VNTB – Thảo Vy
(VNTB) – Ô nhiễm không khí ở TP.HCM đã vào ngưỡng cảnh báo nguy hại kéo dài. Tuy nhiên, vấn đề này không được đặt lên bàn nghị sự tại cuộc họp có tên là ‘bất thường’ của Hội đồng Nhân dân TP.HCM, diễn ra ngày 6-1002019.
Sáng 6-10, Hội đồng Nhân dân TP.HCM (HĐND) họp bất thường, trong đó có xem xét, quyết định về chủ trương để Ủy ban nhân dân TP.HCM (UBND TP) xây dựng chính sách đền bù bổ sung khu 4,3ha Thủ Thiêm.
HĐND TP.HCM còn xem xét, quyết định đối với một số tờ trình khác của UBND TP như tờ trình về mức thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm theo biển số xe cơ giới đường; tờ trình bổ sung dự án Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, HĐND TP.HCM dành thời gian xem xét, quyết định tờ trình của UBND TP về nhân sự.
Đô thị tập trung nhiều nhà cao tầng, dẫn tới chuyển động không khí theo chiều ngang rất kém, thành thử ô nhiễm tồn đọng trong thành phố lâu hơn là ở vùng nông thôn.
Ô nhiễm không khí ở TP.HCM đã vào ngưỡng cảnh báo nguy hại kéo dài. Tuy nhiên, vấn đề này không được đặt lên bàn nghị sự tại cuộc họp có tên là ‘bất thường’ của Hội đồng Nhân dân TP.HCM, diễn ra ngày 6-10-2019.
Sáng 6-10, Hội đồng Nhân dân TP.HCM (HĐND) họp bất thường, trong đó có xem xét, quyết định về chủ trương để Ủy ban nhân dân TP.HCM (UBND TP) xây dựng chính sách đền bù bổ sung khu 4,3 ha Thủ Thiêm.
HĐND TP.HCM còn xem xét, quyết định đối với một số tờ trình khác của UBND TP như tờ trình về mức thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm theo biển số xe cơ giới đường; tờ trình bổ sung dự án Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, HĐND TP.HCM dành thời gian xem xét, quyết định tờ trình của UBND TP về nhân sự.
Chỉ biết thu, thu thêm nữa và thu tận xương tủy (!?)
Không có vấn đề nào liên quan tới sức khỏe của người dân, qua việc các chỉ số cảnh báo về ô nhiễm không khí ở TP.HCM được mang ra bàn luận, để đi đến một nghị quyết về tái lập cây xanh đô thị ở các tuyến đường đã bị đốn bỏ nhằm phục vụ các dự án kinh doanh bất động sản.
Tương tự, để hạn chế ô nhiễm từ khí thải của hệ thống máy lạnh trong cao ốc, chung cư cao tầng, cần thiết ít nhất về mặt thủ tục là ban hành nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc chấm dứt cấp phép mới, và thu hồi các giấy phép đối với những dự án bất động sản nhà cao tầng đã quá hạn khởi công.
Lý do dễ thấy nhất là với đô thị tập trung nhiều nhà cao tầng, dẫn tới chuyển động không khí theo chiều ngang rất kém, thành thử ô nhiễm tồn đọng trong thành phố lâu hơn là ở vùng nông thôn.
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất…
Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm như nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn… gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm, thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu, vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường là hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là ở khu vực nội thành.
Như vậy với thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, dễ dàng gây ngập kéo dài ở đô thị TP.HCM có nguyên do từ việc bê tông hóa đất đai, cây xanh dễ dàng bị chặt hạ với lý do phát triển hạ tầng; và hạ tầng này chủ yếu để phục vụ cho mục đích thương mại các dự án chung cư, cao ốc văn phòng.
Học trò còn biết giá trị cây xanh, huống hồ với những ‘cao cấp chính trị’ của đảng…
Những tuyến đường còn giữ được cây xanh (mặc dù có đốn bớt, không còn phủ dày tàng như trước) đã hiện hữu từ trước năm 1975 tại Sài Gòn, hiện ngày càng ít đi và dễ dàng đếm bằng mười đầu ngón tay khi kể tên, như: Phan Đình Phùng/ Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng là tên đường trước 1975, sau đổi thành Nguyễn Đình Chiểu); Phùng Khắc Khoan; Trần Quốc Toản/ Ba Tháng Hai; Trần Quý Cáp/ Võ Văn Tần; Duy Tân/ Phạm Ngọc Thạch; Trương Minh Giảng/ Trần Quốc Thảo; Huyền Trân Công Chúa; Lê Quý Đôn; Tú Xương; Ngô Thời Nhiệm; Pasteur…
Về lý thuyết tiết thực vật học ở cấp phổ thông cơ sở, cứ trung bình 1 ha cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730 kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10 m2 cây xanh hút hết… Điều đó cho thấy ngay cả cô đảng viên cựu trưởng phòng hành chính – quản trị của Tỉnh ủy Đắc Lắc, mặc dù chưa xong tú tài, có lẽ cô ấy cũng hiểu được giá trị của cây xanh đối với môi trường đô thị.
Đọc tiểu sử các lãnh đạo từ Thành ủy đến HĐND TP.HCM và UBND TP, sẽ thấy tất cả đều từ hai văn bằng đại học trở lên. Trình độ chính trị đều ghi là ‘cao cấp’. Chắc không có ai giống như cái cô thợ gội đầu ở Tỉnh ủy Đắc Lắc. Vậy tại sao những vị công bộc này lại tiếp tục thờ ơ với sức khỏe người dân Sài Gòn?
Nếu tiếp tục cung cách quản trị thành phố bằng nghị quyết đảng, thì cần thiết có một nghị quyết từ HĐND TP.HCM và từ Thành ủy TP.HCM về việc chỉ cấp giấy phép đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng ở một số khu vực được quy hoạch phù hợp.
Một nghị quyết khác cũng từ HĐND TP.HCM và Thành ủy TP.HCM, về yêu cầu tái lập hàng cây xanh hai bên hè đường phố, chí ít cũng như hiện trạng cây xanh đô thị ở Sài Gòn thập niên 80 – 90 thế kỷ trước.
Hàng me trăm tuổi trên đường Nguyễn Du. Phần lớn trong số này nay đã bị đốn hạ. Ảnh Tam Thái chụp năm 2005.