Tạp chí Harper vừa công bố một bức thư ngỏ, có chữ ký của hơn 150 nhà văn, học giả, họa sĩ… Trong đó có những cái tên lớn như Martin Amis, Noam Chomsky, Steven Pinker, Malcolm Gladwell and Gloria Steinem… Nội dung của bức thư cảnh báo về một thời đại dị thường hiện nay của loại tư tưởng không khoan dung, và thư khẳng định rằng quyền tự do lên tiếng, tự do suy nghĩ và khác biệt cần phải được tôn trọng.
Bức thư ngỏ để trên Harper’s Magazine khẳng định cách để đánh bại những ý tưởng tồi, sự đen tối và bịa đặt là bằng cách phơi bày, tranh luận và thuyết phục. Các nhà trí thức khẳng định rằng sự khác biệt và hung hãn của xã hội hôm nay đã dẫn đến một thái độ thỏa hiệp tồi tệ, mang tâm lý tự kiểm duyệt sự thật hay cái đúng để thỏa mãn phong trào.
Nhà văn J.K Rowling (sách Harry Porter), Salman Rushdie (sách the Satanic Verses) và Margaret Atwood (sách the Blind Assassin) là một trong những người ký kết bức thư ngỏ đang mở ra nhiều sự tranh luận, nói rằng sự lan truyền của cách kiểm duyệt im lặng lẫn chủ động, đã dẫn đến một kiểu không khoan dung về quan điểm đối lập của mình, hèn hạ một cách đáng xấu hổ.
Rowling, người có một niềm tin về quyền của người chuyển giới, gần đây đã chứng kiến rất nhiều người hâm mộ Harry Potter xa cách bà, nói rằng bà rất tự hào khi ký bức thư này để bảo vệ một nguyên tắc nền tảng của một xã hội tự do: tranh luận cởi mở và tự do suy nghĩ và phát ngôn.
Rowling mô tả xã hội Mỹ (và có lẽ nhiều nơi khác nữa trên thế giới) đã ngập tràn sự cực đoan và điên cuồng như những năm thời McCarthy. Bà nói “Tôi không thể và sẽ không cắt giảm lương tâm của mình để phù hợp với phong trào đầy tính thời trang của năm”.
Bức thư tiếp tục giải mã những gì mà giới trí thức gọi là một thái độ đạo đức mới và hiện các cam kết chính trị có xu hướng làm suy yếu các tiêu chuẩn của con người, bao gồm quyền lên tiếng tự do, và sự cay độc đối với sự khác biệt. Trào lưu lợi dụng các dẫn chứng xấu xa nhất để phục vụ cho quan điểm cá nhân, vốn thỏa hiệp với trào lưu ý thức hệ phát sinh – đang mô tả một xã hội không có tương lai.
Lá thư cũng chỉ trích việc đã có những biên tập viên bị đuổi việc vì muốn cho ra các tác phẩm gây tranh cãi; sách bị thu hồi vì cớ là không trung thực mà thực chất là kiểm duyệt; các nhà báo bị cấm viết về các chủ đề nhất định có thể gặp phản ứng của phong trào đám đông; các giáo sư bị dò xét thái độ khi trích dẫn các tác phẩm văn học bị coi là có vấn đề trong lớp…
Đừng né tránh, đừng thỏa hiệp và hãy nói lên quan điểm của mình, bất chấp bạn bị gọi tên như thế nào. Sự thật và quyền nhận định là của bạn. Bức thư cô đọng tuyên ngôn đó.
“Chúng tôi từ chối bất kỳ lựa chọn sai lầm nào giữa công lý và tự do, hai điều ấy không thể tồn tại mà không có nhau. Chúng ta cần một nền văn hóa có chỗ cho thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và thậm chí sai lầm. Thậm chí, chúng ta cần bảo tồn khả năng bất đồng thiện chí … Chúng tôi sẽ hành động mà không nên mong đợi công chúng hoặc nhà nước bảo vệ điều đó cho chúng tôi”.
Việc dẫn sự kiện và một số ý trên đây, có lẽ sẽ nhắc bất kỳ ai đọc qua, sẽ nhớ đến hoàn cảnh của NXB Tự Do tại Việt Nam.
Và từ thái độ của những trí thức hàng đầu thế giới, nhắc rằng bạn cũng cần nên sẵn lòng để ký vào một bức thư ngỏ của công lý và tự do khi có dịp, nhắc với chính mình và mọi người rằng một chính quyền văn minh thì sẽ không bao giờ cần phải kinh hãi những cuốn sách, sách không là tội phạm và người giao sách không phải là kẻ thù của chính quyền.