BỨC TRANH DÂN CHỦ CẦN LẮM NHỮNG MẢNH GHÉP

0
474
Việt Nam có 64 triệu người dùng internet

Đỗ Ngà

“Nuôi quân 3 năm dụng quân 1 ngày” là câu nói ai cũng hiểu. Học sinh thì hiểu, học hành nỗ lực suốt 12 năm để có ngày đỗ đạt. Người buôn bán thì hiểu, tích cóp lâu ngày có đủ vốn đánh quả kiếm một vố thật đậm. Nhà quân sự thì nghĩ đúng nghĩa đen câu nói. Nói chung, bản chất của câu nói ấy là gì? Đó là sự tích lũy lâu dài để dùng cho một thời điểm. Cũng có thể nói đó là chiến lược cũng được vì nó nằm trong toan tính của hầu hết mọi người.

Như việc học là sự toan tính có thời điểm đạt được, vì cứ sau 12 năm học phổ thông thì bạn sẽ thi vào đại học. Nó trong tầm tay của mỗi cá nhân. Nhưng có những quá trình tích lũy phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại cảnh, phụ thuộc vào sự đồng lòng hàng triệu người chứ một hoặc một vài cá nhân không tài nào định nổi thời điểm để thành công. Đó là công cuộc dân chủ hoá đất nuớc.

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ hình ảnh lá thư được gửi đến Mark Zuckerberg. Ảnh: AFP

Quá trình dân chủ hoá nó như là bức tranh toàn cảnh được ghép bởi hàng triệu mảnh ghép đơn sắc. Mỗi người trong xã hội là một mảnh ghép. Nếu chưa đủ mảnh ghép thì bức tranh sao thành hình? Ngày xưa cụ Phan Chu Trinh đã đặt mục tiêu “Khai dân trí, chấn dân khí, và hậu dân sinh”.

Khai dân trí là bước đầu, là người ta đi sơn những mảnh ghép đơn sắc để vào kho đợi ngày ghép nối.

Chấn dân khí là việc làm chuẩn bị cho bước bùng nổ để đất nước chuyển đổi sang một nền chính trị mới tiến bộ hơn. Nó là lúc lắp dựng bức tranh toàn cảnh. Phải đủ mảnh ghép thì mới có bức tranh toàn cảnh.

Hậu dân sinh đó là lúc duy trì những giá trị đã xây dựng trước đó. Là lúc mà bức tranh đã hoàn thành và thực hiện sứ mệnh của nó.

Như đã nói việc “nuôi quân 3 năm dụng quân một ngày” nó được áp dụng trong mọi dự định, của cá nhân cũng như tập thể. Nhưng khổ nỗi, người Việt có quan niệm ngắn hạn. Các lớp dạy sinh viên ngoại khóa về kế hoạch cho cuộc đời, các anh diễn giả cũng chỉ dạy quanh quẩn kế hoạch cho cá nhân mà thôi. Nếu trong một đất nước khốn cùng mà con người chỉ biết vun vén cho bản thân thì tất xã hội có sự xâu xé để tồn tại. Xét trên bình diện quốc gia, cá nhân không biết hy sinh cho sự tiến bộ chung của dân tộc, thì dân tộc Việt Nam mãi là dân tộc yếu. Giáo dục con người để trở thành dân tộc yếu là giáo dục thất bại.

Vì thế, bao thế hệ Việt Nam hầu hết là suy nghĩ thiển cận đều đó có sự đóng góp của mấy ông giáo sư tiến sỹ XHCN. Chính mấy ông đó đã tạo ra các thế hệ có chữ nhưng không phải là trí thức đúng nghĩa – những kẻ học xong chỉ biết vun vén cho mình, còn vấn đề lớn hơn là quá trình dân chủ đất nước thì thờ ơ. Để có dân chủ hóa thì cá nhân phải chấp nhận thân phận là mảnh ghép chứ chẳng cá nhân nào là bức tranh toàn cảnh. Nên để có dân tộc mạnh thì đòi hỏi phải có thật nhiều cá nhân biết chấp nhận hy sinh cho ngày mai.

Khi một người ngoại quốc bảo một người Việt rằng “Sao bọn bay không đấu tranh để đánh đổ chính quyền khủng bố mà đầu hàng trốn chạy?”. Anh người Việt đáp “Có đấu tranh cũng chẳng được gì”. Thì ở đây, chúng ta nhìn thấy ngay tầm nhìn của 2 con người. Anh ngoại quốc có tầm nhìn tổng thể, anh ta nhìn ở toàn cảnh dân tộc. Còn anh người Việt là cái nhìn thiển cận, anh ta chỉ nhìn từ bàn chân đến ngực của chính anh ta, anh ta hoàn toàn không hề thấy cái đầu của chính mình.

Người dân Sài Gòn biểu tình ngày 10-6-2018 tại khu vực công viên gần Lăng Cha Cả.

Vậy nên, cần lắm người có học, có lương tri và biết tôn trọng lẽ phải, hãy từ bỏ nguồn tin báo đài, TV mà đến với facebook để khai thác vấn đề gai góc ẩn giấu sau bức màn lừa mị. Để chi? Để nuôi quân 3 năm dụng quân 1 ngày cho thời khắc thay đổi. Để quá trình dân chủ hoá có thêm nhiều mảnh ghép hơn nữa. Để ngày mai dân tộc này có một bức tranh toàn cảnh thật đẹp.

23.08.2018

ĐN

343400cookie-checkBỨC TRANH DÂN CHỦ CẦN LẮM NHỮNG MẢNH GHÉP