Thursday, December 26, 2024
HomeBLOGLÀM GÌ KHI BẠN NHẬN ĐƯỢC GIẤY MỜI CỦA NHÂN VIÊN CÔNG...

LÀM GÌ KHI BẠN NHẬN ĐƯỢC GIẤY MỜI CỦA NHÂN VIÊN CÔNG LỰC…

Nguyễn Văn Sơn Trung
Bạn Tiến nhận giấy mời của công an lần hai. Bạn khó mà từ chối, bạn bảo vẫn khỏe mạnh và yêu đời…
Từ việc công dân chết khi làm việc với công an: Phải minh bạch thông tin buổi làm việc
Đã có nhiều vụ bị công an mời đến làm việc rồi sau đó tử vong nhưng hiện chưa có quy định cụ thể về thủ tục “làm việc” được coi là giai đoạn khá nhạy cảm này.
Báo chí đã phản ảnh rất nhiều trường hợp người dân được thông báo là “tự tử” sau khi công an mời lên làm việc hoặc trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam.
Không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố.
Căn cứ điều 10, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Bạn Tiến nhận được giấy mời của cơ quan công an huyện Đắc Song liên quan đến việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội (Luật ANM – Lần thứ nhất https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=959229654559583&id=100014176721813)
Bạn Tiến hiện đang lu bu cho công việc, lo cho con vào dịp khai giảng đến trường trong những ngày đầu năm,… Chiều nay bạn nhận được giấy mời và bạn phản hồi lại cơ quan chức năng cũng bằng mạng xã hội như sau:
Giấy mời được ghi từ ngày 07/9/2020 và nhận được giấy mời vào khoảng 16h40′ ngày 08/9/2020. Họ yêu cầu vào 08h30′ ngày 09/9/2020 đến trụ sở Công an xã Trường Xuân để làm việc.
Theo bạn Tiến thì thời gian mời quá gấp và quá bận rộn nên trả lời ngay và luôn trên trang Facebook cá nhân là:
Ngày mai không đi được. Các đồng chí công an thông cảm cho và hy vọng lần sau đồng chí Đinh Mạnh Cường mời thì cũng cho vài ngày để xắp xếp công việc vì phải làm việc và đóng thuế…
Nếu không có gì quan trọng liên quan đến tội phạm thì mong các anh cũng không nên làm phiền đến người dân. Xin cảm ơn!
Khi bị cơ quan công an mời làm việc hoặc bị triệu tập, tạm giữ, người dân thường rơi vào trạng thái lo sợ, mất bình tĩnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bạn nên nghĩ đến vài điều sau:
1. Bạn là một người lao động phải không nào? Như bao người khác bạn phải làm việc trong giờ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, đúng không?
Vậy thì việc nhân viên công lực mời bạn vào giờ làm việc trong tuần thật là bất hợp lý. (Như giấy mời bên dưới, đề lúc 8h00 sáng thứ Hai). Ai sẽ làm thay công việc của bạn? Người mời bạn có trả công cho bạn hay không? Họ có cử người đến làm thay việc giúp bạn được không? Họ có nuôi bạn không?
Kết luận là bạn cần từ chối hết thảy mọi lời mời trong khung giờ như vậy, với lý do đơn giản là bạn phải làm việc để kiếm kế sinh nhai. Nhớ nhé, quan trọng hơn, bạn hoàn toàn có ĐẦY ĐỦ QUYỀN để làm diều đó.
2. Thế nếu ngoài khung giờ làm việc đó, bạn thật sự có thời gian rảnh, và phần nào đó, cũng muốn trao đổi với nhân viên công lực, thì mình nghĩ vẫn có một khía cạnh kinh tế của cuộc gặp mà bạn cần cân nhắc.
Thời gian cho cuộc gặp đó của bạn thật sự là tiền bạc, vì nó tiêu tốn của bạn khá nhiều sức lực, chi phí đi lại… Rất có thể bạn nên nghĩ đến yêu cầu bên mời bạn trả cho bạn một khoản tiền tương xứng với nó, như yêu cầu của mình dưới đây. Số tiền đấy cũng có thể được sử dụng cho các mục đích thiện nguyện sau đó, nhưng quan trọng hơn, nó cần thiết như một lời nhắn nhủ đến nhân viên công lực rằng, thời gian của công dân là thứ rất quý giá, cần phải TUYỆT ĐỐI TÔN TRỌNG, không bao giờ được có suy nghĩ MUỐN LẤY LÚC NÀO CŨNG ĐƯỢC.
Lý thuyết là vậy, còn bên dưới là ví dụ về thư trả lời của mình, các bạn có thể tham khảo. Copy dùng khi bị mời luôn cũng được, mình không tính phí bản quyền đâu…
Luật Sư Đường Dây Nóng https://www.facebook.com/Luatsuduongdaynong/
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC LUẬT SƯ TRONG ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA CÁC LUẬT SƯ https://www.facebook.com/826607037432876/posts/1049501681810076/
P/s: Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự:
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Từ việc công dân chết khi làm việc với công an: Phải minh bạch thông tin buổi làm việc

PHÁP LUẬT
(PLO) –  Theo Luật TTHS 2015 thì việc lấy cung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh chỉ dành cho bị can. Việc công dân được mời đến làm việc tại đồn công an lấy lời khai vẫn chưa có biện pháp này nên nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra như khi công dân chết ở đồn, thông tin đưa ra được nghi ngờ là do công an đánh chết. Cần phải tranh bị hệ thống này để bảo vệ quyền lợi của công dân cũng như lực lượng công an.

Việc công dân được mời lên làm việc và tử vong tại đồn công an luôn đẩy vấn đề lên cao trào giữa người dân và cơ quan thực thi luật pháp khi mà thông tin chưa thực sự rõ ràng. Người dân cho rằng công dân khi lấy lời khai đã bị đánh đập, còn lực lượng chức năng cho rằng “công dân đã tử tự hay thắt cổ”?

Hai công an ở TP Cần Thơ vừa bị bắt vì liên quan đến cái chết của công dân Nguyễn Chí Hiếu (29 tuổi, ngụ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ). Cơ quan CSĐT thông báo cho gia đình nạn nhân biết là đã khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích.

Theo thông tin từ Cơ quan CSĐT thì anh Hiếu đã tử vong sau ba ngày làm việc với CSGT.

Theo gia đình, khoảng 5 giờ ngày 10/8, anh Hiếu có gọi điện thoại cho người bạn nói là bị CSGT quận Ô Môn giữ từ tối hôm trước và nhờ bạn đến chở về nhà.

Đồng thời, anh Hiếu có nói với bạn là mình bị đau vùng bụng do bị đánh ở đồn công an. Trưa cùng ngày, anh tiếp tục nhờ người bạn chở đi bệnh viện.

Trong giấy ra viện BV đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ chẩn đoán Hiếu bị viêm phúc mạc cấp, sốc nhiễm khuẩn; bị đập đánh, đá, vặn, cắn, cào, hậu phẫu ngày 2 vỡ tá tràng, suy đa cơ quan.
Sau đó, Hiếu được chuyển sang BV đa khoa TP Cần Thơ để chạy thận, đến ngày 13-8 thì tử vong.

Chiều 14/10, lãnh đạo Đội tổng hợp Công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xác nhận vụ việc một người phụ nữ chết sau khi làm việc với cơ quan điều tra Công an thị xã Ninh Hòa.

Thông tin dân đến nguyên nhân công dân “tự sát” cho biết, Công an thị xã Ninh Hòa phối hợp với Công an xã Ninh Sim, kiểm tra hành chính nhà nghỉ Thùy Nhung (thôn Tân Khánh 2, xã Ninh Sim).
Tại đây, lực lượng chức năng bắt quả tang một đôi nam nữ có hành vi mua, bán dâm.

Sau đó, Cơ quan điều tra Công an thị xã Ninh Hòa đã đưa chủ nhà nghỉ Thùy Nhung là bà Huỳnh Thị N (45 tuổi, trú thôn Ninh Sim), cùng một số người về cơ quan điều tra làm việc.

Đến 21h40 cùng ngày, tại phòng làm việc Đội cảnh sát hình sự, cán bộ điều tra thụ lý làm việc với bà N ra ngoài báo cáo lãnh đạo. Tại phòng làm việc lúc này ngoài người phụ nữ còn có một cán bộ điều tra nhưng ngồi, quay lưng về phía bà.

Khoảng 2 phút sau, một cán bộ phát hiện bà N tay cầm kéo, máu chảy nhiều từ vùng cổ. Bà sau đó được đưa tới Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa cấp cứu. Đến 22h15 cùng ngày, người phụ nữ tử vong.

Trong khi đó, người thân gia đình bà N. bức xúc vì vụ việc xảy ra từ đêm 13/10, nhưng đến 8h sáng 14/10, gia đình mới nhận được tin báo của cơ quan công an. Ngoài ra, cơ quan điều tra chưa cung cấp bất cứ thông tin, chứng cứ gì để chứng minh bà N. tự tử tại phòng làm việc của công an.

Những cái chết như vậy thông tin đưa ra rất mơ hồ, người nhà nạn nhân luôn bức xúc vì không hiểu tại sao được mời đến đồn công an làm việc đang khỏe mạnh, nhưng khi gặp lại thì người thân “gần đất xa trời”.

Bên cơ quan công an đưa ra thông báo ngắn gọn là tử tự hay thắt cổ tại đồn, mà không có hình ảnh, hay bằng chứng gì để minh chứng cho cái chết nhanh chóng như vậy.

Điều đó sẽ kéo theo sự phẩn nỗ không phải từ người nhà mà cả cộng động. Họ cho rằng công an đã lạm quyền, vượt qua giới hạn của luật xâm phạm thân thể người khác.

Nghi vấn đặt ra là người nhà tôi thắt cổ ra sao? Tại sao trong đồn công an có nơi treo cổ được? Vụ việc ở Khánh Hòa người nhà còn đặt nghi vấn về lý do gì mà bà N phải dùng kéo đâm vào cổ mình?

Báo PLVN đã có rất nhiều kỳ báo nêu vấn đề việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can không chỉ là hoạt động bắt buộc đối với CQĐT thuộc lực lượng công an.

Nhưng quy định này chỉ được tiến hành với bị can, còn công dân được mời đến làm việc vẫn chưa có biện pháp này. Điều đó rất khó để lực lượng công an giải thích thông tin với người dân một cách thấu đáo.

Khi có những công cụ ghi âm, ghi hình hỗ trợ, thông tin về những sự việc đáng tiếc sẽ được công bố rõ ràng. Lực lượng công an sẽ được “minh oan” nếu như thực sự họ không lạm dụng quyền lực, tránh được việc khiếu nại, tố cáo, gây bức xúc trong dư luận.

Nó cũng là bằng chứng quan trọng khi ghi nhận lời khai mà sau này trong quá trình tố tụng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cơ quan điều tra, xét hỏi. Cán bộ công an khi tiến hành lấy lời khai công dân cũng không dám lạm quyền.

Tuấn Ngọc

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular