Saturday, July 27, 2024
HomeDU LỊCHBLOGLãnh đạo cảnh sát London bị chỉ trích vì "dọa" báo chí

Lãnh đạo cảnh sát London bị chỉ trích vì “dọa” báo chí

BBC

Cảnh sát đô thành London, Scotland Yard, bị chỉ trích vì đã cảnh báo các cơ quan truyền thông không nên xuất bản các tài liệu của chính phủ bị rò rỉ.

Trợ lý giám đốc cảnh sát đô thành Neil Basu, quan chức đứng hàng thứ ba trong ban lãnh đạo cơ quan này, khuyên các nhà biên tập rằng đây “có thể là một vấn đề hình sự”.

Bình luận của ông được đưa ra khi một cuộc điều tra hình sự được tiến hành trong vụ rò rỉ thư tín ngoại giao từ Đại sứ Anh tại Mỹ, ông Kim Darroch.

Năm điều tranh cãi với đại sứ Anh cho thấy về Trump

Rò rỉ điện tín của đại sứ Anh về Trump

Đại sứ Anh tại Mỹ ‘có sự ủng hộ tuyệt đối’ của bà May

Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ từ chức sau bất hòa ngoại giao

Chủ biên tờ Evening Standard, George Osborne, mô tả tuyên bố của ông Basu là “ngu ngốc” và “không đúng mực”.

Cuộc điều tra được Cơ quan chống khủng bố của Cảnh sát đô thành, vốn chịu trách nhiệm quốc gia về điều tra các cáo buộc vi phạm hình sự với Đạo luật Bí mật chính thức, tiến hành.

“Việc xuất bản các thông tin liên lạc bị rò rỉ, biết được thiệt hại mà chúng đã gây ra hoặc có khả năng gây ra, cũng có thể là một vấn đề hình sự,” ông Basu nói.

Ông nói thêm: “Tôi khuyên tất cả các chủ báo, các nhà biên tập và nhà xuất bản của truyền thông xã hội và truyền thông chính thống không xuất bản các tài liệu chính phủ bị rò rỉ mà có thể có được, hoặc có thể được cung cấp, và chuyển chúng cho cảnh sát hoặc trao trả cho người chủ của các tài liệu đó là Chính phủ. ”

Ông Osborne, cựu Bộ trưởng Tài chính, đã viết trên trang Twitter rằng để duy trì sự khả tín của lãnh đạo cảnh sát đô thành, Cressida Dick, nên tránh xa “tuyên bố rất ngu ngốc và thiếu căn cứ này từ một sĩ quan cấp dưới, người dường như không hiểu nhiều về tự do báo chí”.

‘Không phải nước Nga’

Quan hệ Anh - MỹGetty Images
Thủ tướng Anh, Theresa May, luôn khẳng định quan hệ với Mỹ là đặc biệt và quan trọng

Các biên tập viên khác và nhiều nghị sĩ cũng chỉ trích tuyên bố của ông Basu.

Biên tập viên chính trị Tim Shipman của tờ Sunday Times đã hỏi liệu bà Dick đã xóa “tuyên bố độc ác, vô lý, chống dân chủ… mà dám đe dọa bắt các nhà báo vì đăng tải thông tin rò rỉ về chính phủ?”

Ông nói thêm trên Twitter: “Bà có hiểu biết gì về một xã hội tự do không? Đây không phải là nước Nga”.

Peter Spiegel, chủ biên điều hành tờ Financial Times Hoa Kỳ, viết: “Chà, điều này khá là buồn từ một lực lượng cảnh sát lớn trong một nền dân chủ phương Tây. Các vị sẽ làm gì đây, hỡi Cảnh sát Đô thành, bắt giữ chúng tôi ư?”

Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt nói ông bảo vệ “tới cùng” quyền của báo chí để công bố thông tin rò rỉ nếu họ “thấy đó là vì lợi ích công cộng”.

Đối thủ cạnh tranh vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ của ông, ông Boris Johnson nói rằng việc người chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ bị “săn lùng và truy tố” là xác đáng, nhưng thật sai lầm khi cảnh sát nhắm vào giới truyền thông.

Ông Johnson nói: “Một vụ truy tố trên cơ sở này sẽ gây ra sự xâm phạm quyền tự do báo chí và có tác dụng làm nguội lạnh các cuộc tranh luận công khai.”

Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn nói rằng tự do báo chí là “sống còn” và việc có những “bảo vệ đáng kể” để các nhà báo tiết lộ thông tin là đúng đắn.

Nghị sĩ Tom Tugenhadt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, nói với chương trình Radio 4’s Today của BBC rằng yêu cầu truyền thông không công bố các tài liệu bị rò rỉ làm suy yếu an ninh là “một yêu cầu hợp lý”, nhưng ông “nghi ngờ” liệu đó có phải là tội phạm hay không.

US President Donald Trump speaks about advancing American kidney health in Washington, DC, on July 10, 2019NICHOLAS KAMM/AFP/Getty Images
Tổng thống Trump gửi đi 21 tweet trong thời gian hai ngày của cuộc xung đột với đại sứ Kim Darroch

Tuy nhiên, cựu bộ trưởng quốc phòng Michael Fallon nói rằng vụ rò rỉ là vi phạm rõ ràng Đạo luật Bí mật chính thức và cảnh sát được quyền cố gắng ngăn chặn việc tiết lộ thêm.

“Nếu họ [báo chí] đang nhận được tài liệu bị đánh cắp, họ nên trả lại cho người sở hữu hợp pháp của các tài liệu đó”, ông nói với chương trình Today.

“Họ cũng nên nhận thức thiệt hại to lớn đã xảy ra và thiệt hại thậm chí còn lớn hơn do vi phạm hơn nữa luật Bí mật chính thức.”

“Lợi ích công cộng” là gì?

Các nhà báo không đứng trên pháp luật, nhưng được hiểu là “trong một xã hội tự do và dân chủ” truyền thông “nên được tự do đưa tin về các tài liệu bị rò rỉ mà họ tin là vì lợi ích công cộng”, Ian Murray, giám đốc điều hành của Hội các nhà biên tập nói.

Ông Murray khẳng định không có khả năng cảnh sát sẽ ra tay, và nói thêm rằng để buộc trách nhiệm nhà chức trách, các nhà báo sẽ không thể bị bắt nạt để bàn giao các tài liệu.

Ai quyết định những gì là lợi ích công cộng, tuy nhiên, là điều có thể gây tranh cãi.

“Xác định giữa những gì vì lợi ích công cộng và những gì công chúng quan tâm là một ranh giới hết sức khó khăn”, ông Murray nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ý tưởng một cơ quan cụ thể nào đó sẽ đưa ra quyết định đó – hoặc không ai sẽ phải quyết định vì các nhà báo có bổn phận phải “bàn giao” các tài liệu cho cảnh sát là điều “kinh khủng”.

Chính phủ đã mở một cuộc điều tra nội bộ về việc xuất bản các văn bản ghi nhớ, vốn chỉ trích chính quyền của Donald Trump – và đã gây ra phản ứng dữ dội từ tổng thống Mỹ, người đã nói rằng ông sẽ không còn làm việc với Đại sứ Kim Darroch nữa.

Tổng thống Trump đã gán cho vị đại sứ là “một kẻ rất ngu ngốc” sau khi các thư tín bí mật bị tiết lộ, trong đó đại sứ Anh đã gọi chính quyền của ông là “vụng về và thiếu năng lực”.

Ông Kim Darroch đã từ chức Đại sứ vào thứ Tư, 10/7, nói rằng tiếp tục công việc là “không thể” với ông.

Việc từ chức của ông Darroch đã thúc đẩy sự ủng hộ rộng rãi cho ông – cũng như sự chỉ trích với ứng viên ghế lãnh đạo đảng Bảo Thủ, ông Boris Johnson.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular