Friday, December 27, 2024
HomeBIỂN ĐÔNGTại sao Úc và Việt Nam không hợp nhau nhiều?

Tại sao Úc và Việt Nam không hợp nhau nhiều?

VNTB-Phương Thảo dịch

(VNTB) – Các đối tác chiến lược cùng có nhiều lợi ích và mối quan tâm chung, đó là Trung Quốc, nhưng vẫn cách xa nhau về giá trị và quyền.

Chỉ vài tuần sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Hà Nội, một dịp ngoại giao để thúc đẩy quan hệ thương mại và an ninh, chính quyền Việt Nam đã chuyển sang buộc tội công dân Úc Châu Văn Khảm với tội danh khủng bố.

Thủ tướng Úc Scott Morrison gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2019.

Trước chuyến thăm cấp cao của Morrison, và trước khi hai bên tổ chức đối thoại nhân quyền lần thứ 16 tại Canberra, nhóm vận động hành lang nhân quyền đã kêu gọi Úc đưa ra trường hợp của ông Châu Văn Khảm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam kể từ tháng 1 vì tội chống phá nhà nước.

Không giống như Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) và Liên minh Châu Âu (EU) thường xuyên và công khai lên án Hà Nội đối xử khắc nghiệt đối với các nhà hoạt động, Úc có cách tiếp cận kín đáo hơn. Morrison đã không công khai đề cập tới trường hợp ông Châu Văn Khảm trong chuyến công du.

Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc nhận định chuyến thăm cấp cao của Morrison, đã làm lu mờ việc giam giữ công dân Úc, vì đây là chuyến thăm song phương đầu tiên của một nhà lãnh đạo Úc tới Việt Nam kể từ năm 1994. ( Các Thủ tướng từ đó tới này tham dự các sự kiện đa phương do Việt Nam tổ chức).

Úc và Việt Nam đang ngày càng thân thiết khi là những người ủng hộ quyền lực trung gian quy tắc của Hoa Kỳ trong khu vực. Chuyến thăm của Morrison nhằm mục đích củng cố mối quan hệ và chuyển đổi từ bạn bè sang bạn bè chí cốt sau khi nâng cấp mối quan hệ từ quan hệ đối tác toàn diện sang chiến lược hồi năm ngoái.

Úc ngày càng coi Việt Nam là đối tác an ninh trong khu vực, bao gồm cả việc duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông.

Trước khi rời Hà Nội, Morrison cho biết mục đích của ông là mở rộng, củng cố và xây dựng các liên minh, các mối quan hệ hiện có trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương của các quốc gia có chủ quyền độc lập tự do chỉ đơn giản là tìm cách trở thành chính mình ở phần này của thế giới.

Tuy nhiên, Morrison đã không nêu tên Trung Quốc khi đề cập đến các quốc gia trong khu vực phải đối mặt với tình trạng “ gây hấn” ở trên biển. Ông tuyên bố: “Nếu chúng ta cho phép chủ quyền hoặc độc lập của bất kỳ quốc gia láng giềng nào của chúng ta phải chịu đựng gây hấn thì tất cả chúng ta đều bị giải tán. Chúng ta chia sẻ mối quan tâm sâu sắc đến sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.”

Úc và Việt Nam có lịch sử hợp tác quốc phòng lâu dài, sĩ quan Việt Nam được đào tạo ở Duntroon từ những năm 1990 và Úc hỗ trợ cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tham gia các đặc nhiệm của Liên Hợp Quốc. Việc nâng cấp các mối quan hệ năm ngoái hứa hẹn nhiều hợp tác quân sự hơn, bao gồm các cuộc tập trận chung đa phương.

Trong đó là các cuộc tập trận Ấn Độ-Thái Bình Dương do Úc dẫn đầu, hiện đang bước qua năm thứ ba khi quân đội Úc Úc hợp tác với các lực lượng vũ trang Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Năm nay, hải quân, không quân và quân đội Úc đã di chuyển trên khắp khu vực trong ba tháng trên hạm đội hải quân Úc tham gia các hoạt động chung khác nhau.

Có thông tin rằng từ năm ngoái rằng quốc gia độc đảng do cộng sản lãnh đạo này cũng có thể sớm tham gia Đối thoại An ninh Bộ Tứ – Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.

Hệ thống chính trị khác biệt và sự ác cảm với dân chủ đa đảng của Việt Nam không phải là một trở ngại thực sự đối với việc gia nhập Bộ Tứ mà là một dấu hiệu cho thấy các cân nhắc chính trị thực sự được ưu tiên trong việc xây dựng một liên minh nhằm bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ .

Mặt khác, Việt Nam cần tất cả các đồng minh an ninh hơn khi Trung Quốc ngày càng gây hấn ở Biển Đông.

Mặc dù không công khai bảo vệ Việt Nam, Pháp và Vương quốc Anh gần đây đã tổ chức thực thi tự do hàng hải khi đi qua Biển Đông nhằm thách thức việc gia tăng xâm lấn vào khu vực của Trung Quốc. Úc vẫn chưa cam kết thực hiện như vậy, điều này chắc chắn sẽ được Hà Nội hoan nghênh.

Trong khi đó, Trung Quốc gây hấn với Việt Nam trong khu vực hàng hải đang tranh cãi. Vào tháng 7, Trung Quốc đã tàu thăm dò địa chấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng Bắc Kinh cho vào đường chín đoạn bất chấp phán quyết của toà trọng tài ở The Hague vào tháng 7 năm 2016.

Hai tháng sau, tàu Hải Dương 8 vẫn còn ở đó trong khu vực Bãi Vành Khăn nơi Việt Nam đang thằm dò dầu khí với Rosnoft của Nga. Tàu dân binh Trung Quốc đối đầu với lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam, không có bên nào lùi bước.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc cố ngăn chặn tham vọng khai thác năng lượng của Việt Nam tại vùng biển tranh chấp sau lần đầu tiên hãng Repsol của Tây Ban Nha phải buộc từ khai thác.

Úc không có lợi ích thương mại trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, và cũng không rõ ràng có bất kỳ công ty dầu khí nào của Úc quan tâm đến việc hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để thăm dò dầu khí ở đó. Điều đó đặc biệt đúng sau khi công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Úc, Santos, đã tách khỏi Đông Nam Á vào năm ngoái trong một động thái cắt giảm chi phí.

Nhưng việc Trung Quốc bành trướng trong khu vực, kể cả nỗ lực thúc đẩy các quốc gia tranh thấp chỉ hợp tác với các công ty nhà nước Trung Quốc để phát triển tài nguyên trên biển, sẽ khiến Úc lo ngại khi Bắc Kinh thống trị một tuyến đường thủy vốn chiếm phần lớn hoạt động thương mại của họ.

Morrison đã cẩn thận thu xếp mối quan hệ rạn nứt giữa Úc với Trung Quốc bằng cách không đề gọi tên Trung Quốc ở Việt Nam. Điều đó có thể đã làm chủ nhà Việt Nam thất vọng.

“Việt Nam hy vọng Úc lên tiếng mạnh hơn trong chuyến công du của ông Morrison”, bà Huong Le Thu thuộc viện Chính sách chiến lược của Úc cho biết và so sánh ngôn ngữ của cuộc đối thoại chiến lược gần đây của Úc- Nhật Bản-Mỹ do Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne ký kết thì mạnh mẽ hơn.

Đây là một nỗ lực có chủ ý (của Morrison) khi không nêu tên Trung Quốc, điều này có vẻ kỳ quặc vào thời điểm thực hiện chuyến công du và việc Úc kêu gọi bảo vệ quy tắc dựa trên luật lệ, cô viết.

Thủ tướng Úc từ chối đối đầu với Trung Quốc là một sự phản ánh về thực tế rằng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Cả Úc và Việt Nam đã phát triển gần gũi hơn với Trung Quốc thông qua thương mại, nhưng một sự thay đổi gần đây về địa chiến lược đã tạo ra một cú hích cho những mối quan hệ sâu sắc đó.

Việt Nam hiện không chỉ phải đối mặt với sự can thiệp và đe dọa của Trung Quốc mà còn theo dõi khi Bắc Kinh hợp tác với những người bạn lâu năm Campuchia và Lào thông qua các kế hoạch phát triển và viện trợ hào phóng.

Gần đây có tin cho biết Trung Quốc đã ký một hợp đồng độc quyền 30 năm sử dụng căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan sẽ gửi hồi chuông cảnh báo ở Hà Nội cũng như Canberra khi Bắc Kinh mở chiến lược sườn phía nam trong các tranh chấp ở Biển Đông.

Úc cũng đang thua xa Trung Quốc trong phạm vi ảnh hưởng truyền thống Thái Bình Dương kể cả ở Timor Leste gần với Úc. Trung Quốc có thể xây dựng một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở đó để khởi động ngành công nghiệp xuất khẩu của quốc gia mới.

Morrison tựa do dự đặt tên Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam có ý nghĩa chính trị thực sự. Nhưng vào thời điểm Việt Nam áp dụng chính sách “thêm bạn bớt thù”, ít kẻ thù hơn, ngoại giao của họ rất khó khăn, nhiều người cảm thấy nhà lãnh đạo Úc có thể đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ hơn, kể cả trong yêu cầu công khai trả tự do cho ông Châu Văn Khảm.

—————————

Nguồn: Why Australia and Vietnam can’t quite get together
https://www.asiatimes.com/…/why-australia-and-vietnam-cant…/

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular