Monday, October 7, 2024
HomeDU LỊCHBLOGNền tảng và mục đích của luật pháp

Nền tảng và mục đích của luật pháp

Lê Công Định

Triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau quan niệm rằng luật thực chất phản ánh đạo đức và những luật tự nhiên bất biến. Triết gia Đức Immanuel Kant tin rằng một mệnh lệnh đạo đức đòi hỏi luật pháp phải được thiết lập trên thực tại, mặc dù chúng nên được giữ như luật tự nhiên thuần túy.

Gustav Radbruch, triết gia luật pháp người Đức, nêu câu hỏi phải chăng bất kể những gì mà cơ quan công quyền cho rằng có lợi cho con người thì đó đều là luật, bao gồm cả sự chuyên quyền và tùy tiện, chẳng hạn xử phạt không cần luật hay đàn áp tùy tiện?

Để trả lời, ông phân biệt lợi ích công và lợi ích tư, rồi nêu tiếp câu hỏi rằng điều gì xảy ra khi luật pháp chỉ phục vụ lợi ích của một người hay một nhóm người có trong tay quyền lực, nhưng lại ẩn dưới danh nghĩa là “lợi ích công”. Và Radbruch kết luận rằng không phải tất cả mọi thứ mang lại lợi ích cho con người đều là luật, mà những gì là luật, chỉ khi đó là lẽ phải và có ích cho tất cả mọi người.

Radbruch quan niệm rằng khi xây dựng hay áp dụng pháp luật cần phải bảo đảm sự vô tư, và sự vô tư không thể có khi pháp luật hay việc áp dụng pháp luật không mang trong đó tính thiện, mà chứa đựng lòng hận thù, sự phân biệt đối xử hay những hành động phi nhân tính.

Như vậy một trong những tiêu chí của pháp luật hiện đại đó chính là sự công bằng. Pháp luật vừa là lẽ phải, vừa thể hiện sự công bằng, tính vô tư, đồng thời là công cụ để chống lại lòng hận thù hay những hành động phi nhân tính.

Do đó, đừng viện lẽ tuân thủ và áp dụng luật trong việc cưỡng chế đất đai hay đối phó hành vi chống người thi hành công vụ, để biện minh cho hành động phi nhân tính trong việc đập phá nơi ăn chốn ở của bao gia đình, lạm sát và bắt bớ thường dân, và đẩy người già trẻ con ra đường trước Tết. Thiếu nhân tính, luật pháp chỉ là công cụ thú tính.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular