Saturday, July 27, 2024
HomeCHÍNH TRỊ - XÃ HỘIKhu vực nhà nước thừa hơn 57.000 biên chế

Khu vực nhà nước thừa hơn 57.000 biên chế

THANH NIÊN

Lê Hiệp

Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 của Chính phủ cho hay, kết quả kiểm toán năm 2017 đã phát hiện thừa biên chế 57.175 người trong khu vực nhà nước.

Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11.4, cho thấy công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt nhiều kết quả, song vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.

Theo báo cáo, thu chi ngân sách nhà nước năm 2017 cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Quốc hội quyết định song công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại một số địa bàn, lĩnh vực chưa quyết liệt.

Cụ thể, nợ đọng thuế năm 2017 là 73.145 tỉ đồng, tuy có giảm so với năm 2016 nhưng còn lớn (nợ thuế bằng 7,6 % tổng thu nội địa). Có 19/63 địa phương thực hiện thu tiền thuế nợ đạt thấp dưới mức 89,9 %. Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương phát hiện tình trạng chi ngân sách nhà nước sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ vẫn còn xảy ra tại nhiều đơn vị.

Đáng chú ý, theo ông Dũng, “chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn quá lớn. Một số địa phương giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp vượt định mức. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức”.

Cụ thể, số liệu từ báo cáo của Chính phủ cho hay, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ lệ trên 50 % tổng kinh phí hoạt động của các đơn vị (khoảng 140.000 tỉ đồng), tăng 2,2 % so với năm 2016.

Bên cạnh đó, theo ông Dũng, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong năm 2017 phát hiện thừa biên chế 57.175 người trong khu vực nhà nước. Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính về công tác quản lý ngân sách nhà nước phát hiện một số địa phương giao biên chế sự nghiệp Giáo dục – đào tạo vượt định mức.

Về  quản lý nợ công, Bộ trưởng Tài chính cho hay việc phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư còn dàn trải, chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao, như: dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông; dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM.

Một số dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ phát sinh rủi ro không trả được nợ, phải thực hiện tái cơ cấu tài chính, chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư hoặc Quỹ Tích lũy phải ứng trả thay, như: dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam của Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy. 

Với một bộ máy hành chính khổng lồ nhất Thế giới tính theo đầu người, Việt Nam đang quản lý theo giáo trình của các giáo sư đến từ “Viện nghiên cứu săn bắn hái lượm anamit”
Đại diện cho 63 tỉnh thành là gần 500 đại biểu, chính phủ với gần ba chục bộ ngành, cùng 63 bộ máy cấp tỉnh và gần 500 huyện thị…
Ngoài ra bộ máy đảng song song tồn tại cũng chén lương từ ngân khố quốc gia .
Có nơi bộ sở ngành có đến 90% là lãnh đạo còn lại 10% là nhân viên, số giáo sư và phó giáo sư, tiến sỹ khoảng hơn 36 ngàn tương đương số bò sữa của Hà Lan … nên cái kim và ốc vít cũng nhập từ nước lạ.
Đề án tinh giản biên chế theo nghị quyết 38 năm 2015 được ban hành nhưng 96.000 nhân sự được tuyển thêm trong một năm rưỡi khiến Quốc hội nghe xong thì bịt mũi nín thở !
Bộ nội vụ và bộ tài chính vô can… ko anh nào mất ghế cả.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular