Dòng tiền trong dân đổ vào trái phiếu doanh nghiệp đang cạn dần trong khi dòng tiền rút ra ngày càng tăng, khiến kênh huy động vốn ưa thích của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, Bộ Tài chính nước này thừa nhận.
Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh niềm tin của người dân vào trái phiếu doanh nghiệp sa sút nghiêm trọng sau các vụ lừa đảo trái phiếu của các tập đoàn bất động sản Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát bị phanh phui.
Trong khi đó, kênh vay vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản, cũng bị Ngân hàng Nhà nước siết chặt, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản chới với bên bờ vực sụp đổ.
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành 10 tháng qua đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 328.900 tỷ đồng, tương đương gần 14 tỷ đô la Mỹ, tờ Tuổi Trẻ dẫn lời thông tin từ Bộ Tài chính cho biết vào ngày 15/11.
Đáng chú ý là việc sụt giảm này diễn ra như một xu hướng trong năm 2022: quý 1 đạt 134.800 tỷ đồng, sang quý 2 giảm còn 122.400 tỉ đồng, nhưng đến quý 3 còn 65.900 tỉ đồng, tức giảm hơn một nửa so với quý 1. Riêng trong tháng 10, số tiền các doanh nghiệp huy động được qua kênh trái phiếu chỉ là 5.800 tỉ đồng, theo số liệu do Bộ Tài chính công bố.
Ở chiều ngược lại, tốc độ các nhà đầu tư trả lại trái phiếu chưa đến ngày đáo hạn đang tăng nhanh. Bộ Tài chính cho biết khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152.500 tỉ đồng, tăng đến 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Về cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các tổ chức tín dụng, chiếm trên 41% tổng khối lượng trái phiếu phát hành. Khối bất động sản và xây dựng chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng trên 36%, cũng theo số liệu của Bộ Tài chính được Tuổi Trẻ dẫn lại.
Cơ quan này thừa nhận các vụ việc lừa đảo trái phiếu của các Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát đang gây ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ riêng vụ trái phiếu An Đông, công ty thành viên của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã ảnh hưởng đến 40.000 người dân trên khắp mọi miền đất nước với số tiền lên đến 25.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ đô la.
Hiện giờ, các nạn nhân đã mua trái phiếu của An Đông đang rất hoang mang, lo sợ, theo tìm hiểu của VOA, vì phần lớn họ là dân lao động đem tiền dành dụm cả đời gửi tiết kiệm vào ngân hàng nhưng cuối cùng ‘bị SCB dụ dỗ mua trái phiếu’, theo lời thuật lại của họ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác là hoạt động kinh doanh khó khăn của một số tập đoàn, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, và lãi suất ngân hàng đang được nâng lên khiến người dân có xu hướng bỏ kênh trái phiếu để chuyển sang gửi tiết kiệm, Bộ Tài chính chỉ ra.
Hiện tại, bộ đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với các doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn, nhất là nợ các nhà đầu tư cá nhân, để yêu cầu họ có phương án thanh toán đầy đủ trái phiếu đến hạn.
Bộ này khẳng định nguyên tắc ai phát hành trái phiếu người đó ‘tự trả, tự chịu trách nhiệm’ và các doanh nghiệp nào gặp khó khăn ‘phải chủ động đàm phán về việc thanh toán lãi, gốc với các nhà đầu tư’.
Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm tạo khung pháp lý điều chỉnh việc mua bán, kinh doanh trái phiếu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cũng theo Bộ Tài chính.
Tuyên bố mới đây của Bộ Tài chính rằng ‘ai vay, người đó trả’ khiến các nạn nhân của các vụ lừa đảo trái phiếu hết sức hoang mang. Các nạn nhân trái phiếu An Đông nói với VOA rằng họ không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp mà chỉ là người đi gửi tiết kiệm bị ngân hàng lừa vào tròng và nếu nhà nước khộng cứu xét, họ có nguy cơ mất trắng số tiền mồ hôi nước mắt họ làm lụng cả đời mới có được.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://accounts.binance.com/ar/register-person?ref=YY80CKRN
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!