Home Bình Luận-Quan Điểm LÊ VĂN MẠNH – TỬ TÙ KÊU OAN GẦN 20 NĂM TRỜI,...

LÊ VĂN MẠNH – TỬ TÙ KÊU OAN GẦN 20 NĂM TRỜI, SẮP BỊ ĐEM RA HÀNH HÌNH

0
104
Tử tù Lê Văn Mạnh và án 'giết người và hiếp dâm trẻ em' dài 10 năm

Hoàng Tuấn Công cùng với Thái Hạo.

Lê Văn Mạnh bị kết án tử về tội hiếp dâm và giết người, nhưng vì chứng cớ buộc tội vẫn còn “thiếu sót”, “mâu thuẫn”, nên đã bị cầm tù và kêu oan suốt 18 năm trời (lâu hơn cả hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng), nhưng cuối cùng vẫn sẽ bị đem ra hành hình.

Tham khảo bài trên báo Thanh Niên:

https://thanhnien.vn/tu-tu-le-van-manh-va-an-giet-nguoi-va-hiep-dam-tre-em-dai-10-nam-185512244.htm

Nếu Lê Văn Mạnh bị oan sai, thì đây sẽ là một sai lầm không thể sửa chữa của Tòa án.

Sự việc này khiến tôi lại nhớ đến bài viết “Lê Thánh Tông và hình luật” của Tiên nghiêm tôi, Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ. 

Trong bài viết này, Cụ đã lấy vụ án Nguyễn Minh Hùng “Vận chuyển trái phép chất ma tuý” làm ví dụ về điều luật “cố ý khép, mở tội người” trong bộ Luật Hồng Đức. 

 Quả nhiên, sau đó, Nguyễn Minh Hùng đã được minh oan, và trở về nhà sau hai lần bị tuyên án tử hình!

Nguyễn Minh Hùng ra thăm Hà Nội sau khi được tự do – Ảnh do luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cung cấp

Bài trên báo Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/an-oan—noi-dau-dai-dang-hai-lan-bi-tuyen-an-tu-hinh-546875.htm

Xin trích bài viết “Lê Thánh Tông và hình luật” (Hoàng Tuấn Phổ):

“…Luật Hồng Đức dành riêng một chương về “Luật bắt bớ và xử án” là một trong những chương luật rất bổ ích đối với công việc hình án hiện nay.

Hãy nói về việc xử án mà dư luận chung rất bất bình đối với những vụ hình sự xét oan sai. Báo Pháp Luật Việt Nam số 302 ngày 18-12-2006 viết về xét xử 

Toà án Nhân dân tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm tuyên án Nguyễn Minh Hùng tử hình.

Toà phúc thẩm TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên huỷ bản án, vì chứng cứ buộc tội không rõ ràng, còn nhiều mâu thuẫn, cấp sơ thẩm không cho các bị cáo đối chất để làm rõ lời khai có liên quan đến xác định hành vi của Nguyễn Minh Hùng. 

Toà phúc thẩm TAND thành phố HCM trả lại bản án yêu cầu xét xử lại. 

Ngày 31-5-2006, toà án nhân dân xét xử sơ thẩm lần hai vẫn xác định đủ căn cứ để buộc tội Nguyễn Minh Hùng “vận chuyển trái phép chất ma tuý” và HĐXX vẫn tuyên phạt Hùng mức án tử hình! 

Toà phúc thẩm TAND thành phố HCM đã phải hoãn phiên xét xử phúc thẩm lần 2 để làm rõ thêm “vấn đề” vì có nhiều chứng cứ chứng minh tính ngoại phạm của Nguyễn Minh Hùng. 

Tại sao HĐXX của TAND tỉnh Tây Ninh cố ý buộc tội tử hình đối với Nguyễn Minh Hùng mặc dù không đủ chứng lý? Nếu rồi đây, toà phúc thẩm lần 2 của TAND thành phố HCM, sau thời gian điều tra thận trọng, kỹ càng, tuyên bố Nguyễn Minh Hùng vô tội, thì HĐXX của TAND tỉnh Tây Ninh có phải đem ra xét xử hay không ?(3)

Cha mẹ Hùng trong ngôi nhà cũ nhớ lại những ngày con bị bắt oan sai – Ảnh: Nguyễn Ngọc

Theo luật Hồng Đức, trường hợp trên thuộc điều luật “cố ý mở, khép tội người”, nghĩa là người không đáng tội mà buộc tội, kẻ đáng tội mà tha bổng, hoặc tăng tội nhẹ làm nặng, giảm tội nặng thành nhẹ. Nếu lỗi ở ngục lại không cẩn thận kiểm xét đối chiếu thì bắt tội ngục lại; nếu lỗi ở ngục quan xét xử không minh thì bắt tội ngục quan; nếu là hình quan xử hình không đúng thì bắt tội hình quan; nếu lỗi ở quan tri từ tụng (viên quan phúc thẩm các việc hình án) xét hỏi lại không cẩn thận thì viên quan ấy phải chịu tội…Mức tội phải chịu phạt như thế nào? Có thể tóm tắt một câu: Người xét xử làm người ta oan sai, phải chịu tội GIẢM MỘT BẬC SO VỚI TỘI NGƯỜI TA BỊ OAN SAI!…”

Như vậy, theo Luật Hồng Đức, thì nếu cố ý khép một người phải chịu án oan TỬ HÌNH, thì kẻ cố ý là hình quan, hay ngục lại ấy phải chịu tội “giảm một bậc so với tội người ta bị oan sai”, đó là CHUNG THÂN! 

Ai quan tâm đến nội dung bài viết của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ, có thể đọc bài theo đường link dưới đây:

https://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/le-thanh-tong-va-hinh-luat.html