Sunday, December 22, 2024
HomeBình Luận-Quan ĐiểmHIỆU ỨNG DOMINO VÀ GÓC NHÌN ĐƠN LẬP 

HIỆU ỨNG DOMINO VÀ GÓC NHÌN ĐƠN LẬP 

Huỳnh Thị Tố Nga 

Hiệu ứng Domino, theo định luật vật lý, là một chuỗi phản ứng xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại một điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan toả ra các điểm xa hơn và tạo một chuỗi thay đổi tuyến tính.

Trong chính trị, thuyết Domino là một học thuyết chính trị đối ngoại đề xướng bởi chính phủ của tổng thống Dwight David Eisenhower của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Thế Giới Tự Do và Quốc Tế Cộng Sản. Thuyết đặt tên theo hiệu ứng Domino với hình ảnh quân cờ đầu tiên đổ khiến các quân cờ kế tiếp nó đổ và phá huỷ toàn bộ trạng thái ban đầu của hệ quân cờ. 

Bài diễn thuyết Domino của Tổng thống Eisenhower, được công bố khoảng một tháng trước trận chiến Điện Biên Phủ, cho thấy mục tiêu của Hoa Kỳ là muốn ngăn chặn những nguy cơ bành trướng của Quốc Tế Cộng Sản tại Đông Nam Á bắt nguồn từ Việt Nam. Theo đó, nếu Hoa Kỳ không can thiệp thì phe CS sẽ chiếm cứ Việt Nam và đó là quân bài Domino đầu tiên trở thành chìa khoá đẩy Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sụp đổ vào tay CS. Tổng thống Eisenhower đã quan ngại một Đông Dương CS sẽ tạo lợi thế lớn cho phong trào Quốc Tế CS nảy sinh trên toàn Châu Á và kết cuộc sẽ đe dọa các khu vực còn lại của Thế Giới Tự Do. 

Trong kinh tế, hiệu ứng Domino luôn xảy ra khi một quyết định về kinh tế của Nhà Nước tác động như một chuỗi dây chuyền trong thị trường.

Thị trường với các thành phần liên kết nhau, dựa dẫm vào nhau như những quân cờ Domino. Chỉ cần một kích thích nhỏ tác động (tăng giá hay giảm giá) điển hình là sự tăng giá (là một tác động trong kinh tế vi mô) trên các nhu yếu phẩm do nhà nước quản lý, sẽ có thế dẫn đến một chuỗi gia tăng giá cả của những mặt hàng và dịch vụ khác trên thị trường. Khi có nhiều mặt hàng và dịch vụ bị tăng giá đồng loạt, thì hậu quả có thể dẫn đến tình trạng lạm phát (là một hậu quả trong kinh tế vĩ mô). Khi lạm phát vật giá gia tăng, mà đồng lương thì lại cố định (hoặc tăng lên nhỏ giọt) thì mức sống sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Bộ tài chính chỉ thấy việc tăng thuế sẽ giúp cho ngân sách của nhà nước mà họ không nhìn thấy cái hậu quả Domino kinh tế của hành động tăng thuế và tăng giá cả của những mặt hàng thiết yếu. 

Ví dụ, khi xăng dầu tăng giá thì thuê mướn xe cũng phải tăng giá, taxi tăng giá, cước vận chuyển hàng hóa cũng sẽ tăng lên, mà tăng giá cước chuyên chở lên thì các mặt hàng và dịch vụ cũng phải tăng theo. Với đồng lương thấp kém hiện nay của dân lao động, họ đã vất vả kiếm lấy chén cơm từng ngày, tăng thêm giá xăng dầu và thực phẩm tiêu dùng sẽ đưa họ đến chỗ đói khổ. 

Vì thế, sự tác động vào thị trường là vấn đề phức tạp cần phải có sự tham khảo của các chuyên gia kinh tế, sự hội ý với các nhà đầu tư và sự sáng suốt của chính phủ. Nó cần có sự tính toán chuyên môn ở cả hai tầm vi mô và vĩ mô, dự đoán được những hậu quả có thể xảy ra theo phản ứng dây chuyền, và dự thảo những kế hoạch để ổn định các hậu quả có ảnh hưởng xấu đến thị trường và kinh tế quốc gia.

Nhà nước hiện nay đang nắm độc quyền sự điều chỉnh giá cả của những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, và đó là những mặt hàng thuộc loại không co giãn được mức tiêu thụ (inelastic) cho dù mắc mỏ đến đâu, người dân vẫn phải cần mua. Vì thế, nhà nước phải có những đầu óc kinh tế biết quan tâm để thực hiện kế hoạch, chứ không thể cậy vào độc quyền nắm giữ kinh tế để tăng giá như yếu phẩm một cách vô tội vạ.

Chúng ta đã biết “giá cả” (Price) là biểu hiện bằng tiền của của giá trị hàng hoá, giá cả hàng hoá là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị của loại hàng hoá đó. Khi cung và cầu của một loại hàng hoá về cơ bản ăn khớp nhau thì giá cả phản ánh phù hợp với giá trị của hàng hoá. Khi cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại.

“Giá trị” (Value) của hàng hoá được hiểu như là tổng mức tài nguyên và hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó.

Khi một hàng hoá lưu thông trên thị trường, giá cả của nó xoay quanh “trục giá trị”. Thực tế, nhà đầu tư phải tính toán làm sao để họ có lãi, nên giá cả thực tế sẽ bằng tổng hao phí cộng với lãi, tuy nhiên lãi phải được điều chỉnh sao cho vừa phải để cạnh tranh với các nhà đầu tư sản xuất cùng loại hàng hóa, và điều này có lợi cho người tiêu dùng cuối cùng.

Tất cả các loại hàng hoá khác cũng được lưu thông trong thị trường bằng cách như thế, nên mặt bằng chung của thị trường sẽ tuân theo “nguyên tắc ngang giá”. Vậy nên khi điều chỉnh giá cả một loại hàng hoá phải tuân thủ các quy tắc nêu trên. 

Khi mà nhà nước không thể trực tiếp tăng giá theo quy luật cung cầu của thị trường(phải dựa vào giá cả thế giới), họ nặn ra một loại giá khác là các loại thuế, đơn cử như các loại thuế mà mặt hàng xăng dầu đang phải “cõng” như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Nguồn thu từ thuế “bảo vệ môi trường” nhưng nhà nước không thể xác minh được thuế môi trường thu trên xăng dầu đã được dùng vào việc gì, cải thiện môi trường đến đâu, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng tồi tệ như một ung nhọt trong xã hội.

Thu thì chưa biết có đến được hết trong ngân khố hay không nhưng hậu quả thì thấy quá rõ ràng, tác động của hiệu ứng Domino kinh tế cho việc tăng giá xăng dầu là hàng loạt các loại hàng khác sẽ tăng giá theo, lãnh đạo thì không thể hiểu nổi kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ra thế nào và người dân, nhất là dân nghèo sẽ gánh hết. 

Nhiều chuyên gia trong các bộ ngành của chính phủ hầu như phát ngôn theo công thức chung, đó là việc tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, họ đưa ra những con số mang tính chất nguỵ biện cho sự bóc lột.

Trong số họ, rất nhiều người từng học ở nước ngoài, lĩnh hội được kiến thức chuyên sâu về kinh tế thị trường thế nhưng phát ngôn như người vô cảm. Một là họ thật sự không hiểu, hai là họ cố tình tách ra khỏi sự ảnh hưởng của thị trường và phát biểu một cách nguỵ biện cho sự bóc lột, tôi gọi đó là “sự nguỵ biện cho góc nhìn đơn lập”.

Hiểu rõ về cơ chế thị trường, sự lưu thông của hàng hóa và “hiệu ứng Domino trong kinh tế – chính trị” để hiểu rõ xã nghĩa đang bóc lột như thế nào. 

Im lặng là đồng nghĩa với việc bị vặt lông cho đến khi trụi lũi!

Mấy con “dominoes” trong kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt, Miên, Lào đã hoàn toàn sụp đổ và các lãnh đạo Việt Nam hiện nay đang cầu cạnh để Hoa Kỳ quay trở lại.   

Đêm nằm đọc thơ Trần Nhân Tông, chợt thấy tình hình xã hội Việt Nam từ 1975 đến nay gói gọn trong những câu thơ của ông:

Bỗng trời nổi gió, bụi tung bay

Ông chày say tít, mặc thuyền xoay

Một dãy núi đồi vang tiếng sấm

Chân trời bốn phía mịt mù mây

Sầm sập mưa rơi như thác đổ

Thi nhau ánh chớp xé đêm dày

Bất chợt bão tan, trời lại tạnh

Trăng sáng ngoài thềm, canh mấy đây? 

Khi nào “bão tan” thì phải chờ tương lai, chờ ý thức của gần một trăm triệu con dân Việt!

Huỳnh Thị Tố Nga 

Sep 16, 2023

Bài viết đã đăng 5 năm trước, nay thấy vẫn còn giá trị về nội dung nên đăng lại để mọi người tham khảo. 

Chuỗi Domino được Hoa Kỳ giả định tại Châu á.

————

Hoàng Lạc

Cần xác định kinh tế thị trường định hướng xhcn là một cụm từ vô nghĩa. Tên chính xác của nó là Kinh tế nửa bao cấp, trong đó bao cấp và bù lỗ vô hạn cho các định chế kinh tế nhà nước bằng nguồn lực thu từ “vặt lông vịt” kinh tế tư nhân.

Hoa Kỳ, tại mảnh đất mà ta gọi là Hợp chúng (chủng) quốc Hoa Kỳ. Có hai quốc gia. Tạm gọi là Hoa Kỳ trái và Hoa Kỳ phải. Có thể nói, lịch sử nhân loại sau Đệ nhị thế chiến gần như được đều có liên hệ tới “hai quốc gia” này.

Hoa Kỳ phải đã cho rằng VN là tiền đồn chống cncs, nhưng Hoa Kỳ trái lại thấy một mảnh đất đầy lao động nô lệ với cái giá rẻ như cho. Và chuyện gì xảy ra chúng ta đã biết.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular