HỌP QUỐC HỘI VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ

0
336
Getty Images Các đại biểu Quốc hội Việt Nam ấn nút bỏ phiếu cho Luật An ninh mạng tại phiên họp hôm 12/6/2018

Đỗ Ngà

Nghị Quyết đảng là những kế hoạch mà đảng đã đã thống nhất phải triển khai trên đất nước Việt Nam. Nó như là mệnh lệnh cho chính phủ và quốc hội. Sau đó những gì đang quyết định được quán triệt cho những đảng viên. Như ta biết, đảng viên trong quốc hội chiếm đến 96% là đảng viên ĐCS. Trong đó, tổng bí thư kiêm chu tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, bí thư và chủ tịch các tỉnh thành phố đều là đại biểu quốc hội. Nghĩa là những người đứng đầu đảng, đứng đầu nước, đứng đầu chính phủ, đứng đầu tỉnh và thành phố đều làm đại biểu quốc hội. Chính họ là đảng viên từ cấp cao đến cấp trung nắm quyền lãnh đạo rải khắp từ trung ương đến địa phương, chính họ được quán triệt nghị quyết đảng khi họp đảng bộ trước khi họp quốc hội.

Cuộc họp quốc hội là một buổi diễn mà trước đó, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội ở từng địa phương họp đảng bộ đã phân công phân nhiệm cho từng thành viên sẽ phát biểu gì. Tất cả đều bị kiểm soát chặc chẽ. Những phát biểu có vẻ có lợi cho dân cũng là thứ được phân công nhằm mục đích tạo tbứ dân chủ giả hiệu trong vở diễn của Quốc hội. Hãy để ý, một số nhân vật phát biểu để gãi ngứa dân cũng chẳng có ai mới, quanh quẩn vài gương mặt quen thuộc. Và những phát biểu gãi ngứa ấy không bao giờ được luật hoá. Những đại biểu kiểu này chỉ để làm cảnh cho đẹp, họ không có thực quyền ở địa phương hoặc trung ương. Như Dương Trung Quốc là ví dụ, sau một số phát biểu gãi ngứa dân thì về sau thấy sợ, vì nếu hăng quá thành ra quá đà thì sẽ khốn khổ, nên về sau ông ta đã ít nói lại và cố gắng bợ đít chính quyền nhiều hơn. Làm cảnh thi phải biết phận như thế.

Nghị quyết đảng là những kế hoạch của Đảng, trong đó những điều Đảng muốn làm và những điều Đảng được chỉ thị đều đã quy định trong đó. Tất cả những thứ đó đều trái lòng dân và kể cả phản bội tổ quốc. Tất cả đều sẽ đưa ra quốc hội để hợp thức hoá. Đây sẽ là bước khó khăn, vì không khéo, sẽ chọc cho lòng dân nổi giận nên phải nghĩ ra cách phần công những đại biểu diễn kịch, miễn sao nghị quyết Đảng phải được thực hiện, đặc biệt là những chỉ thị của thiên triều phải áp vào luật bằng mọi giá. Đợt trước dự thảo Luật Đặc Khu bị tạm hoãn vì gặp phản ứng dữ dội từ phía nhân dân. Luật An Ninh Mạng thì bị phản ứng ít hơn nên Quốc hội cũng thông qua. Rồi những luật rất ăn cướp như đề nghị “đưa vàng vào tài sản công” cũng được phân công thằng đại biểu ất ơ nào đó phát biểu. Để chi? Để thăm dò dư luận, và nếu thuận lợi nó sẽ tiến đến luật hoá. Không phải ngẫu nhiên mà năm ngoái và năm nay ý kiến này đều vang lên trong Quốc hội.

Câu hỏi đặt ra là, đề nghị ra luật “đưa vàng vào tài sản công” để cứu chính phủ đang bội chi, thì phải hoặc người đứng đầu chính phủ phủ hoặc người đứng đầu bộ Tài chính phát biểu đề xuất chứ sao một lại thằng ất không không liên quan gì đến quản lí ngân sách quốc gia phát biểu? Đây là trò phân công, nó vừa tránh mũi dùi chỉ trích nhắm vào chính phủ và bộ tài chính, vừa để thăm dò thái độ của dân.

Nếu không tập thói quen biểu tình mạnh, những kế hoạch ăn cướp cũng sẽ luật hoá, những chỉ thị từ thiên triều cũng được luật hoá. Và sau mỗi cuộc họp, nhân dân lại bị thòng lọng của Đảng và thòng lọng thiên triều thít lại một ít. Đó chính là con đường phản dân và hại nước của nhóm vừa phản quốc vừa ăn tàn phá hại đất nước.

Đỗ Ngà.

362050cookie-checkHỌP QUỐC HỘI VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ