Nửa sự thật không là sự thật.

0
486

Từ fb Thạch Thảo

Truyền thông Việt Nam đưa tin Mỹ ” chém ” bệnh nhân trị Coronavirus gần 35 ngàn đô la làm mạng xã hội nóng lên. Đâu là hư thật phía sau câu chuyện ?

Tại Mỹ, khi bạn làm việc cho chính phủ, công ty … đều phải mua bảo hiểm y tế. Khi khám bác sĩ, bạn chỉ trả 20 – 30 đô , hoặc không cần tùy theo bảo hiểm. Còn nếu vào cấp cứu, hoặc cần điều trị tại bệnh viện thì trả Copay 500 – 1000 đô la , dù chi phí lên mấy trăm ngàn đô thì cũng chỉ trả theo quy định Copay.
Nếu như đối tượng thuộc thành phần thu nhập thấp thì sẽ có sự hỗ trợ của chính phủ qua các chương trình bảo hiểm y tế.

Quốc gia Hoa Kỳ nổi tiếng với hệ thống y tế hàng đầu thế giới, cùng tinh thần nhân đạo nên không bao giờ để bệnh nhân chết khi đã vào bệnh viện. Bằng mọi cách, bác sĩ sẽ cứu chữa tính mạng trước và mọi chi phí tính sau sẽ gởi về nhà. Nước Mỹ không có cảnh nghèo không tiền là phải chờ chết.
Ngay cả nhiều người du lịch không may bị bệnh, dân nhập cư trái phép tai nạn , đau đớn vẫn được cứu chữa tận tình, thậm chí trải qua phẫu thuật tốn kém.

Với trường hợp thu nhập thấp và thất nghiệp thì có bảo hiểm chính phủ giúp đỡ. Bạn chỉ cần điền thông tin theo yêu cầu giấy tờ thì sẽ nhận được bảo hiểm gọi là Medicare. Người già, tàn tật lại càng được ưu tiên chế độ y tế và miễn phí 100%.

Theo bài viết của báo Tuổi Trẻ , thì cô Askini nhận hóa đơn ” khủng ” là có thật. Nhưng thực tế là do không chịu đăng ký chương trình Medicare ( nếu tiêu chuẩn cho phép) là lỗi của cô ấy. Việc bỏ ra khoảng 1/2 giờ điền giấy tờ để xin cái bảo hiểm miễn phí cũng không làm trong khi tiếng Anh thừa sức. Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết hoặc lười biếng của Askini. Nếu cô ấy có mua bảo hiểm riêng thì chẳng có gì lo khi công ty bảo hiểm ấy phải có trách nhiệm trả hóa đơn cho khách hàng. Sự mâu thuẫn là đây.

Báo chí Việt Nam khai thác tối đa câu chuyện này nhưng lại sa vào nhiều sơ hở phía sau nhằm mục đích hạ thấp nước Mỹ. Sự thật chỉ là mới nửa sự thật, phải hiểu như thế này : Askini đi khám, xét nghiệm, trị bệnh liên quan khác lúc Mỹ chưa công bố đại dịch, thời điểm ấy được xem là cúm, đi vào bệnh viện thì bảo hiểm trả.
Nhưng nay công bố đại dịch Vũ Hán, trường hợp này sẽ được chương trình chính phủ trả nếu chứng minh được thu nhập thấp sau đó. Cho dù không công bố đại dịch, cô vẫn xin được bảo hiểm Medicare với khả năng được chấp nhận cao khi điều kiện thu nhập thấp.

Dù sao tính ưu việt của nước Mỹ vẫn đáng ghi nhận, Askini được trị bệnh trước rồi mới trả tiền sau tuy số nợ gần 35.000 USD.

Nếu trường hợp này ở Việt nam vào bệnh viện mà chưa có tiền, thì sẽ thế nào và kết quả ra sao ?
Xin một câu trả lời thật !

https://tuoitre.vn/benh-nhan-covid-19-kinh-hai-nhan-hoa-don-dieu-tri-gan-35-000-usd-20200320124901767.htm

523950cookie-checkNửa sự thật không là sự thật.