Chợ Tăng Phú quận 9- cuộc tranh chấp giữa tiểu thương trong chợ và hàng rong ngoài chợ.

0
1066
Khu chợ Tăng Nhơn Phú (chợ Mới)

VNTB / Kiều Phong

(VNTB) – Nền kinh tế Việt Nam đang xảy ra sự tranh chấp khốc liệt giữa chợ truyền thống và cửa hàng tiện dụng mi-ni. Giữa lúc kinh tế khó khăn, các chợ truyền thống đang dần ế khách. Đã vậy, bên ngoài chợ còn đủ loại hàng rong thập phương gánh tới bán không có giấy phép, làm cho cuộc sống của tiểu thương trong chợ đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Ghi nhận tại chợ Tăng Phú-phường Tăng Phú A- quận 9-thành phố Hồ Chí Minh.

Một tiểu thương trong chợ chia sẻ: “Chợ sinh ra để bán hàng anh. Mà công việc thế sao bán được. Nếu mà nộp thuế, nộp tiền nhà vệ sinh, nộp rất nhiều thứ, nộp tiền nhà vệ sinh, giữ xe trong chợ đóng hết, chi phí liên quan trong chợ đóng hết, ngoài đường có đóng gì đâu, nhưng mà họ vẫn quyền họ vụt rác, họ đâu có đóng tiền xây dựng nhà xe. bán, họ vẫn vụt rác dù không đóng tiền rác. Chợ bên trong thì bán không đủ lấy gì đủ ăn, đủ sống.

Cứ mỗi ngày một khan hiếm, một ngày một khó khăn thì dân bỏ chợ. Chợ bỏ không. Muốn thu tiền của những người ngoài đường thì cho họ vào đây họ bán để lấy tiền chỗ, tiền sạp. Để họ bán tràn lan. Bọn em ba mấy, bốn mươi. Làm nghề gì được anh? Hay là xin đi quét rác thuê. Mà tình hình như thế này thì khổ thân quá. Phường không có trách nhiệm gì cho anh em chúng tôi. Thu không thiếu một ồng nào.Không thiếu tiền gì trên đời. Buổi sáng họ sang chợ nhỏ họ mua. Buổi chiều họ ra ngã ba họ bán. Vậy cho nên chúng tôi chẳng biết kêu ai, đề nghị các anh. Các anh giải quyết chúng tôi sao cho đỡ khổ tí. Bao nhiêu người vỡ nợ rồi, chỉ vì không bán được. Bao nhiêu tiền của. Bỏ sạp, bỏ chợ. Bao nhiêu sạp trống kìa. Không còn lối mà sống nữa thì phải bỏ thôi. Chúng em là dân đen, chúng em sống. Dân Việt Nam còn có thêm một chút tri thức. Nếu không thế này thì chết. Thế này thì con cái thất học mất thôi anh ạ.”

Môn bài kinh doanh là 2 triệu đồng mỗi năm. Mỗi tháng còn phải đóng trên dưới 200 000 đồng tiền sạp. Nay vắng khách, khách đi vào được hàng rong chặn hết, thì lấy gì để hoàn vốn? Do đó, hoặc là bỏ sạp, bỏ chợ, hoặc là phải gian lận con cá, ký thịt heo…thì mới có thể tồn tại ở chợ trong thời buổi này. Muốn làm người lương thiện khó, càng khó đối với những người làm nghề buôn bán, dù là buôn bán nhỏ đồ ăn thức uống trong các chợ truyền thống.

Các bà mẹ nội trợ Việt đi chợ mua bó rau, con cá. Nếu vào nhà chợ Tăng Phú thì phải gửi xe, hết 5000 đồng. Tất nhiên nếu ghé xe bên đường mua bó rau rồi đi thì không mất 5000 đồng này, mỗi tháng đến 150 000 đồng nếu đi chợ đều đặn hàng ngày. Tiết kiệm được một khoản kha khá để nuôi con nếu mua ngoài, cho nên các bà mẹ càng ngày càng ít vào chợ truyền thống. Các chợ truyền thống, không riêng gì chợ Tăng Phú, một nét văn hoá của dân Việt đứng trước tình cảnh điêu đứng.

Vậy, câu hỏi cho chính quyền quận 9 là, giải pháp nào cho các tiểu thương trong chợ và những người buôn thúng bán bưng ngoài chợ? Các tiểu thương trong chợ nói rằng chính quyền quận 9 không thể để cho người buôn thúng bán bưng giết chết kế sinh nhai trong chơi được. Nếu cần, người trong chợ khảng khái mời những người ngoài chợ này hãy vào nhà chợ, lấp vào các chỗ trống, sạp trống, đóng phí giữ chỗ đàng hoàng, sòng phẳng cạnh tranh. Các tiểu thương trong chợ sẵn sàng nhường chỗ, còn hơn là ngồi chờ bất công, thua lỗ kéo dài hàng năm trời.

Một phụ nữ tiểu thương khác ở chợ đặt nghi ngờ rằng, các hàng rong trước cổng chợ đã hối lộ cho công an, bảo vệ dân phố để được bán ở đó mà không hề bị càn quét. Ngày này qua tháng khác, những người buôn thúng bán bưng trước cổng chợ, thu lãi được rất nhiều, nhưng không chịu dọn vào các sạp trống ở chợ. Chính quyền quận 9 cần cho cán bộ xuống chợ để giàn xếp ổn thỏa và hài hòa mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên trong chợ và bên ngoài chợ. Cách giải quyết vụ việc của quận 9 sẽ làm mẫu cho nhiều quận khác, tỉnh khác trên cả nước nhìn vào.

438280cookie-checkChợ Tăng Phú quận 9- cuộc tranh chấp giữa tiểu thương trong chợ và hàng rong ngoài chợ.