CÔNG NGHỆ 5G VÀ BẪY GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC ĐANG DẦN DẦN THẤT BẠI

0
590
Selena Zen

Ngoài chiến tranh quân sự, thời đại ngày nay, chiến tranh giữa các quốc gia được triển khai một cách tinh vi hơn dưới hình thức chiến tranh kinh tế và chiến tranh công nghệ thông tin. Và, gián điệp là một yếu góp phần rất lớn vào sự thắng lợi, nguy hiểm nhất là gián điệp mạng.

Gián điệp là một chiến lược không còn xa lạ với các quốc gia. Việc sử dụng gián điệp để giữ vững an ninh quốc gia, chống khủng bố, đối phó với giặc ngoại xâm hoặc chống lại những kế hoạch đảo chính,… là một trong những việc làm đã có từ bình minh của lịch sử loài người, khi những nhà nước phong kiến đầu tiên được thành lập.

Kinh Cựu Ước đã đề cập đến sự tồn tại của 12 gián điệp khi đặt chân đến vùng đất hứa của Đức Chúa Trời. Binh pháp Tôn Tử của Trung Quốc đã đề cập đến việc phải xây dựng một đội ngũ gián điệp đủ tinh vi để xâm nhập vào hàng ngũ của địch. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các trận chiến, chiến thắng thường thuộc về quốc gia nào có hệ thống tình báo mạnh hơn đối phương.

Hoat động tình báo, gián điệp được ghi nhận nhiều nhất vào thế kỷ 20. Trong Chiến tranh lạnh từ 1945 cho đến thập niên 1990, Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc dùng rất nhiều gián điệp để thu thập tình báo của kẻ địch, nhất là tình báo về vũ khí hạt nhân.

Vào thế kỷ 21, bên cạnh vấn đề vũ khí hạt nhân, các cường quốc còn mở rộng hoạt động gián điệp vào các hoạt động tình báo mạng, chiến tranh ma túy và những tổ chức khủng bố quốc tế. Và hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên như là một vấn nạn của thế giới về hoạt động gián điệp. Sở dĩ người viết dùng cụm từ ”vấn nạn” bởi vì hoạt động gián điệp của Trung Quốc không đơn thuần ở mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, mà nó đã vượt qua giới hạn, xâm hại trầm trọng lợi ích của các quốc gia khác, xâm hại các giá trị nhân quyền và lợi ích kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia.

HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Hầu hết các hoạt động thu thập tin tức sử dụng gián điệp bằng nhân lực của Trung Quốc không có gì tinh vi, phức tạp, nhưng bù lại số lượng điệp viên Trung Quốc rất đông đảo.

Để thu thập tin tức tình báo, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tuyển dụng một số lượng lớn các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc được điều ra nước ngoài. Các quan chức Cơ quan Phản gián cao cấp Mỹ đã so sánh kỹ thuật tình báo kinh điển của Liên Xô thấy rằng nước này sử dụng rất ít người để thu thập tin tức, còn với Trung Quốc thì lại khác, phương thức hoạt động của Trung Quốc đặt ra khá nhiều vấn đề cho các cơ quan hành pháp Mỹ.

Harry Godfey III, Giám đốc cơ quan phản gián FBI Hoa Kỳ nói: “Bạn thấy đấy, với các mục tiêu nhắm tới, họ đã kiếm chác thu lượm một cách riêng rẽ, gặm nhấm dần dần, lúc này, lúc khác và bạn không có chứng cứ rõ ràng để chúng ta có thể tố cáo những vụ gián điệp này.”

Để tiến hành các hoạt động, gián điệp Trung Quốc thường len lỏi vào các quốc gia khác bằng các hình thức sau: Ngoại giao và cán bộ thương vụ; Thành lập cơ sở văn phòng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Sinh viên Trung Quốc tới các nước phát triển du học hàng năm; Khách du lịch và cả cộng đồng người Hoa đông đảo ở các nước sở tại cũng có thể là gián điệp.

Những năm trở về sau, khi mà công nghệ thông tin bùng phát mạnh mẽ thì nó lại trở thành công cụ gián điệp tinh vi và đáng gờm của Trung Quốc.

Gián điệp mạng cũng không còn là vấn đề mới lạ ở các quốc gia, nhưng điều đáng nói ở đây là Trung Quốc đã trắng trợn sử dụng công nghệ viễn thông qua hình thức kinh doanh để hoạt động gián điệp. Gián điệp mạng có những ưu thế vượt trội so với việc dùng trực tiếp con người: đó là có thể mở rộng mạng lưới rộng khắp; dễ theo dõi, giám sát, ăn cắp dữ liệu mật; các cơ quan An ninh khó có thể phát hiện để ngăn chặn ngay từ ban đầu và thủ phạm dễ chối cãi tội lỗi.

Công nghệ viễn thông càng phát triển thì gián điệp mạng càng trở nên tinh vi và hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong Quân đội Trung Quốc, lực lượng gián điệp – chiến tranh mạng thuộc biên chế của Lực lượng Chi viện Chiến lược quốc gia.

CÔNG NGHỆ 5G – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC ĐANG DẦN THẤT BẠI Ở BƯỚC KHỞI ĐẦU

5G (Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới.

Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo.

Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ có thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn. Mạng 5G dự tính sẽ được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng.

Hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc là Huawei và ZTE đã có những bước đầu triển khai cộng nghệ 5G, xâm nhập hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới. Nhưng thời gian vừa qua, với những bê bối và những chứng cớ tố cáo Huawei và ZTE hoạt động dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ, không đơn thuần là hoạt động kinh doanh, nó đã trở thành gián điệp công nghệ thông tin nguy hiểm cho các quốc gia.

Các thiết bị viễn thông của hai tập đoàn này được lập trình cố tình tạo ra các lỗi ”Back door”, giúp cho An ninh tình báo Trung Quốc có thể theo dõi, giám sát, thu thập và ăn cắp dữ liệu của khách hàng. Cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã theo dõi hoạt động của Huawei và ZTE hơn 10 năm qua và có những bằng chứng rõ ràng về việc Huawei và ZTE là gián điệp cho ĐCSTQ.

Sau Hoa Kỳ, đã có hàng loạt các quốc gia Châu Âu và Châu Á đã tẩy chay các thiết bị viễn thông và kế hoạch triển khai 5G của Huawei như Anh, Úc, Pháp, Đức, Nauy, New Zealand, CH Czech, Nam Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Hoa Kỳ cũng đã thúc giục khối Liên Minh Châu Âu và NATO tẩy chay công nghệ 5G của Trung Quốc.

Sẽ có những lập luận cho rằng các quốc gia trên không thể tẩy chay hoàn toàn cộng nghệ viễn thông của Trung Quốc, vì còn phải sử dụng, phụ thuộc vào nó. Lập luận như thế là sai lầm. Nên nhớ rằng, công nghệ viễn thông phát triển đầu tiên ở Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có hoàn toàn toàn khả năng để triển khai công nghệ và các nước Châu Âu cũng vậy.

Chương trình nghiên cứu công nghệ 5G bắt đầu từ tháng 4/2008, do Machine-to-Machine Intelligence (M2Mi) Corp – một tổ hợp trong NASA Research Park – dưới sự lãnh đạo của Geoff Brown tiến hành.

Sau đó là hàng loạt chương trình nghiên cứu của Châu Âu, Anh quốc, Nam Hàn, Ấn Độ và Israel dành cho công nghệ 5G.

Mãi đến tháng 11/2013, Huawei thông báo kế hoạch đầu tư ít nhất 600 triệu USD vào R&D cho các mạng 5G của mình.

Về thiết bị viễn thông, Trung Quốc chỉ chiếm 5% thị trường vi mạch điện tử toàn cầu. Trong khi Hoa Kỳ chiếm gần một nửa thị trường này. Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu vi mạch với tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD, thậm chí nhiều hơn cho nguyên liệu thô.

Đơn cử như trường hợp ZTE cho thấy rõ rằng, trong lĩnh vực này Trung Quốc dễ dàng phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, cụ thể là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt ZTE sau vụ việc phát hiện ZTE chống lại lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, bán thiết bị viễn thông cho Bắc Hàn và Iran vào tháng 4/2018. Lệnh cấm các công ty Mỹ bán chip và các linh kiện khác cho hãng viễn thông ZTE trong vòng 7 năm. Công ty ZTE thừa nhận rằng, họ cố gắng giải quyết vấn đề với Hoa Kỳ một cách hòa bình, bởi vì các biện pháp trừng phạt đưa công ty đến bờ vực sụp đổ. ZTE phụ thuộc vào các đợt cung cấp chip Snapdragon của Qualcomm và phần mềm của Google, ví dụ, trong việc sản xuất điện thoại thông minh.

Sau đó, ZTE đã phải chi trả cho Bộ thương mại Hoa Kỳ 1.4 tỷ USD để được dở bỏ lệnh cấm.

Bước đầu cho thấy, việc gián điệp Trung Quốc thâm nhập vào các quốc gia hàng đầu thế giới thông qua công nghệ viễn thông đã thất bại. Chúng ta thấy rõ được, hoạt động gián điệp mạng nguy hiểm như thế nào, việc ngăn chặn nó là trách nhiệm của cơ quan an ninh quốc gia kết hợp với các cơ quan, bộ ngành khác để ngăn chặn triệt để.

CÔNG NGHỆ GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, từ năm 2012, Huawei và ZTE đã trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông chính yếu. Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4/2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn này.

Bảo mật thông tin quốc gia ví như mạch máu của chúng ta vậy. Việc chính phủ tạo điều kiện cho gián điệp xâm nhập cũng ví như mạch máu quốc gia đang bị bóp nghẹt lại vậy. Nhất là ĐCSVN dùng công nghệ của Trung Quốc để giám sát, theo dõi những người đấu tranh dân chủ, mục đích chỉ để bảo vệ ĐCS mà không màng đến lợi ích của quốc gia đang bị xâm hại, không hiểu điều đó nguy hiểm như thế nào, hoặc là hiểu nhưng vẫn cố tình làm bởi vì đã quá bám víu vào Trung Cộng.

Trong khi các quốc gia trên thế giới bất an với họa gián điệp Trung cộng thì ĐCSVN lại hồ hởi rước vào và hoan nghênh hợp tác với nó để tạo điều kiện cho Trung cộng lấy cắp dữ liệu mật và giám sát công dân Việt Nam. Quá tệ hại và hết thuốc chữa!

January 19, 2019

Selena Zen
388340cookie-checkCÔNG NGHỆ 5G VÀ BẪY GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC ĐANG DẦN DẦN THẤT BẠI