Thứ Ba, 15-01-2019 | 16:56:44
“Một lần nữa Toà Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng bà con canh tác tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình có đầy đủ cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sử dụng đất của mình và được quyền hưởng chính sách đền bù mà pháp luật quy định cho người có quyền sử dụng đất, khi đất của họ bị thu hồi.”
Đó là lời xác quyết rõ ràng của Toà Tổng Giám mục Sài Gòn trong văn bản số I.83.2007.285 gửi ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, do Cha G.B. Huỳnh Công Minh, khi ấy là Linh mục Tổng Đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám mục Sài Gòn, ấn ký ngày 31/8/2007.
* Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm.
Đỗ Thanh Nhân
Nên nhớ: những người dân vào phương nam từ hàng nhiều trăm năm trước ông cha của họ đã từng đổ máu để giành giữ đất mở mang bờ cõi.
IV. Nội dung dạng text văn bản Tòa Tổng Giám mục
Văn bản số 1.83.2007.285, ngày 31/08/2007 Tòa Tổng Giám mục gởi các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, để hiểu bản chất “Vườn rau Lộc Hưng” mọi người nên cố gắng đọc hết, theo quan điểm: “đừng nghe, hãy xem …!”
Văn bản gồm 8 trang, dạng ảnh, được chuyển qua dạng chữ để người xem dễ đọc, sao chép. Sử dụng chương trình chuyển đổi cho nên có thể còn một số lỗi chính tả. Toàn văn:
—
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-oOo——-
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.8) 930 3828
Fax (84.8) 930 0598
E mail tgmsg@hcm.vnn.vn
—oOo—
Số: 1.83.2007.285
V/v: Quan điếm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu “Vườn rau”, phường 6, quận Tân Bình.
Kính gởi:
– Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
– Ông Trưởng ban Ban Tôn giáo và Dân tộc TP Hồ Chí Minh
– Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quân Tân Bình
– Ông Chủ tịch UBND Phường 6.
Thưa Quý Vị,
Ngày 15/08/2007, tại cuộc họp do Ông Trưỏng Ban Ban Tôn giáo và Dân tộc thành phố chủ trì, với sự tham dự của các vị dại diện UBND Quận Tân Bình, UBND Phường 6 và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, tôi cổ trình bày quan điếm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu “Vườn rau”, đường Chấn Hưng, phường 6, Tân Bình.
Nay theo yêu cầu của Tòa Tổng Giám mục và một số cơ quan khác, tôi xin ghi lại nội dung chính yếu của những gì tôi đâ phát biểu tại cuộc họp nói trên, và xin trân trọng gởi dến Quý Vị.
1/. Mục đích cuộc họp là để trao đổi về văn thư ngày 18/6/2007 của tôi. Tôi nghiêm túc lắng nghe các ý kiến đóng góp, đặc biệt là ý kiến của Ông Phó Chủ Tịch UBND quận Tân Bình và ý kiến của Ông Chủ tịch UBND Phường 6. Các Vị này tập trung giải thích ràng nội dung Tờ xác nhận quá trình sử dụng đất do UBND Phường 6 cấp là hoàn toàn đúng chủ trương, chính sách và pháp luật, khi kết luận rằng “việc sử dụng đất của ông (bà) để trồng rau là tận dụng phần diện tích trống giữa các cột ăng ten để canh tác. Đó đó, ông (bà) không đủ điều kiện để được công nhận là người sử dụng đất và không được xem xét giải quyết tranh chấp vể quyền sử dụng đất”. Nếu Tờ xác nhận là chính xác, thì việc khiếu nại của bà con canh tác tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình là không có cơ sở pháp lý. Và nếu việc khiếu nại của bà con không có cơ sở pháp lý, thì Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh đâu cổ lý do chính đáng đế ủng hộ bà con khiếu nại.
2/. Tôi xác nhận một lần nữa ràng tôi đã nghiêm túc lắng nghe các ý kiến đóng góp. Nhưng tôi vẫn không thấy được yếu tố gì mới trong các ý kiến trên, so với tất cả các văn bản của các cơ quan hữu trách bác đơn khiếu nại của bà con canh tác tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình, các cơ quan từ cấp quận đến cấp thành phố, thậm chí đến Ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó tôi bảo lưu quan điểm và lập trường của Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh, mà tôi đã trình bày trong Văn thư ngày 18/6/2007.
3/. Tóm lược quan điểm và lập trường của Tòa Tống Giám mục thành phố Hồ Chí Minh:
3.1/. Khu vườn rau khoảng 5 ha, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình, trước 30/4/1975, hoàn toàn không phài đất của nhà nước cũ sở hữu. Nhà nước cũ chì sở hữu 1 phần nhỏ (1.5 ha). diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số số hữu chủ khác. Dù vậy, Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ ngày 23/11/2006 lại vô tình hay hữu ý ghi: “… thời Pháp thuộc, 4,8 ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6 quận Tân Bình thuộc 6.8 ha đất do Quõc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…”
3.2/. Trên khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình có 1 ít cột ăng ten (chứ không phải 1 bãi ăng ten, như các công văn chính thứ của các cơ quan hữu trách thường ghi và làm cho người ngoài cuộc ngộ nhận tai hại) thuộc Trạm phát sóng hay phát tín của quân đội Pháp, sau đó của chính quyền Sài Gòn. Trạm này tọa lạc ở đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng tháng 8, cách khu vườn rau cả trăm mét, chứ hoàn toàn không phải “thuộc khuôn viên Đài phát tín vô tuyến điện quốc tế Chí Hòa – Phú Thọ Sài Gòn” như Công văn số 82/UB ngày 18/2/2000 cỏa UBND quận Tân Bình), do đó khu vườn rau cũng không hề mang lên “Vườn rau Bưu điện Chí Hòa” (Bưu điện Chí Hòa chỉ dược thành lập vào ngày 23/5/1987, do Quyết định số 578/QĐ-TCCB của Tổng cục Bưu điện, sau khi Trung tâm Viễn thông 3 chuyển giao (chính cơ quan này năm 1975 đã tiếp quản Trạm phát sóng hay phát tín).
3.3/. Quân đội Pháp có đạt 1 ít cột ăng ten trên khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Binh, mà Giáo hội sở hữu 1 phần lớn, nhưng chính quyền Pháp không hề tịch thu, hay truất hữu phẩn đất này của Giáo hội. Chính công vân S.P.55.011, ngày 17/2/1955 của Trưởng trạm phát tín là Đại úy Moinard xác nhận một cách vỏ tinh khi ỏng viết “những người dân ở dọc theo hàng rào phía tây được phép trồng trọt trên khoản đất do antenne chiếm, với điều kiện thỏa thuận trước với hội công giáo truyền giáo là chủ sở hữu đất…”. Theo văn mạch, ông đại úy ghi chú mấy chữ này chỉ là để giải thích tại sao người dân đã được phép của ông rồi, mà còn phài được Giáo hội chấp thuận: trách nhiệm của ông chỉ thi hành trong lãnh vực an ninh của khu vực, chứ không phải với cương vị là chủ đất; nếu ông cho phép đi lại vào ban ngày, song chủ đất không chấp thuận cho trồng trọt trên đất, thì người dân chỉ được đi lại chứ không được canh tác trên đất. Nhân dây cũng xin nêu một thắc mấc là Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ không ghi mấy chữ rất quan trọng này khi trích dẫn Công văn số S.P.55.011 ? Do tài liệu của Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố không ghi, hay do Bộ Tài nguyên và Môi trường xét thảy không cần ghi ? hay không nên ghi ?
Ngoài ra, Trung tâm thông tin lưu trữ tư liệu địa chính nhà đất xác nhận rằng đến 30/4/1975. Hội đồng quản trị địa phận công giáo Sài Gòn, (nay là Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh), vẫn là chủ sở hữu của khu đất 184.360 m2 tọa lạc tại xã Phú Thọ Hòa, sổ địa bộ 6, số bản đồ 126/5, tờ bản đồ thứ 2, trong đó có phần đất khoảng 30.000 m2 tại vườn rau.
Những thực tế trên đây cũng chứng minh hùng hồn ràng các cột ăng ten không quan trọng đến mức phải trưng thu, tịch thu toàn bộ khu đất và cũng không cần phải tuyệt đối cấm việc đi lại chung quanh các cột này. Điểu này chứng tỏ rằng không hề có căn cứ gì để nói “chính quyển Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…” (xin xem Công vân số 5201/BTNMT-ĐĐ được trích dẫn ở trên; tài liệu của Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố hay của Bộ Tài nguyên và Môi trường ?).
3.4/. Sau 30/4/1975, Thực tế là không hề có cơ quan, đơn vị nào của chính quyển cách mạng tiếp quản khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
3.4.1/. Sau 1975, Trạm phát sóng hay phát tín đã được Trung tâm viễn thông 3 tiếp quản. Các cột anten thuộc Trạm thì đương nhiên cùng được tiếp quản, nhưng khu khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình không thuộc Trạm, thì đâu có lý do gì để tiếp quản ! và thực tế cơ quan tiếp quản là Trung tâm viễn thông 3 không hề quan tâm hay đá động gì đến khu vườn rau cùng như những bà con canh tác tại đó, (bằng chứng là bà con vẫn tiếp tục canh tác trên khu đất mà chẳng thấy ai có ý kiến gì cho đến năm 2000, khi bà con làm thủ tục kê khai đất sử dụng để được cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND quận Tân Binh mới có văn bản bác đơn của bà con với lý do “trước và sau ngày giải phóng 30/4/1975, phần đất chuyên dùng trên bị các hộ chiếm dụng trồng hoa màu… UBND quận không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ được.” (Công văn số 82/UB ngày 18/2/2000 do PCT thường trực ký thay Chủ tịch; phải chăng cũng chính công văn này cố ý làm cho người ở xa hiện trường hiếu sai lệch thực tế khách quan bằng những từ ngữ hoàn không chính xác như: “vườn rau Bưu điện Chí Hòa” hay ” phần đất … khoảng 5 ha là bãi đất antenne thuộc khuôn viên Đài phát tín …” ? Nếu thực sự khu đất 5 ha có tên gọi là vườn rau Bưu điện Chí Hòa là bãi đất thuộc khuôn viên Trạm phát sóng của quân đội Pháp thì làm sao phủ nhận được rằng khu đất này là đất “chuyên dùng” hay với từ ngữ khác nôm na hơn đó là được “sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín” ? (Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ).
3.4.2/. Có một số công văn hành chính còn vận dụng Điều 1 phần IV của Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, như Công văn số 82/UB ngày 18/2/2000 của UBND quận Tân Bình: “vể việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các dô thị và các tỉnh phía Nam, thì phẩn đất vườn rau Bưu điện Chí Hòa phường 6, quận Tản Binh, thuộc diện đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý”; Công văn số 710/UB ngày 5/9/2000 của UBND quận Tản Binh gởi UBND thành phố Hồ Chí Minh và Kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh ghi: “Sau 30/4/1975 căn cứ Quyết định số 111/CP (điều 1 phẩn IV) ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, thì phần đất này do Nhà nước trực tiếp quản lý Công văn số 9055/ĐCNĐ-TTS ngày 24/7/2002 gởi Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh, ghi căn cứ điểm l phẩn IV Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ qui định: Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày giải phóng do chính quyền Mỹ ngụy quản lý hoặc dành cho những tổ chức hoặc cá nhân, thuộc ngụy quân, ngụy quyền và các tổ chức đảng phái sử dụng, nay đều là tài sán công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý. Như vậy toàn bộ các phần đất nêu trên (tức khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình) do Nhà nước trực tiếp quản lý và điều phối sử dụng theo kế hoạch chung”.
Ai có công tâm đểu nhận thấy vận dụng Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 vào trường hợp khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình quả là vô cùng gượng ép, bởi vì như trên đã cho thấy:
– toàn bộ 5 ha khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình không hề được chính quyền cũ (Pháp và Việt) “sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín”.
– do đó, phần đất 3 ha thuộc sở hữu của Giáo hội tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình không hề bị chính quyền cũ tich thu, truất hữu hay trưng dụng;
– ngay cả phần đất 1,5 ha thuộc sở hữu Quốc gia tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình cũng không hề được sử dụng chính yếu làm bải anten, bằng chứng là người dân chung quanh vẫn được phép đi lại ban ngày đế canh tác; đó là vì không hề có 1 “bãi đất” được sử dụng cho các cột anten. cũng không hề có bãi anten nào (chỉ có dăm ba cột thì làm sao gọi là bãi được !); trong khu đất 5 ha có 1,5 ha là đất công, dù vậy chính quyển cũ cũng không biển thành “đất chuyên dùng” dành riêng cho các cột anten. cũng không hề làm khuôn viên cho Trạm phát sóng, bời vì điều đó không cẩn thiết.
– Sau Pháp, đến Việt Nam Cộng hòa, cũng không ai đát vấn đề gì đối với việc bà con chung quanh canh tác tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình: điều này chứng tỏ một lần nữa khu đất này không thuộc quyển quản lý của Trạm phát sóng, tuy dù trên khu đất có một số cột anten của Trạm.
– Thực tế sau 30/4/1975, khi tiếp quản Trạm phát sóng cùng với các cột anten, Trung tâm viễn thông 3 không hề tiếp quản khu đất trên đó có các cột anten. Trung tâm xử lý như vậy là hoàn toàn đúng chức nàng nhiệm vụ của một cơ quan tiếp quản cơ sở, tài sàn của chính quyển cũ, chứ không phải như ý kiến của 1 số vị tham dự cuộc họp ngày 15/8/2007 tại trụ sở Ban Tôn giáo và Dân tộc. Các vị này cuối cùng cũng công nhận thực tế là sau 30/4/1975, không có cơ quan, đơn vị cách mạng nào đã tiếp quản khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Binh, bởi lẽ trước và sau 1975, bà con giáo dân vẫn canh tác trên khu đất 5 ha một cách liên lục và ổn định cho đến khi bà con làm thủ tục kê khai đất để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vào ngày 18 tháng 10 năm 1999. Lúc đẩu UBND Phường 6 không chấp nhận việc kê khai cúa bà con, (trong khi trong các đợt kê khai trước bà con vẫn được kê khai, cụ thể là năm 1987, 1992, 1993 và 1998, các hộ được kê khai chi tiết và phác họa sơ đổ vị tri khu đất canh tác của mỗi hộ), nhưng không giai thích, dù bà con yêu cẩu nhiều lần. Sau đó bà con phải khiếu nại đến UBND quận Tản Bình. Lúc đẩu chỉnh quyền quận cũng tránh né, đề nghị bà con vể phường giải quyết. Mãi đến sáng ngày 6/1/ 18/2/2000, bà con mới được UBND quận Tân Bình tiếp, nhưng cũng chỉ để ghi nhận ý kiến bà con chứ không giải quyết gì cả.
Mãi đến ngày 18/2/2000, UBND quận Tân Bình mới có công văn số 82/UB gởi “các hộ canh tác ờ khu vưc vườn rau Bưu điện Chí Hòa”. Dĩ nhiên công văn này khỏng thuyết phục bà con và nhiều lần bà con đến UB quận để xin giải thích, để rổi thất vọng trở về, vì các lý lẽ chính quyền đưa ra không đều có cơ sở pháp lý, nên không thuyết phuc được chút nào. Bà con tiếp tục khiếu nại đến nay.
Nhưng điều cốt yếu ở đảy là bà con có quá trình canh tác tai khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình liên tục và ổn đinh từ lâu trước 1975 mãi cho đến ngày 18/2/2000, bà con mới được UBND quận Tân Bình chính thức thông báo rằng bà con là người chiếm dụng đất của Nhà nước trực tiếp quản lý, chiếm dụng từ thời nhà nước cũ (Pháp rồi đến Việt) đến thời Nhà nước cách mạng.
Khi được tôi chứng minh rằng khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình không hề có Nhà nước nào trực tiếp quân lý. Nhà nước cũ cũng như mới, bởi vì bà con đã sử dụng liên tục và ổn định suốt hơn nửa thế kỷ qua, thì một vài vị tham dư cuộc họp ngày 15/8/2007 mới ung dung phát biểu rằng theo chủ trương chính sách thì khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình thuộc diện phải đươc chính quyền cách mạng tiếp quản và sử dụng từ sau 30/4/1975 dù trong thực tê khu đất không được cơ quan nào tiếp quản, đó là sơ hỡ của các cơ quan hữu trách.
Tôi cũng vẫn không hiểu được trên cơ sờ pháp lý nào để xếp khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phương 6, quận Tân Binh thuộc diện tiếp quản của Nhà nước cách mạng sau 1975.
4/. Tóm lại
Theo quan điểm của Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh, không hề có cơ sở pháp lý nào cho phép xác định khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình là thuộc diện chính quyền cách mạng tiếp quản sau 1975 và cũng không hề có một cơ sở pháp lý nào cho phép xác định rằng trong thực tế, khu đất trên đã được Trung tâm viễn thông 3 tiếp quản cùng lúc với các cột anten và khu nhà điéu hành của Trạm phát sóng. Nếu Trung tâm viễn thông 3 không tiếp quản khu đất vườn rau, thì dựa vào đâu để năm 1987 Bưu điện thành phố tiếp nhận khu đất khi Tổng cục Bưu điện ký quyết định số 578/QĐ-TCCB ngày 23/5/1987 để giao cơ sở Trạm phát sóng do Trung tâm viễn thông 3 tiếp quản và quản lý từ 1975 đến lúc bấy giờ ? (xin xem Công văn số Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ được trích dẫn ở trên và xin phép hỏi Bộ Tài nguyên và Môi trường có tìm hiểu xem dựa vào cơ sở pháp lý nào mà Bưu điện thành phố có gởi các công văn số 65/KH ngày 16/4/1988, số 114/KH ngày 25/6/1988, số 47/Kh ngày 6/3/1990, và số 33/VP ngày 22/4/1991 “xin phép giải tỏa số vườn rau màu của nhân dân xung quanh khu đất bãi anten ra khỏi khu đất đó và tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ quanh khu bãi anten” ? tại sao suốt hơn nửa thế kỷ không có tường rào, dưới chế độ thực dân Pháp, rồi dưới chế độ “ngụy quân ngụy quyền” và cuối cùng dưới chế độ cách mạng, nhân dân làm chủ hơn 13 năm, không hề cẩn có tường bảo vệ dăm ba cột anten, bây giờ đột nhiên lại cần thiết phải xây tường rào bảo vệ ? Có lý do nào khác tiềm ẩn không trong thời buổi đất đai bắt đầu có giá ? Có thể đó là suy nghĩ của bà con canh tác tại khu đất, nên bà con dã kiên quyết chống lại việc giải tỏa vườn rau của bà con.
Có lẽ không thừa khi được lưu ý rằng theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, thì bà con canh tác khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình đã vượt quá xa tiêu chuẩn về thời gian sử dụng đất để được đển bù về đất, khi Nhà nước thu hổi đất của họ, bởi lẽ theo qui định họ chỉ cần có quá trình canh tác liên tục và ổn định trươc năm 1983, đó là chưa nhắc đến qui định mới vừa được ban hành ngày 25/5/2007 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, bởi vì thời gian sử dụng đất yêu cầu được lùi lại thêm 10 năm nữa, tức chỉ cần sử dụng trước ngày 15/10/1993 chứ không phài trước năm 1983 như qui định cũ.
Một lần nữa Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng bà con canh tác tại khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình có đầy đủ cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sử dụng đất của mình và được quyển hưởng chính sách đần bù mà luật pháp qui định cho người có quyền sử dụng đất, khi đất của họ bị thu hồi.
Do đó bà con có quyền khiếu nại cho đến khi nào quyển lợi hợp pháp của họ chưa được công nhận và giải quyết thỏa đáng.
Về phần mình, Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh tha thiết đề nghị các cơ quan hữu trách sớm giải quyết dứt điểm vụ khiếu kiện hoàn toàn chính đáng này, bởi vì nó đã kéo dài quá lâu, ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bà con lao động cẩn cù này.
5/. Đề nghị cụ thể:
5.1/. UBND Phường 6 vui lòng điều chỉnh Tờ xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con: đúng với thực tế khách quan là khu khu vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình không thuộc diện đất Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng, trái lại bà con đã sử dụng đất này liên lục và ổn định từ lâu trước năm 1993, là mốc thời gian qui định để được công nhận quyền sử dụng đất.
5.2/. Vì khu đất 5 ha vườn rau, đường Chấn Hưng, phường 6. quản Tân Bình được thu hổi để giao cho các chủ đầu tư kinh doanh, nên chính quyền không can thiệp vào việc đền bù cho người có đất bị thu hổi, vì đây là việc thỏa thuận giữa chủ đẩu tư được giao đất và người dân có đất bị thu hồi.
Chính quyền chỉ có trách nhiệm qui định thời gian tối đa dành cho việc thương lượng này. Nếu hết hạn thời gian qui định mà không có nhà đầu tư nào thỏa thuận được với người bị thu hổi đất, do người này yêu cầu mức bổi thường quá khà năng của nhà đầu tư, thỉ chính quyền thi hành nhiệm vụ trọng tài của mình là buộc người bị thu hồi đất phải chấp nhận mức giá đền bù của nhà đẩu tư cuối cùng cho mức cao nhất (theo phương thức đấu thầu). Dĩ nhiên là chỉ có những nhà đẩu tư chấp nhận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước được xác định trong dự án đầu tư, thì mới được phép tham gia việc thương lượng mức giá đền bù vể đất với người bị thu hổi đất.
Trân trọng kính chào Quý Vị
Làm tại Tòa Tổng Giám mục, ngày 31/08/2007
(đã ký và đóng dấu)
HUỲNH CÔNG MINH
Linh mục Tổng đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh
Ghi chú:
Tại cuộc họp, Tòa Tống Giám mục thành phố Hồ Chi Minh được Ông chủ tịch UBND Phường 6 cho biết thời gian gần đây taị khu vực cỏ một số bà con giáo dân gây mất trật tự nghiêm trọng. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chi Minh xin xác định quan điểm của mình về việc này như sau:
Gây mất trật tự công cộng là điều sai trái, không thể chấp nhận được. Nhưng Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh có thể khẳng định rằng:
– những bà con giáo dân này là những công dân lương thiện, luôn tôn trọng chính quyền mọi cấp, sẵn sàng chấp hành mọi chủ trương, chính sách, qui định của luật pháp.
– việc gây mất trật tự của bà con hoàn loàn không có động cơ xấu, cũng không do kẻ xấu lôi kéo, xúi giục, mà chỉ vì quá bức xúc trước việc khiếu nại chính đáng của bà con chậm được gỉải quyết. Đề nghị chính quyền lưu ý tình tiết đặc biệt này khi xử lý.
– Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục khuyên bảo giáo dân của mình phải kiên trị, nhẫn nại trong việc khiếu nại, không nên để tình cảm bức xúc đẩy mình đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, và ảnh hưởng không tốt cho việc khiếu nại chính đáng của mình. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh tin rằng bà con giáo dân của giáo xứ Lộc Hưng, của Tổng giáo phận thành phố là những giáo dân tốt, luôn trân trọng lời khuyên bảo của các vị có trách nhiệm trong Giáo hội.
****
Xem các bài trước có liên quan
– Ngoài pháp lý ra còn có đạo lý ! https://www.facebook.com/dotnhanvn/posts/2405844449638727
– Vườn rau Lộc Hưng: https://www.facebook.com/dotnhanvn/posts/2407631182793387
– Quận Tân Bình công khai dự án đầu tư công: https://www.facebook.com/dotnhan.vina/posts/240850400164383