Chỉ trong nền pháp luật công nhận sở hữu tư nhân về đất đai mới có khái niệm “đất công”, phân biệt với khái niệm “đất tư”. Đất tư là đất thuộc sở hữu tư nhân, còn đất công thuộc sở hữu nhà nước.
Trong nền pháp luật chỉ công nhận sở hữu toàn dân về đất đai, không một chủ thể pháp lý nào là chủ sở hữu đất đai, kể cả nhà nước. Nhân vật “toàn dân” tuy chưa bao giờ là chủ thể pháp lý (nên không có tư cách thể nhân, lẫn pháp nhân), nhưng lại là chủ sở hữu đất duy nhất trên toàn cõi lãnh thổ quốc gia.
(Tưởng tượng ra được nhân vật “toàn dân” như thế cho thấy trình độ tưởng tượng và lão luyện về chữ nghĩa của các lý thuyết gia cộng sản rất thượng thừa, tất nhiên chỉ nhằm mục đích lừa bịp thiên hạ).
Tại Việt Nam toàn bộ đất đai được xem là “tài sản công” (chứ không phải “đất công”), do toàn dân sở hữu, và nhà nước chỉ có quyền đại diện toàn dân để thống nhất quản lý. Cá nhân và tổ chức tuy nhiên có quyền sử dụng đất.
Theo luật đất đai hiện hành, chỉ có hai loại đất liên quan đến chữ “công”, đó là đất sử dụng vào mục đích công cộng và đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Hoàn toàn không có khái niệm “đất công” hay “đất nhà nước” trong luật pháp Việt Nam.
Trở lại vấn đề vườn rau Lộc Hưng, nếu báo chí hay tuyên giáo cố tình lái dư luận theo chiều hướng xem khu vườn rau ấy là “đất công”, thì chúng ta có thể thấy rõ lập luận đó chỉ có thể hoặc là dốt (vì thiếu hiểu biết), hoặc là ngu (vì nói hoài không hiểu), hoặc là lừa đảo (vì bản chất lưu manh cộng sản) mà thôi. Mọi người cần lưu ý!