(Dưới đây gọi tắt là Bác sĩ)
Bác sĩ phải học chuyên nghiệp ít nhất 8-9 năm, thì mới đc bố trí công việc tự chủ. Rồi muốn hay không, cũng còn phải cập nhật kiến thức chuyên môn không ngừng, cho đến khi thôi hành nghề.
Bác sĩ phải tương tác với các đồng nghiệp đa dạng (phức tạp-tế nhị) gấp 2 lần ngành nghề khác (với bác sĩ khác – cấp trên – với y tá, hộ lý – cán bộ giám định BHYT)
Bác sĩ phải phục vụ, chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho mọi loại người trong xã hội.
Bác sĩ phải giải thích, khuyên-dặn-hướng dẫn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân, ở đủ mọi trình độ nhận thức-khả năng ghi nhớ, sao cho hiểu thì mới đc thôi. Ai quên, hỏi lại, bác sĩ lại phải nói lại.
Bác sĩ phải căng đầu nhớ thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế, để không phải bỏ tiền túi ra đền xuất toán hộ bệnh nhân.
Bác sĩ Việt Nam phải khám – chữa cho lượng bệnh nhân trung bình gấp 3-10 lần bác sĩ ở các nước phát triển.
Bác sĩ không phải là các siêu nhân đc ông trời cử xuống, để cứu giúp con người.
Bác sĩ vẫn phải ăn uống ngủ nghỉ, vẫn phải chăm lo bố mẹ già, nuôi con ăn học, chịu đựng những rắc rối hôn nhân.
Bác sĩ mệt và căng thẳng quá thì cũng sẽ mắc sai lầm hay cáu gắt như bất cứ ai.
Bạn không cần phải tôn kính bác sĩ hơn người làm nghề khác.
Bạn chỉ cần biết những điều trên và tôn trọng họ.
Hôm nay là ngày 27 tháng 2, ngày của bác sĩ Việt Nam. Nếu bạn đồng ý với bài biên, xin hãy copy đăng lại hoặc chia sẻ để bày tỏ sự thấu hiểu và đồng cảm.