Sunday, December 22, 2024
HomeTHẾ GIỚIJERUSALEM – DO THÁI (Phần 1).

JERUSALEM – DO THÁI (Phần 1).

Giao Thanh Pham

Với chúng tôi, cuộc hành trình đến Do Thái có 2 ý nghĩa, thứ nhất, là người Công Giáo, thì Do Thái nói chung và thành Jerusalem là một thánh địa mà bất kỳ người tín hữu Công Giáo nào cũng ước mơ có cơ may đến thăm ít là một lần và thứ hai là tò mò muốn khám phá tận mắt những gì đã nghe nói và đã học. 

Con đường từ bên này Biển Chết (Dead Sea) của đất nước Jordan qua bên kia biên giới Do Thái tuy không xa nhưng thủ tục nhập cảnh khá rườm rà và nhiêu khê, đó là chính quyền Do Thái đã dành nhiều ưu tiên cho dân mang cái passport của Mỹ rồi, mà còn như vậy.

Tiến vào biên giới của Do Thái.
Photo by Giao Thanh Pham

Con đường đi vào biên giới giữa Jordan và Do Thái xa cả hơn cây số, chủ đích là nhằm ngăn chặn những người thuộc khối Ả Rập Cực Đoan, những tay sẵn sàng ôm bom tự sát tiến vào đất Do Thái. Có vượt qua được trạm xét ở cửa biên giới, thì cũng còn rất xa để có thể tiến vào lãnh thổ của Do Thái. Tuy nằm giữa sa mạc núi đồi mênh mông nhưng hệ thống phòng thủ ở khu vực biên giới này của Do Thái phải nói là gần như bất xâm phạm. Hàng rào 2,3 lớp, lại được gắn sensors dày đặc, mỗi cái chỉ cách nhau chưa được 2 feet square, nói chung 1 con ruồi cũng khó qua lọt. Trên các ngọn đồi, là những lô cốt có lính canh với súng máy, nhìn cũng hơi ngán … Có lúc phải tự hỏi: “What the heck am I doing here?”.

Biệt thự của dân nhà giàu gần biên giới.
Photo by Giao Thanh Pham

Con đường từ biên giới ở điểm này đến Jerusalem khá xa, hai bên đường cũng vẫn sa mạc đây kia nhưng không bao la và trùng điệp như ở Jordan và Ai Cập. Có nhiều khu vực giàu nghèo khá rõ rệt. Khu nhà giàu thì biệt thự to, khu nghèo thì căn hộ nhỏ và cao tầng chi chít. Khu trung lưu là những khu condos mới, sang hơn rộng rãi và thoáng mát hơn. Do Thái cũng đồi núi mịt mù, bởi thế, những căn condos cao tầng nằm hầu hết ở trên những ngọn đồi. Ở gần biên giới thì cũng hàng rào phân cách, hàng rào khắp nơi từ ngoài xa lộ đến đỉnh những ngọn đồi cao của những biệt thự sang trọng, của những căn condos cao tầng. Chẳng biết do mình tự suy diễn quá đáng vì điện ảnh Hollywood hay không nhưng thấy cuộc sống ở Do Thái ngột ngạt quá, ưu tư quá và lo lắng cũng quá luôn, khối Ả Rập và Do Thái dường như luôn sẵn sàng, chỉ cần thằng nào ho to một cái trước, là thằng kia súng ống răng rắc lên đạn ngay.

Thực phẩm của dân Ả Rập trong khu của họ.
Photo by Giao Thanh Pham

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất, đó là 1/3 đất đai của Do Thái thuộc dạng khá màu mỡ, trồng cấy được nhưng nước lấy ở đâu ra để tưới thì lại là một điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả. Nước ngọt thì họ chỉ có vài cái “biển hồ” không quá lớn để cung cấp cho dân chúng xài, nói chi đến tưới trong nông nghiệp. Trước đây, khoảng đầu thập niên 2010, tôi đã nghiên cứu và đọc khá kỹ về việc Do Thái phát triển dẫn đầu thế giới trong việc “chuẩn bị cho cuộc chiến, đấu tranh với đại nạn thiếu nước ngọt”, giờ mới thấy tận mắt. 

Do Thái có những nhà máy “desalinate salt water – lọc muối khỏi nước biển” để xử dụng. Có tới 75% lượng nước ngọt xử dụng hàng ngày ở Do Thái đến từ những nhà máy này, bỏ xa bất kỳ quốc gia tân tiến nào trên thế giới. Bên cạnh đó, họ còn thu gom đến 90% lượng nước ngọt xả thải, lọc và biến chế để tái xử dụng lại, mặc dù nghĩ cho sâu xa thì cũng thấy hơi … gớm gớm … bởi người Do Thái tái xử dụng nước thải từ mọi ngõ ngách trong nhà của người dân và ngoài cộng đồng để xài lại. Nhờ đó, tuy cũng là một quốc gia ở cái vùng đất khô cằn sa mạc khắp nơi nhưng Do Thái không hề thiếu nước và cũng không hề sợ thiếu nước ngọt để xử dụng trong nông nghiệp, bỏ xa mấy anh Ả Rập trong vùng.

Một bờ biển trong khu vực Tel Aviv.

Dọc 2 bên đường, những cánh đồng lúa mì xanh tươi xa tít tắp đến tận chân những ngọn đồi. Bên cạnh lúa mì, là chuối, Do Thái có những cánh đồng chuối mênh mông bạt ngàn sắp hàng thứ tự. Chuối ở Do Thái giống chuối tiêu của Việt Nam nhưng trái nhỏ hơn và cũng không ngọt bằng nhưng hằng ha sa số. Kế đến là cái loại citrus, bưởi, cam, quít và chanh. Đi đến nhà hàng nào cũng được cho uống nước chanh và uống thoải mái. 

Dân Do Thái ăn uống tạm gọi là khá kham khổ so với dân Mỹ, thực phẩm cũng không quá giàu như của Việt Nam, chủ yếu thực phẩm của họ loanh quanh cũng giống như các nước quanh vùng. Bánh Naan là chính, quệt với các loại humus làm bằng các thứ đậu xay nhuyễn, chủ yếu là đậu nành. Thịt thì có thịt cừu, thịt gà và thịt bò, không có thịt heo. Giống như dân Đạo Hồi, người Do Thái không ăn thịt heo vì theo tôn giáo của họ, máu heo và thịt heo là loại dơ bẩn … trái ngược với dân của các nước Châu Á, thịt heo là chính vì dễ nuôi, ăn tạp và chóng … nặng cân.

“Starbucks Coffee” trong khu vực của người Palestine.
Photo by Giao Thanh Pham

Các quốc gia quanh khu vực thiếu thốn nước ngọt bao nhiêu, thì Do Thái lại chẳng hề lo về đại nạn này tí nào cả. Bên cạnh mùa màng và trồng trọt, Do Thái còn chừa lại khá nhiều đất đai cho cuộc sống thiên nhiên, họ có nhiều Công Viên Quốc Gia và những khu rừng núi tương đối rộng lớn và bao la. Trên những xa lộ, đây kia du khách còn có thể thấy được những cây cầu vượt chỉ dành cho thú hoang xử dụng để băng qua đường mà không sợ bị xe đụng phải. Hệ thống xa lộ bên ngoài thủ đô Jerusalem tương đối cũng khá, thế nhưng càng tiến vào gần thủ đô, đường xá càng chật chội, khó qua lại và kẹt xe cũng không thua bất kỳ thành phố phát triển nào trên thế giới.

Dân số Do Thái hơn chục triệu nhưng họ dồn cả vào 2 khu vực Jerusalem và Tel Aviv nên khá chật chội và đông đảo, lại còn những sắc dân khác cùng chia nhau sống ở trong khu vực nên phải nói là khá ngộp thở … Trên cùng một con đường, chỉ cách nhau vài trăm mét là bước từ khu sinh sống của người Ả Rập qua khu sinh sống của người Do Thái và lẽ đương nhiên, chỉ có họ mới phân biệt được nhau. Mặc dù anh tour guide luôn miệng nói “chúng tôi sống hòa đồng, người Ả Rập cũng như người Do Thái” nhưng tôi không tin được điều này. Không biết là do mình tự suy diễn ra những mối cọ sát giữa người 2 sắc dân 2 tôn giáo ở đây hay không nhưng tôi cảm thấy được sự dồn nén của một nồi áp xuất khổng lồ như chỉ chờ … bung nắp xì hơi ra ngoài.

Điều khó khăn nhất cho du khách (không biết tiếng Ả Rập) khi đến Israel là, chả biết khu vực nào của người Do Thái, cũng chả biết khu vực nào thuộc người Ả Rập, chỉ có thể đoán lờ mờ qua cuộc sống của họ. Cũng chẳng có thể biết được là khu vực nào thì thuộc về người Palestine còn khu vực nào thuộc về Do Thái. Chỉ cần đi ra khỏi Jerusalem về hướng Bắc độ hơn tiếng đồng hồ, là phải đi qua khu vực kiểm soát biên giới và phải có passport sẵn sàng để tiến vào khu vực do người Palestine kiểm soát. 

Đất nước “Do Thái” được chia ra làm 2 khu vực, đất Do Thái kiểm soát và đất Palestines kiểm soát bao gồm khu vực West Bank và giải Gaza. Người Palestine kiểm soát 2 khu vực này và kẹp Do Thái vào giữa, tuy nhiên không như khu vực West Bank, cái giải đất bờ biển gần Tel Aviv mang tên giải Gaza là khu vực cấm kỵ cho du khách nhất là du khách mang passport Anh và Mỹ. Giải Gaza được nhóm khủng bố Hamas kiểm soát chặt chẽ, bước vào đây, là nhiều khi một đi không trở lại … 

*** Còn tiếp …

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid02bM7EnvKvbm5QxUvtGMj6AT5N7UpAT6PvJC1yubsswFEoWcTPdRyhbvUjTrPTd8Ugl

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

  1. I am not sure where you’re getting your info, but good topic. I needs to spend some time learning much more or understanding more. Thanks for magnificent info I was looking for this information for my mission.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular