20 bài viết được đọc nhiều nhất của Luật Khoa năm 2019

0
340
LUẬT KHOA

Chúc mừng năm mới!

Chúng ta đã bước sang năm 2020. Nhân dịp này, Luật Khoa xin giới thiệu tới bạn đọc 20 bài viết được đọc nhiều nhất của chúng tôi trong năm 2019. Số liệu truy cập được lấy từ công cụ thống kê Google Analytics. Danh sách này chỉ bao gồm các bài viết được xuất bản trong năm 2019 và không tính các bản tin thời sự.

Số liệu truy cập của các bài viết không nhất thiết phản ánh đúng mức độ quan tâm của độc giả. Lý do là website Luật Khoa bị chặn truy cập từ Việt Nam, bạn đọc hầu như chỉ có thể tiếp cận được bài viết của Luật Khoa qua chức năng đọc bài “chớp nhoáng” (Instant Articles) của Facebook – vốn không bị chặn, nhưng không phải bài nào cũng được Facebook cho hiển thị dưới dạng Instant Articles.

1. Vingroup và sự trỗi dậy của một đế chế kinh tế

Tác giả: John Reed (Financial Times)
Dịch giả: Phùng Anh Khương

Nhà máy VinFast của Vingroup tại Hải Phòng, ngà 25/9/2018. Ảnh: Reuters/Kham.

“Sự trỗi dậy của Vingroup phản ánh chính sự trỗi dậy của Việt Nam – một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Người sáng lập Vingroup là người giàu nhất trong năm tỷ phú của đất nước, theo tạp chí Forbes. Ông có giá trị tài sản ròng là 7,6 tỷ đô-la Mỹ.”

“Một dấu hiệu cho tầm ảnh hưởng khủng khiếp của Vingroup chính là việc một loạt người Việt Nam mà tôi đã phỏng vấn, bao gồm bốn chuyên gia chuyên phân tích tài chính về Vingroup, đều từ chối cho tôi dẫn lời mà có nêu tên họ. Họ sợ Vingroup sẽ không hài lòng.”


2. Nuôi Trung ương Đoàn bằng nuôi một bộ. Đã đến lúc Đoàn Thanh niên 88 tuổi ‘cai sữa’ ngân sách

Tác giả: Duyên Hải

Đoàn đại biểu của Đoàn Thanh niên vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 10/12/2017. Ảnh: Việt Dũng/Tuổi Trẻ.

“Vào ngày 26/3/2019, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập (26/3/1931 – 26/3/2019).

Theo báo cáo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI năm 2017 thì Đoàn Thanh niên (từ đây xin được gọi ngắn gọn là Đoàn) hiện có khoảng 6,4 triệu đoàn viên, trên tổng số khoảng 23,6 triệu thanh niên Việt Nam (từ 16 – 30 tuổi).

Vậy hãy thử xem người thanh niên 88 tuổi này đã sử dụng những nguồn lực nào để “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng” của gần 24 triệu thanh niên mà họ đại diện.”


3. Ngân sách vận hành lăng Hồ Chí Minh tương đương ít nhất một bộ

Tác giả: Duyên Hải

Khu vực lăng Hồ Chí Minh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Bob Ramsak.

“Hồ Chí Minh để lại di chúc mong muốn được hoả táng sau khi qua đời. Nhưng thực tế hiện nay là người dân đang phải đóng thuế để nhà nước… làm trái di nguyện này, với một khoản kinh phí tương đương ít nhất một bộ.”


3. Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

Tác giả: Võ Văn Quản

Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.

“Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.”


4. Khi Tây Nguyên không còn là nhà

Tác giả: Trần Duy

Chân dung bốn trong số hơn 500 người Thượng vượt biên đến Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Thịnh Nguyễn.

“…Biết đâu, trong lúc bạn đang đọc bài viết này, ở đâu đó giữa biên giới Việt Nam với Campuchia hay với Lào, có những người Thượng đang chen chúc nhau trên những chuyến xe buýt vội vã, trốn chạy khỏi Việt Nam.”


5. 30 bức ảnh về thảm sát Thiên An Môn Trung Quốc muốn xóa khỏi lịch sử

Tác giả: Alexandra Ma (Business Insider)
Dịch giả: Phạm Minh Trung

Sinh viên Nghệ thuật Bắc Kinh tạo tượng Nữ thần Tự do ngay giữa Thiên An Môn. Ảnh: Jeff Widener / Associated Press
Sinh viên Nghệ thuật Bắc Kinh tạo tượng Nữ thần Tự do ngay giữa Thiên An Môn. Ảnh: Jeff Widener / Associated Press

“Ngày 4/6 đánh dấu tròn 30 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp dã man cuộc biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn đòi tự do hóa chính trị và kinh tế.”


6. Ba huyền thoại về nội chiến Trung Quốc

Tác giả: Võ Văn Quản

Cuộc gặp của Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông năm 1945. Ảnh: LIFE.

“Nội chiến Trung Quốc 1945 – 1949 là một đề tài ít được nhắc đến trong các nghiên cứu lịch sử phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, những người có tìm hiểu về vấn đề này thì thường rơi vào hai thái cực: ngả hẳn về phía Quốc Dân Đảng hoặc ngả hẳn về phía Đảng Cộng sản.”


7. Cô đơn giữa xứ Cờ Hoa (hai kỳ)

Tác giả: Kiến An

Ảnh: Viettel.

“…’Tôi có thể chịu phiền hà, và anh cũng vậy. Thực tế là cả hai chúng ta đều có thể đi tù…

Nhìn dòng email từ vị đối tác làm ăn người nước ngoài hiện lên trên màn hình, người đàn ông lặng nghĩ. Anh ta có hai lựa chọn: tiếp tục thúc đẩy hoàn tất phi vụ này, hoặc không.

Người đàn ông đó là một nhân vật có thật. Câu chuyện của anh ta diễn ra ở Mỹ từ năm 2013 đến năm 2017.

Khi thử đặt mình vào lịch sử cá nhân của người đàn ông đó, bạn sẽ hiểu rằng sự lựa chọn của anh ta đã không hề dễ dàng.”


8. Văn Mai Hương có nên xấu hổ vì đã phản đối Luật An ninh mạng?

Tác giả: Võ Văn Quản

Ca sĩ Văn Mai Hương. Ảnh: VnReview.

“Sau vụ việc ca sĩ Văn Mai Hương bị phát tán các clip riêng tư được đặt trộm và quay lén ngay trong tư thất của mình, nhiều người dân và cộng đồng mạng phải lên tiếng bảo vệ cô. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm có màu sắc “đấu tranh cách mạng” nhanh chóng lên tiếng chê bai rằng Văn Mai Hương cuối cùng cũng phải lụy tới “Luật An ninh mạng” khi ngày xưa cô này dám lên tiếng… phản đối dự thảo. Nhiều bài viết còn khẳng định vụ việc này chính là để chứng minh cho sự cần thiết của Luật An ninh mạng.

Họ không thể lầm hơn.”


9. Đặng Thị Hoàng Yến kiện Nguyễn Tấn Dũng: Có lý, nhưng cũng rất phi lý

Tác giả: Nguyễn Quỳnh Thiên Trang

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tháng 3/2018. Ảnh: Báo Người Lao Động.

“…báo chí Việt Nam và nước ngoài quan tâm đến tình hình Việt Nam xôn xao vụ việc bà Đặng Thị Hoàng Yến (nay là bà Maya Dangelas – quốc tịch Hoa Kỳ) nộp đơn khởi kiện cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra Tòa Trọng tài ở Paris, Pháp theo Bộ Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL vì đã có các quyết định trái pháp luật khiến bà này bị thiệt hại toàn bộ giá trị đầu tư và lợi nhuận của dự án.

Tuy nhiên, những kiểu khiếu kiện này không quá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam và có thể khiến chúng ta nhầm lẫn các thủ tục tố tụng trong nước với các thủ tục tố tụng công pháp quốc tế; bản chất và mục tiêu của nó. Bài viết này hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về vụ việc và từ đó cũng dễ tiếp nhận các thông tin trong tương lai hơn.”


10. 6 nguồn tin đáng chú ý về Biển Đông

Tác giả: Phùng Anh Khương

Lính Trung Quốc tuần tra tại một đảo nằm trong quần đảo Trường Sa. Ảnh: ReutersREUTERS/Stringer/File Photo

“Một người theo dõi tin tức không rành về luật biển, không quan tâm lắm đến các tranh luận về ‘fake news’ hay ‘quyền được biết’ có thể làm gì, khi người đó đơn thuần chỉ muốn biết những gì đã và đang diễn ra trên Biển Đông?

Người đó bắt buộc phải tin vào năng lực tự thẩm định và chắt lọc thông tin của chính mình. Bài viết này có mục đích giúp đỡ một người theo dõi tin tức như thế.”


11. Vingroup và giấc mộng chaebol

Tác giả: Võ Văn Quản

Khu Vinhomes Central Park của Vingroup tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nikkei.

“Theo cách hiểu tích cực nhất, Vingroup có lẽ đang được nhà nước bảo vệ và ưu đãi vì nó là hạt giống sáng giá cho sức cạnh tranh quốc tế mới, cho khả năng kiểm soát thị trường nội địa và tương lai phát triển kinh tế thần tốc.

Nhưng ngay cả với cách hiểu đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua những hệ quả lâu dài đã được thực chứng mà hệ thống chaebol của Hàn Quốc và zaibatsu của Nhật Bản đã gây ra.”


12. Những định kiến từ một phiên toà

Tác giả: Hồng Hạnh

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên toà ly hôn ngày 20/2/2019. Ảnh: Afamily.

“Có lẽ tỷ suất người đọc của làng báo Việt Nam, trong một tuần vừa qua, đã đạt đủ chỉ tiêu cho cả năm 2019. Vụ ly hôn tốn nhiều giấy mực và dung lượng 4G của vợ chồng chủ sở hữu tập đoàn café Trung Nguyên đã phủ sóng hết mọi ngóc ngách của đời sống báo chí và không gian mạng, làm bật tung những tranh cãi và tạo ra hàng trăm câu trích dẫn mang phong cách ‘đắc nhân tâm’.”


13. Nghĩa trang niềm tin ở Hạ Đình

Tác giả: Thanh Vũ

Nỗi sợ từ vụ hỏa hoạn độc hại ở Nhà máy Rạng Đông vẫn đeo bám người dân Hạ Đình. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

“Hoàng hôn của Rạng Đông là một nghĩa trang, nơi chôn cất mọi niềm tin của người dân với một chính quyền.”


14. Việt Nam nợ Campuchia một lời xin lỗi

Tác giả: Hoàng Anh

Gỗ được tìm thấy tại một cơ sở của Hoàng Anh Gia Lai ở Campuchia (Ảnh: Global Witness).

“…nhân dịp 40 năm ngày Việt Nam chiến thắng quân Khmer Đỏ ở Campuchia, truyền thông Việt Nam cũng phát đi một thông điệp chủ quan không kém: ‘thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi‘.

Đúng sai thế nào thì hạ hồi phân giải. Nhưng thực tế là, Việt Nam chúng ta đang nợ Campuchia một lời xin lỗi.”


15. Việt Nam có thể buộc phải cứng rắn hơn với Trung Quốc sau vụ đối đầu ở bãi Tư Chính

Tác giả: Stratfor
Dịch giả: Nguyễn Thảo Chi

Ảnh: RFI.

“Do tranh chấp lãnh thổ, việc thăm dò năng lượng ở Biển Đông là nguyên nhân chính gây ra xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Bắc Kinh đã ra sức hạn chế hoặc ngăn chặn các quốc gia khác theo đuổi các dự án khoan thăm dò nằm trong khu vực mà họ cho là đang tranh chấp. Một số quốc gia như Philippines chọn cách phản ứng nhẹ nhàng là làm việc với Bắc Kinh. Nhưng những nước khác, chẳng hạn như Việt Nam, đã quyết định tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng với các nước khác.”


16. Vương quốc Anh có thể can thiệp vào Hong Kong?

Tác giả: Võ Văn Quản

Cờ Hong Kong thời còn là thuộc địa của Anh tung bay trong một cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ, ngày 7/7/2019 tại Hong Kong. Ảnh: Reuters.

“Tiêu đề nghe có vẻ rất buồn cười. Hong Kong là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, dù có được gọi là đặc khu hành chính, đặc khu kinh tế hay bất kỳ thứ gì khác đi chăng nữa. Vậy Vương quốc Anh, một cựu thực dân chiếm đóng Hong Kong bằng vũ lực trước đó, làm gì có quyền có tiếng nói trong công việc nội bộ của Trung Quốc?

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc lại không đơn giản như thế.”


17. Hệ giá trị giang hồ và bài học từ Hong Kong

Tác giả: Võ Văn Quản

Khá Bảnh (trên, trái), Dương Minh Tuyền (trên, phải) và dàn nhân vật phim “Người trong giang hồ 4. Ảnh: Tổng hợp.

“Thập niên 1990 là thiên đường của làn sóng tội phạm, những vụ cướp đậm chất Hollywood và một thế giới giải trí được cho là có cảm tình với giới giang hồ (hoặc bị ép có cảm tính với giới giang hồ). […]

Cách mà Hong Kong đối phó với sự rung chuyển của hệ giá trị chính thống, chủ yếu thông qua con đường chống tham nhũng, cải thiện sự hiệu quả và kết nối của cơ quan công quyền đối với dân chúng rất đáng để Việt Nam xem xét trong xu thế xã hội hiện nay.”


18. Kinh tế hai miền thời chia cắt dưới góc nhìn của CIA

Tác giả: Võ Văn Quản

Một loạt các biển hiệu quảng cáo tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa. Nền kinh tế miền Nam Việt Nam khá nổi tiếng với khả năng tự thân vận động trong các ngành hàng công nghiệp nhẹ, dịch vụ. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

“Mức độ phát triển và năng lực kinh tế của quốc gia Việt Nam Cộng hòa (VNCH), hay miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn tồn tại của nó từ năm 1954 đến 1975 là một câu hỏi gây tranh cãi hơn 40 năm nay.”


19. Hùng Vương, huyền sử hay lịch sử? Một góc nhìn từ chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Võ Văn Quản

Lễ hội Đền Hùng năm 2018 tại Phú Thọ. Ảnh: TTXVN.

“Mang nhiều chi tiết thần thoại, thuyết Hùng Vương quảng bá cho nguồn gốc thần thánh, khác biệt của tộc người Kinh chiếm đa số, cùng đó thể hiện mối liên kết huyết thống của bất kỳ nhà nước nào đang tồn tại trên toàn cõi Việt Nam.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975), tuy đối địch nhau, hai miền Nam – Bắc luôn cố gắng tận dụng câu chuyện Hùng Vương cho mục đích của mình.”


20. Bốn vấn đề của vụ “Mỹ đòi Trung Quốc trả nợ thời nhà Thanh”

Tác giả: Nguyễn Quốc Tấn Trung

Một tấm trái phiếu do triều đình nhà Thanh phát hành năm 1911 để xây dựng tuyến xe lửa Hukuang. Ảnh: antique-collecting.co.uk.

“Thông tin Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỷ USD trái phiếu thời nhà Thanh tạo nên nhiều thông tin và ý kiến trái chiều về những khoản nợ lịch sử của một chính quyền không còn tồn tại. Liệu những khoản nợ này có hiệu lực pháp lý?”

Bạn có biết…

… Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.

Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.

Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.

501460cookie-check20 bài viết được đọc nhiều nhất của Luật Khoa năm 2019