Monday, December 23, 2024
HomeCHÍNH TRỊ - XÃ HỘIÔng Thăng và Thanh ‘cầu cứu’ Tổng bí thư Trọng?

Ông Thăng và Thanh ‘cầu cứu’ Tổng bí thư Trọng?

VOA

Một ngày trước khi tòa tuyên án trong vụ xử “gây rúng động” dư luận, có ý kiến cho rằng ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dường như đang “cầu xin” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “nương tay”.

Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa.
Luật sư Trần Thu Nam nói.

Trong khi ông Thăng “nghẹn ngào” nói rằng “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” thì ông Thanh lại “rưng rưng” xưng “cháu” và “bác” để “xin lỗi” ông Trọng, theo báo chí Việt Nam.

Luật sư Trần Thu Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của các bị cáo từng có thời “thét ra lửa” có gì đó “không bình thường”.

Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng

Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu?

Ông nói thêm: “Câu chuyện nghẹn ngào tôi đã từng gặp nhiều rồi. Ở những người từng có chức vụ, quyền hạn lớn mà nghẹn nào thì tôi ít gặp. Cũng dễ hiểu thôi, họ đang ở cái thế hơn người, quyền lực rất lớn, và hiện nay rơi xuống đáy vực, cho nên có thể họ bị sốc vì tinh thần, vì rất nhiều các vấn đề khác. Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông nhận định tiếp rằng đấy có thể là “những cái bấu víu cuối cùng để động lòng trắc ẩn của một người cao nhất trong Bộ Chính trị, mong vớt vát gì đó, có thể mức án nó sẽ nhẹ đi”.

Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh.

Luật sư Nam nói thêm: “Ông Thăng chắc cũng bị một cái sức ép khác. Bản thân em ruột của ông cũng bị bắt, và bị khởi tố về tội tham ô. Nếu như không có vụ án đó, ông Thăng ông sẽ mạnh mẽ hơn. Phải chăng là tất cả việc ông gạt bỏ sĩ diện để mà nhún nhường trong vụ án này, nhận hết trong vụ án này để nhằm mục đích giúp cho em ông ấy?”

Cùng quan điểm với ông Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định rằng việc hai bị cáo “nghẹn ngào”, “ăn năn” vì “muốn được tòa người ta thương cảm tình cảnh để người ta giảm án thôi”.

Ông nói thêm: “Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh”.

Ông Đinh La Thăng bị dẫn giải ra tòa.

Về việc nguyên ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu quan chức tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh nhiều lần nhắc tên ông Trọng trong phần tự bào chữa, luật sư Sơn nhận định:

“Theo hiến pháp của Việt Nam quy định, đảng có quyền cao nhất và trong thực tế cũng là như vậy. Trong tình hình hiện nay, qua báo chí, ông Nguyễn Phú Trọng có quyền lực cao nhất, nên ông Thăng, ông Thanh nhắc tới ông Nguyễn Phú Trọng, theo tôi hiểu, đây cũng là một lời cầu xin gì đó với ông Trọng”.

Luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của ông Trọng.

Trả lời VOA Việt Ngữ, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chưa rõ là cựu quan chức tỉnh Hậu Giang có đề cập tới việc này trước khi bị Việt Nam “bắt cóc ở Berlin” và “bị đưa về nước” như theo lời cáo buộc của phía Đức hay không.

VOA Việt Ngữ có liên lạc với luật sư Nguyễn Văn Quynh, một trong những người bào chữa cho ông Thanh, nhưng ông từ chối trả lời do “phiên tòa đang tiếp diễn”.

Chúng tôi không thể liên lạc được với các luật sư đại diện cho ông Đinh La Thăng để hỏi ý kiến về các nhận định liên quan tới ông Trọng.

Tòa dự kiến sẽ ra phán quyết trong vụ xử về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô” vào ngày 22/1.

Trong khi ông Thăng bị đề nghị mức án tới 15 năm tù thì ông Thanh bị đề nghị án chung thân, và trong phần tự bào chữa, cả hai đều bày tỏ mong muốn làm “ma tự do”, chứ không mong làm “ma tù”.

Một góc công viên ở Berlin nơi phía Đức cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh.

Nhận định với VOA Việt Ngữ, giới quan sát cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Trong tuyên bố được cho là thể hiện quyết tâm lúc ông Thanh đang trốn lệnh truy nã ở Đức, ông Trọng từng nói rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”, theo báo chí trong nước.

Còn về ông Thăng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên bố rằng cựu Bí thư thành ủy TP HCM này “vào tội nào sẽ [bị] xử lý tiếp” theo “đúng quy định của pháp luật”.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular