Tuyết Mai/ TRI THUC VN
Sự kiện Vương Lập Quân gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc đã xảy ra cách đây 6 năm. Khi đó, Vương Lập Quân chạy trốn sự truy sát của đương nhiệm Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai, đã ẩn náu trong Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô 36 tiếng đồng hồ, Vương còn mang theo nhiều tài liệu để xin tị nạn chính trị, nhưng cuối cùng đã bị phía Mỹ từ chối. Nội tình sự việc này từng khiến dư luận quan tâm.
Hình ảnh Vương Lập Quân làm chứng tại tòa trong phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai (Ảnh từ Getty Images)
Ngày 6/2/2012, dưới sự giám sát trùng trùng, đương nhiệm Cục trưởng Cục Công an thành phố Trùng Khánh Vương Lập Quân cầm theo tài liệu cáo buộc Bạc Hy Lai và người nhà vi phạm pháp luật và phạm tội, đã xuất hiện tại Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, Vương lo lắng bất an, kể lại về các sự kiện liên quan đến tham nhũng và mưu sát khiến chính phủ ông Obama rơi vào tình thế khó xử.
Đương nhiệm Bí thư Trùng Khánh khi đó là Bạc Hy Lai sau khi biết được sự việc, đã phái đương nhiệm Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đuổi đến Thành Đô, gấp rút điều động khoảng 70 xe cảnh sát, trong đó có cả xe bọc thép hạng nhẹ, hùng hổ tiến vào địa phận tỉnh Tứ Xuyên.
Sau đó, cảnh sát quốc lộ tỉnh Tứ Xuyên từng có ý ngăn cản lại, tuy nhiên, xe cảnh sát Trùng Khánh tuân theo “tử lệnh” của Bạc Hy Lai đi đến Lãnh sự quán Mỹ để bắt Vương Lập Quân, họ không quan tâm đến việc cảnh sát Tứ Xuyên ngăn cản nên một mạch chạy đến Thành Đô.
Tuy nhiên, Lãnh sự quán Mỹ thuộc quản hạt của cảnh sát Tứ Xuyên nên không cho phép cảnh sát Trùng Khánh tiếp cận.
Được biết, khi đó đích thân Bạc Hy Lai đến Thành Đô, ngầm chỉ huy bộ đội an ninh bao vây Lãnh sự quán Mỹ yêu cầu phía Mỹ giao nộp Vương Lập Quân ra, còn Vương Lập Quân lại lo lắng đến an toàn của bản thân nên tìm cách xin tị nạn.
Hoàng Kỳ Phàm vào trong Lãnh sự quán Mỹ nói chuyện gần một tiếng đồng hồ với Tổng lãnh sự Mỹ và Vương Lập Quân nhưng không có kết quả, Vương Lập Quân kiên quyết từ chối theo Hoàng Kỳ Phàm trở về Trùng Khánh.
Khi đó, cách khoảng 5 phố nhỏ bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ, cảnh sát Thành Đô đã bố trí các rào chắn đường để cảnh sát Trùng Khánh không thể tiếp tục đi sâu vào trong nữa, hai bên ở thế giằng co căng thẳng.
Nghe nói, Bạc Hy Lai còn chỉ thị Phó Cục trưởng Cục Công an Trùng Khánh Quách Duy Quốc dẫn lính bắn tỉa của một phân nhánh đột kích chống khủng bố thuộc bộ đội cảnh sát vũ trang Trùng Khánh mai phục gần Lãnh sự quán để ám sát Vương Lập Quân.
Thấy Vương Lập Quân không chịu ra, Bạc Hy Lai từng yêu cầu quân cảnh Trùng Khánh xông vào Lãnh sự quán Mỹ bắt người, và nói với Lãnh sự quán là “có vật nổ”với ý đồ cưỡng chế cướp người. Khi đó, Hải quân lục chiến của quân đội Mỹ trong lãnh sự quán đã lập được phòng tuyến, đã chuẩn bị sẵn sàng mọi vũ khí để chống lại.
Khi đó, đương nhiệm Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lưu Kỳ Bảo cũng gấp rút phong tỏa khu vực xung quanh Lãnh sự quán Mỹ, điều động lính canh gác bao vây chống lại xe cảnh sát Trùng Khánh và dần dần khống chế được quân đội cảnh Trùng Khánh, cuối cùng ngăn chặn được quân cảnh Trùng Khánh tiếp cận lãnh sự quán.
Đến khi đương nhiệm Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào gọi điện cho Bạc Hy Lai, Bạc Hy Lai mới đành phải thu quân về.
Tờ New York Times từng dẫn lời của quan chức Mỹ nói, Vương Lập Quân xuất hiện tại Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô trong “trạng thái kích động bất an” (agitated state). Lời nói của Vương Lập Quân hoàn toàn không có đầu có cuối, nhưng cũng cung cấp được một vài ẩn tình, Vương lo lắng tính mạng của mình bị đe dọa nên đề xuất được xin tị nạn chính trị.
Bản tin chỉ ra, Vương Lập Quân kể lại câu chuyện về sự tham nhũng hủ bại và mưu sát, chủ yếu là cáo buộc Bạc Hy Lai và vợ của Bạc là Cốc Khai Lai. Vương còn cung cấp một số thông tin về đấu đá ở cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng, Vương không đưa những tài liệu này cho quan chức Mỹ.
Những cáo buộc này đã khiến Bạc Hy Lai phải “rớt đài”, vợ của Bạc là Cốc Khai Lai vì mưu sát doanh nhân người Anh Neil Heywood nên cũng bị điều tra.
Tuy nhiên, một số người của đảng Cộng Hòa thuộc Quốc hội Mỹ nghi ngờ, chính phủ ông Obama đã xử lý sai lầm sự kiện Vương Lập Quân, đã giao Vương cho chính quyền ĐCSTQ, trong khi đó, Vương muốn đưa những tài liệu liên quan đến đấu đá cao tầng của ĐCSTQ cho phía Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích, Mỹ không thể bảo vệ bất cứ người nào chạy vào khu vực sứ quán, bởi vì muốn đưa một người ra khỏi chủ quyền một quốc gia thì có sự phức tạp về pháp luật và thực tế. Mặc dù có ngoại lệ, nhưng cũng rất hiếm.
Huống chi Vương Lập Quân là Phó Thị trưởng Trùng Khánh, trước khi xảy ra bất hòa với Bạc Hy Lai đã từng phụ trách công an, Vương cũng không phải là người bất đồng chính trị. Vương nổi tiếng ở Trùng Khánh vì là vô tình và không coi pháp luật là gì.
Những quan chức ngoại giao này cảm thấy, những lý do này không thể giúp Vương có được sự bảo hộ chính trị.
Kenneth G. Lieberthal – Cựu Cố vấn Trung Quốc của chính phủ Clinton nói: “Khi Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ, có 2 việc được xác định: đây là một việc vô cùng lớn, còn có một việc nữa chính là, người này là nhân vật khiến bao người phải ghét”.
Khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trả lời phỏng vấn có nói rằng, Vương Lập Quân không phù hợp với yêu cầu để được Mỹ cho phép tị nạn chính trị, ông ta tham ô hủ bại, tàn bạo, là một kẻ ác, còn là trợ thủ của Bạc Hy Lai, không có điều nào phù hợp để được bảo vệ cả.
Ngày 28/1/2012, do Vương Lập Quân báo cáo tình huống của Cốc Khai Lai với Bạc Hy Lai, Bạc Hy Lai cho rằng Vương Lập Quân đang đe dọa mình, nên đã cho Vương một cái bạt tai, cuối cùng Bạc và Vương lật mặt. Khi Vương phát hiện Bạc muốn hạ thủ với mình, Vương đã cầm theo lượng lớn tài liệu bí mật liên quan đến cao tầng ĐCSTQ chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ để xin được bảo vệ.
Vương Lập Quân là thân tín của Bạc Hy Lai, sau khi Bạc nhậm chức Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, đã đề bạt Vương Lập Quân từ cục Công an Thiết Lĩnh đến làm Cục trưởng Cục Công an Cẩm Châu. Khi Bạc Hy Lai làm Bí thư Trùng Khánh, Vương Lập Quân lại được điều động đến Trùng Khánh làm Cục trưởng Cục Công an Trùng Khánh và Phó Thị trưởng Trùng Khánh.
Nhiều chứng cứ cho thấy, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân không những theo Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng phát động chính biến, mà còn liên quan đến bức hại Pháp Luân Công và mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công.
Tuyết Mai
Xem thêm: