay-lam-duoc…). Trong bản tin ở link, stt khiến CA bị “ném đá” cũng được công khai ra trên mặt báo oline.
Vậy thì, người viết stt ấy đã sai rồi chăng, bức xúc của người dân đã sai rồi chăng?
Xin thưa: Không, mà chỉ là tướng Minh đã vô tình hay cố ý đánh tráo vấn đề. Bởi, lời trách “vô tâm” đó hoàn toàn không phải ở việc CA không can thiệp kịp vào 13 giây ấy, mà là ở cái hậu của 13 giây này. Anh của người viết stt chỉ cầu cứu: “anh ơi ra cứu người, máu me chảy tùm lum rồi”, chứ không hề báo cướp hay yêu cầu CA hỗ trợ bắt cướp (đơn giản, hẳn là anh ta cũng chưa kịp biết chuyện gì vừa xảy ra sau 13 giây).
2. Việc nhanh chóng bắt hai nghi phạm là điều tốt. Nhưng dù là nam CA hay nữ CA lần ra đầu mối để bắt 2 tên này (http://plo.vn/…/nu-cong-an-quan-3-da-tim-ra-bang-cuop-dam-c…), cũng không là vấn đề. Thậm chí việc lần ra đầu mối cũng không phải thành tích lớn lao. Bởi, trong thời bất an này, khi mà trên các con đường mặt tiền (& cả hẻm nữa), nhà nhà đều gắn camera, thì việc nhận dạng không quá khó khăn và mất nhiều thời gian. Khi đếm được cụ thể 13 giây, thì 1/3 nút thắt đã được tháo. 1/3 khác là từ các “cơ sở” (có liên quan) mà CA đã cài cắm khắp nơi. 1/3 còn lại là việc truy bắt, tại địa điểm mà các nghi phạm lẩn trốn (sau khi nắm thông tin cơ bản từ một số nơi khả dĩ).
Nên, xin đừng vinh danh quá lố, xin đừng thưởng nóng, thưởng nguội – như vẫn làm – cho việc thuộc trách nhiệm của chính mình, mà hãy dành phần đó, thêm vào cho gia đình các “hiệp sỹ” gặp nạn.
3. Chuyện thương tâm này không thể là cái cớ để hợp thức hóa, pháp lý hóa “mô hình hiệp sỹ đường phố”. Từ lý luận đến thực tiễn, đó là điều sai. Đã có các ý kiến về điều này, tôi không lặp lại.
Sự việc chỉ có thể một lần nữa cho thấy, rằng CA phải nhận lấy trách nhiệm mặc nhiên của mình, trong việc trực tiếp chống lại cướp bóc và bạo lực chống lại người dân, bằng cách, chẳng hạn, như gợi ý của tướng Nguyễn Đức Nhanh, lập một lực lượng tượng tự 141 ở HN (https://saostar.vn/…/trung-tuong-nguyen-duc-nhanh-sai-gon-n…).
4. Tham gia bắt tội phạm quả tang là điều luật pháp không cấm (https://laodong.vn/…/ao-giap-nao-de-mau-hiep-si-khong-do-60…). Nhưng từ chỗ ra tay nghĩa hiệp ở những sự việc ngẫu nhiên, đơn lẻ, đến chỗ nghĩa hiệp (mà lại) có chủ ý từ trước, có tổ chức, có hệ thống, thì rất khác. Một đằng là nghĩa hiệp như hành động đạo đức, đằng khác là nghĩa hiệp như hành động mang tính định chế.
Vấn đề “nghĩa hiệp định chế” thì quay lại (3), còn “nghĩa hiệp đạo đức” thì sao?
Trong các quy tắc mà giới “hiệp sỹ” tự đặt ra (https://tuoitre.vn/tuong-phan-anh-minh-can-cong-nhan-mo-hin…), ta thấy có nội dung định chế lẫn nội dung đạo đức. Nhưng nội dung đạo đức rõ rệt nhất thì chỉ có một điều (đạo đức tốt…). Nó thiếu hẳn một nguyên tắc đạo đức – mà cũng là nguyên tắc định chế – quan trọng nhất mà ngày nay ai ai cũng phải tôn trọng ở người khác, là quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Cụ thể, là không có hành vi bạo lực gây ra thương tổn hay làm hại tính mạng, không có hành vi cưỡng ép về thể xác, v.v.
Không có quy tắc đạo đức đó, hoặc có mà không tôn trọng, thì khả năng lợi dụng tính chất hiệp nghĩa để làm việc phi hiệp nghĩa là không tránh khỏi.
Chẳng hạn, ở clip có link này https://www.youtube.com/watch?v=oYbJPJ65uyE, được post lên để người xem giải trí và ca ngợi “khí phách” của “hiệp sỹ” Nguyễn Việt Sin, người mấy hôm nay cũng nổi lên sau các “hiệp sỹ” gặp nạn, từ các phỏng vấn hay ý kiến của mình được dẫn trên báo.
Cả hai sự việc riêng rẽ trong clip đều cho thấy NVSin ra tay tức thì, dứt khoát và tàn bạo, khi mà “đối tượng” vẫn còn chưa kịp hiểu mình đang đối diện với chuyện gì. Hai thằng nhóc có hình thể trói gà không chặt, đã nhận những cú đòn hiểm ác của Sin. Đặc biệt, ở trường hợp đầu, quả là hành động thú tính, khi mà thằng nhỏ đã nằm sóng xoài dưới đất vì lãnh đòn, lại chịu tiếp một cú đá trực diện vào mặt, ở cự ly gần, từ một thân hình to béo đang đầy xung khí. Đồng loại với nhau, nếu có tính người, không ai lại ra đòn chí mạng trong tình thế như vậy.
“Nghĩa hiệp” bao hàm cả việc ỷ mạnh hiếp yếu ư? “Hiệp sỹ” là có quyền đánh người vô lý và bạo tàn ư?
Thanh niên ở trường hợp đầu đã chịu thương tích như thế nào, và có lấy được công bằng không, khi Sin không chỉ mạnh vượt trội về thể chất, còn mạnh vượt trội về danh nghĩa?
Hai trường hợp trong clip của Sin có là duy nhất? Sin có là duy nhất?
Nghe đâu Sin đang xin được vào Đảng. Nếu điều này là thật, nếu ước muốn đó thành sự thật, thì một “hiệp sỹ” đảng viên nổi tiếng, có tâm thế bạo lực, sẽ đẩy mô hình “nghĩa hiệp” này đến đâu?
5.Thực chất, mô hình này, nếu được hợp thức hóa, cũng chỉ là lấy dân trị dân.
Một khi các “hiệp sỹ” được tổ chức lại, chính thức có phối hợp với CA, thì nhiều khả năng họ không chỉ bắt trộm cướp, mà còn được dùng vào những việc khác. Và một khi được trang bị (hạn chế) công cụ hỗ trợ (nghe trong dân, có đề cập đến súng điện), lấy gì bảo đảm việc lạm dụng “quyền hành” sẽ không xảy ra?
https://www.youtube.com/watch?v=oYbJPJ65uyE