Friday, October 4, 2024
HomeDU LỊCHBLOGBÍ ẨN TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

BÍ ẨN TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

Đỗ Ngà

Ngày 19 tháng 2, sau 2 tháng vật lộn với sự bùng phát cúm Vũ Hán thì đồ thị số ca nhiễm bệnh mới của Trung Cộng có chiều hướng giảm dần. Ngay ngày hôm đó, Trung Quốc đã đạt đến 74.500 ca nhiễm. Và cũng đúng vào ngày hôm đó, Hàn Quốc chỉ mới có 51 ca nhiễm, ít hơn Việt Nam hiện nay. Ấy và mà trong những ngày tiếp theo, số ca nhiễm ngày hôm sau cứ gấp đôi so với ngày hôm trước và liên tục như vậy đến 4 ngày liên tiếp làm cho chính quyền Hàn Quốc chới với và tuyên bố bất lực. Tiếp tục 12 ngày sau số ca bệnh mỗi ngày cứ tăng đều từ 1.000 đến 2.000 ca mới và thế giới nghĩ rằng, Hàn Quốc sẽ là Vũ Hán thứ 2. Thế nhưng sau 12 ngày ác mộng đó, đó số ca nhiễm mới của Hàn Quốc bắt đầu giảm rõ rệt và Hàn Quốc được xem như là quốc gia đã khống chế được dịch bệnh quái ác này.

Hãy lấy mốc ngày 19 tháng 2 để ta so sánh tình hình giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngày đó, Trung Quốc đang có số ca nhiễm gấp 1.561 lần Hàn Quốc, đồng thời điều kiện y tế của Trung quốc thì đang quá tải không đủ cho bệnh nhân mới. Ngược lại, lúc đó Hàn Quốc đang dư khả năng y tế để chăm sóc những bệnh nhân mới. Ấy vậy mà sau ngày 19 tháng 2 đó, tình hình dịch bệnh của Trung Quốc giảm dần còn Hàn Quốc thì lại bùng phát. Vậy trong 2 điều có thể nhìn thấy được ấy, chúng ta không thể nào khẳng định Hàn Quốc đang ở trong tình trạng nguy hiểm hơn Trung Quốc. Ấy vậy mà điều khó hiểu đó lại xảy ra, chuỗi ngày sau đó là ác mộng của chính quyền và nhân dân Hàn Quốc. Vậy mấu chốt tạo ra bất ngờ đó là ở đâu?

Và đến hôm nay, khi mà cả Hàn Quốc và Trung Quốc về cơ bản đã kìm hãm được cơn đại dịch thì chúng ta mới có thể phân tích được những điều ẩn giấu làm nên sự khác biệt đó. Để hiểu rõ tôi xin tinh gọn con số ca nhiễm của Hàn và Tàu để minh họa cho dễ hiểu. Để mọi người thấy rõ hướng đi của cơn đại dịch.

Ngày thứ nhất, giả sử Trung Quốc có 8 bệnh nhân mới và số lây bệnh chỉ có 4. Như vậy sang ngày thứ 2, Trung Quốc sẽ có 4 bệnh nhân mới (cứ cho nhiễm bệnh 1 ngày rồi phát bệnh để dễ hiểu) nhưng số người ủ bệnh chỉ có 2. Và cứ như thế, số người nhiễm bệnh mỗi ngày luôn ít hơn số người phát bệnh thì tự nhiên số bệnh nhân mới sẽ giảm dần theo thời gian và kéo theo là cơn dịch sẽ tắt dần theo dạng bong bóng xì hơi. Ngược lại với Trung quốc, nếu ngày thứ nhất Hàn Quốc chỉ có 1 nhân mới nhưng lại có đến 2 người đang bị lây bệnh. Và sang ngày thứ 2, Hàn Quốc lại có 2 bệnh nhân mới nhưng lại có thêm 4 người bị lây bệnh. Và cứ thế, số bệnh nhân hôn sau cứ cao hơn hôm trước nên cơn dịch nhanh chóng lan rộng và chẳng bao lâu vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Vậy là điều quan trọng là gì? Đó là nếu đất nước nào ở trong tình trạng số người lây bệnh nhiều hơn số ca phát bệnh trong cùng một đơn vị thời gian, thì ắt đất nước đó đang ở vào tình thế nguy hiểm chứ không phải là đất nước ấy có số ca bệnh nhiều hay ít. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu trên thế giới có chính quyền nào có thể kiểm soát được số người lây bệnh? Không một chính quyền nào có thể cả. Bởi vì số ca lây nhiễm luôn là ẩn số. Vậy nên, đối với mỗi chính quyền thì họ chỉ có thể làm tốt những gì có thể mà thôi chứ không một chính quyền nào có thể kiểm soát được những thứ vô hình như sự lây nhiễm cả. Việc quan trọng bậc nhất là cần đánh động được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân thì may ra cơn đại dịch mới được kiểm soát. Còn một mình chính quyền dù làm tốt cỡ nào thì đó cũng chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là ý thức của toàn dân.

Được biết ngày 21 tháng 2 khi cả nước chỉ có 291 ca nhiễm thì chính quyền Hàn Quốc đã tuyên bố bất lực. Ấy vậy mà đến ngày 07 tháng 3 khi quốc gia này đã có đến 7.131 ca nhiễm thì Hàn Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh. Có phi lí không? Không phi lí. Cái phi lí là chúng ta đã hiểu sai về tần quan trọng của điều kiện cần mà điều kiện đủ. Rất nhiều người coi nhẹ ý thức dân, đặc biệt là chính quyền CS Việt Nam, chính quyền này rất hay thổi phồng năng lực của mình. Điều này rất nguy hiểm, vì rất có thể điều đó sẽ tạo ra ý thức có phần chủ quan của thành phần ngây thơ trong xã hội. Thành phần nào tin đảng thái quá thì coi chừng chuốc bệnh vào thân. Hãy ghi nhớ rằng, Hàn Quốc là đất nước giàu có, và nền y tế Hàn Quốc là nền y tế tiên tiến nhưng họ bất lực ngay ở mốc 291ca bệnh. Ấy vậy mà ở ngay mốc 7.131 ca nhiễm đất nước này đã kiểm soát cơn đại dịch. Vậy lúc có đến 7.131 cả nhiễm thì ai ra tay cứu cho chính quyền Hàn Quốc? Xin thưa, đấy là ý thức của người dân nước. Ý thức này hình thành nhanh chóng ngay lúc chính quyền đã hoàn toàn không thể kiểm soát nổi.

Như ta biết, khi Hàn Quốc chỉ có 51 ca, thì lúc đó ý thức người dân nước này còn đang rất chủ quan. Chính sự chủ quan ấy nó gây ra tình trạng số người lây nhiễm cao hơn số ca phát bệnh trong cùng thời gian. Và cứ thế số ca bệnh cứ tăng từng ngày. Khi số ca bệnh tăng chóng mặt, người dân hoảng sợ và biết tự cách li và biết tuân thủ những khuyến cáo một cách nghiêm ngặt. Lúc này khi mà cho dù cho số ca phát bệnh đã rất cao nhưng số ca lây nhiễm cứ ít hơn số ca phát bệnh, và cứ thế đại dịch mới dần dần trở về tầm kiểm soát mặc dù chính cơn dịch này trước đó chính quyền hàn Quốc hoàn toàn bất lực.

Vậy qua đây chúng ta rút ra bài học là gì? Đấy là mỗi người dân phải có trách nhiệm với chính mình. Không được chủ quan và tuân thủ mọi khuyến cáo của phía chính quyền đưa ra. Chỉ có vậy mới kiểm soát được dịch bệnh chứ thật sự, dù cho đất nước có rất tiến bộ như Italia hay Hàn Quốc hay Mỹ thì chính quyền cũng điều tỏ ra bất lực ngay khi số ca bệnh còn đang chưa cao. Chẳng có 1 chính quyền nào đủ giỏi để tự mình dập dịch mà không cần ý thức của người dân. Nên nhớ, chỉ có ý thức về phòng chống bệnh tốt trong tất cả mọi người mới có thể ghìm cơn đại dịch khỏi hiểm họa bùng nổ. Quyền lực hay nhiều tiền cũng phải có ý thức, đừng ngu xuẩn không tuân thủ những khuyến cáo thì rất có thể hậu quả của nó là những mất mát không thể nào khắc phục được. Nhớ! Đừng tự cao tự đại làm những điều ngu xuẩn như bệnh nhân số 21 và 34.

-Đỗ Ngà-

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular