Ca Sĩ  Hồng Trang: Tiếng Sơn Ca hót trên cành Nguyệt Quế

0
1135
Ca sĩ Hồng Trang - Seattle

Cali Today News – Người con gái có cặp mắt to tròn, cái mũi dọc dừa xếp thẳng tắp ngay ngắn phía trên của phần miệng nhỏ nhắn. Tất cả là sự xếp đặt rất hài hòa trên khuôn mặt xinh xắn tạo cho người đối diện một cảm giác dễ chịu, nhất là khi lắng nghe giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, có lúc rât ví von, như tiếng sơn ca (laverock) hót trên cành nguyệt quế (laurel).

Tôi gặp Hồng Trang lần đầu tiên các đây hai năm trong một sinh hoạt cộng đồng. Bài viết đầu tiên về Hồng Trang, tôi đã đưa ra nhận xét rằng cô là một thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh, lanh lợi, khéo léo, nhưng không kém phần cứng rắn sẽ dễ dàng đi đến thành công. Số là, cách đây hai năm, Hồng Trang loan báo là sẽ tổ chức  một sinh hoạt gây quỹ giúp người đồng hương đang gặp nhiều khó khăn tại quê nhà VN.  Lập tức, dư luận của một số người nghi ngờ và một vài ác ý đã quăng mấy cái “nón cối” vào sinh hoạt nầy. Hồng Trang đã rất mềm mỏng, uyển chuyển giải thích về sự việc mà cô dự định thực hiện.

Hồi đó, tôi đã trực tiếp gặp Hồng Trang, cô nói: “Một lần em cùng mẹ về quê hương lo đám tang cho bà ngoại, em ghi nhận người ở quê ngoại còn cơ cực quá và em tâm niệm là sẽ làm một điều gì đó để giúp họ …”. (Hồng Trang sinh ra ở Đông Hà, Quảng Trị nhưng lớn lên ở Dalat.  Cô cùng thân mẫu đến Hoa Kỳ hơn hai thập niên và cư ngụ tại Seattte. Khi đến Hoa Kỳ Hồng Trang không tìm ra được thân phụ  nguyên là một sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam, nhưng sau một thời gian dài thì Hồng Trang tìm được tông tích bố của mình nhưng ông đã qua dời  vào năm 2003 tại tiểu bang Indiana).

Sau bài viết của tôi trên Báo Người Việt Ngày Nay (Seattle). Hồng Trang trong một quyết định rất cứng rắn là thành lập ngay nhóm “Việt Seattle Circle Of Love” (VSCL) với Hồng Trang là Nhóm Trưởng và nhà hoạt cộng đồng Lê Huy Vũ làm Phụ Tá. VSCL là một Foundation với các thành viên gồm những người trẻ phần lớn là các thân hữu lâu năm trong ca đoàn “Mông Triệu” thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Seattle (Martyr Parish Seattle). Những bạn trẻ giàu lòng từ thiện đã yễm trợ và tích cực cùng nhau làm việc rất khoa học với Hồng Trang. Và, sinh hoạt gây quỹ do Hồng Trang chủ xướng cách đây hai năm được rất nhiều đồng hương ủng hộ đã dẫn đến một thành công vượt xa những dự đoán về tài chánh. Từ đó, Hồng Trang và nhóm “ Viêt Seattle Circle of Love” được nhiều người biết tới mà tôi đã ghi nhận sự việc nầy khắp đó đây trong các sinh hoạt cộng đồng hay tại các tụ điểm văn nghệ.

Mới hồi gần đây, Hồng Trang có bước chuyển mình rất ngoạn mục. Trong một khán phòng rất lớn tại một tụ điểm giải tri nằm rât xa về phía Đông thành phố Seattle.  Một ngày nọ, có chừng trên 1500 khán thính giả. Và, Hồng Trang sở hữu nhiều lợi thế: Một nhan sắc thật rực rỡ và một giọng hát khá tốt, sau khi trình bày một ca  khúc, có đến hàng ngàn bàn tay cùng nhau đưa lên hoan hô, cùng nhau cổ vỏ tán thưởng.

Với một đầu óc ham học hỏi và tính chịu khó, Hồng Trang đã tạo cho mình được một số vốn liếng khá vững vàng về học vấn cũng như về mặt nghệ thuật. Hồng Trang tốt nghiệp cử nhân về Business Administration và Business Information Technology (Double Major) (Quản Trị và Kỷ Thuật Điều Hành Doanh Nghiệp), Cô đã và đang làm việc cho chính quyền quận hạt King (Wa) từ hơn 18 năm qua.

Về ca hát Hồng Trang cho biết là cô không hề học âm nhạc với bất cứ ai hay tốt nghiệp ở một trường âm nhạc nào. Tất cả đều do cô tự học. Hồng Trang nói: “Mẹ em không  có khả năng hay một kiến thức nào về âm nhạc. Em thích ca hát là tự học, có lẽ bắt ngưồn từ dòng máu của bố em vì mẹ em thường kể là  hồi xưa bố rất thích đánh đàn và hát riêng cho mẹ em nghe.  Em biết ca hát  và biết chút ít về dương cầm, em thích ca hát từ hồi còn rất nhỏ . Lúc mới 6, 7 tuổi đã ngêu ngao hát một mình. Lớn lên một chút là tham gia ca hát với rất nhiều đoàn thể văn nghệ thiếu nhi bên quê nhà. Rồi tiếp tục ca hát trong các ca đoàn  của các giáo xứ… Bây giờ, lúc rãnh rỗi em cũng tự hát một mình. Làm bếp cũng hát, ngồi trên xe cũng hát, trước khi đi ngủ cũng hát…”.

Tóm lại, Hồng Trang là một ca sĩ địa phương “nghiệp dư” vừa mới xuất hiện hồi gần đây trên các sân khấu tại các tụ điểm giải trí lớn trong thành phố và đã gây được tiếng vang đối với khán thính giả hâm mộ ca nhạc.

Thế nào là một ca sĩ ngiệp dư (Amateur)? Hiểu sao cho đúng? Trên kệ sách cũ “Goodwill” nằm trên đường Dearborn (Seattle) có mấy cuốn “American Music Teacher” (Barnes and Noble không có bán vì sách xuất bản đã lâu (1987). Sách viết bởi Giáo Sư Howard Irving của Đại Học Alabama at Birmingham. Trong sách nầy ở chương 8 giáo sư Irving có nhận xét về chủ nghĩa nghiệp dư (Amateurism).

Danh từ “Amateur” có nguồn gốc từ động từ “amare” trong tiếng Latin, nghĩa là “yêu”. Như vậy, một ca sĩ nghiệp dư “amateur” là một người yêu mến việc biểu diễn ca hát như là một thú tiêu khiển, để phân biệt với người theo đuổi âm nhạc và ca hát một cách chuyên nghiệp “Professional”, là một nghề để sinh sống.

Là nghệ sĩ nghiệp dư, họ biểu diễn hay hoạt động âm nhạc vì vui như sở thích của mình nhưng nếu muốn, họ vẫn có thể hành nghề âm nhạc như một người chuyên nghiệp. Nghệ sĩ nghiệp dư yêu những gì họ làm và những việc đó giúp họ thư giãn, làm họ hạnh phúc. Ví dụ: ở Seattle, đi chơi đó đây, cá nhân tôi có biết một tay đánh trống (Drumer) rât hay, rất vượt trội  nếu đem so sánh tay nghề của anh nầy với những nghệ sĩ chuyên nghiệp khác. Lúc nào nghe anh nầy solo trống chừng 3 hay 4 phút trong một đêm ca nhạc thì cũng xứng đáng với tiền mua vé vào cửa nhưng anh nầy chỉ xuất hiện trong các show lớn nếu được mời vì anh là một nghệ sĩ chơi trống “nghiệp dư” hay một ghi nhận khác, cách đây gần 200 năm Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) một tay chơi vĩ cầm (Violin) nghiệp dư rất nổi tiếng mà các nghệ sĩ chuyên nghiệp đều phải kính nể hay Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ Bill Clinton  đã làm cho cô thực tập viên Monica Lewinsky “quíu” vì tiếng kèn Saxophone nghiệp dư rất đẳng cấp của ông.

Vì là nghiệp dư nên họ chỉ chú tâm đến những gì liên quan đến đề tài họ ưa thích, không phải chú tâm học để ra nghề có thu nhập.  Hoạt động âm nhạc, ca hát chuyên nghiệp là lòng ham muốn (tiền, danh lợi) hơn là sở thích.  Còn các nghệ sĩ nghiệp dư là người bảo tồn được sở thích một cách thuần túy.  Nói như vậy có thể gây ra sự không hài lòng cho nhiều ca nhạc sĩ chuyên nghiệp đáng kính nhưng đa phần là như thế. Thông thường thì người đời cho rằng “nghiệp dư” khả năng không bằng “chuyên nghiệp” nhưng sự nhận xét nầy nên áp dụng cho đúng người và đúng việc.

Một hôm, tại một tụ điểm ca nhạc, trong giờ break time, có  3 thiếu nữ trẻ rất xinh đẹp đến gặp tôi (người viết), Hai cô vui vẻ cười và một cô nói rất dễ thương : ”Chị Serena hát hay và đẹp quá “chú” giới thiệu  tụi “cháu” với chị Serena đi ”. Tôi đã đã thỏa mãn sự yêu cầu của các bạn trẻ nầy và ghi lại một số hình có posted trên các trang Facebook của cá nhân tôi. Cùng lúc đó, các ca sĩ chuyên nghiệp cũng xuất hiện và bày bán các CD nhưng tôi không thấy những bạn trẻ vây quanh “líu lo”như những ảnh mà tôi đã ghi được đối với ca sĩ Hồng Trang.

Ca sĩ “nghiệp dư” Hồng Trang mà bạn bè thân quen thường gọi là Serena (Tên tiếng Mỹ của HT là Serena Trần) đã có một bước chuyển mình rất ngoạn mục từ một nhà sinh hoạt cộng đồng đến một ca sĩ nghiệp dư được rất nhiều người chú ý đến và được ghi nhận là một ca sĩ dịa phương “nghiêp dư” nặng ký và mới đây những posters có hình của Hồng Trang xuất hiện khắp nơi trong thành phố.

Nguyễn Tấn Lai

348000cookie-checkCa Sĩ  Hồng Trang: Tiếng Sơn Ca hót trên cành Nguyệt Quế