Trương Châu Hữu Danh
Sau 3 năm ký hợp đồng xử lý chất thải với tỉnh Long An, dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy. Đây là dự án của “Vua rác” David Dương – quốc tịch Mỹ, chủ sở hữu bãi rác Đa Phước đang gây ô nhiễm cả một khu vực ở TPHCM.
Miễn phí đất khủng
Ngày 6.4, UBND tỉnh Long An cho biết, dự án xử lý rác của ông David Dương cho đến nay vẫn chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sau 3 năm ký hợp đồng với tỉnh. Trước đó, vào tháng 4.2015, ông David Dương – Tổng Giám đốc CTCP Xử lý chất thải Việt Nam – Long An và ông Phan Nhân Duy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (TN&MT) Long An đã ký hợp đồng nguyên tắc về xử lý chất thải tại Khu công nghệ Môi trường xanh Long An do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư. Khu công nghệ Môi trường xanh Long An là một trong những dự án cụ thể hóa chủ trương của Long An nhằm phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (ưu đãi về thuế, thuê đất, tín dụng…), các dự án của nhà đầu tư trong nước thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp tỉnh. Đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi được Thủ tướng phê duyệt, UBND tỉnh mới có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đầu năm 2016, UBND tỉnh Long An đã trình dự án ra trung ương. Sau đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định cho VWS “thuê đất” với giá “miễn phí” vì là dự án hoạt động theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP.
Cũng cần nói thêm, ngoài giá trị đất hàng ngàn tỷ đồng được “giao không”, tài sản trên đất là rừng tràm lâu năm, trị giá cũng vào khoảng 200 tỷ đồng cũng thuộc quyền quản lý của VWS nếu dự án được thông qua.
Tuy nhiên, cho đến nay, dự án chưa được Thủ tướng phê duyệt nên UBND tỉnh Long An chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông David Dương. Đồng thời, UBND tỉnh Long An cũng thu hồi các quyết định cho thuê đất đối với VWS. Như vậy, sau 3 năm ký kết hợp đồng, VWS vẫn chưa rõ số phận của mình trên đất Long An.
Bài học Đa Phước
Ông David Dương là người sáng lập VWS. VWS là chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác của thành phố với khá nhiều “tai tiếng” trong nhiều năm gần đây.
Những tai tiếng của VWS đã được ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu ra và đăng tải công khai trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là việc UBND TP.HCM thanh toán chi phí cho VWS cao hơn so với các doanh nghiệp cùng sử dụng công nghệ chôn lấp. Hàng năm ngân sách TP.HCM chạy vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp này 3 triệu USD. Chưa kể Nhà nước phải thanh toán tăng hằng năm 3% giá xử lý rác cho VWS, trong khi các doanh nghiệp khác không được tăng như vậy. Bên cạnh đó là việc bất hợp lý khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác Phước Hiệp để chuyển về khu xử lý rác Đa Phước của VWS. Và vì sao mấy năm qua TP.HCM không thực hiện đấu thầu xử lý rác?
Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có sự “can thiệp công nghệ” hiện đại của Mỹ, và TP.HCM mỗi ngày phải mất hơn 49.000 USD để chi trả cho việc xử lý rác ở đây. Công nghệ hiện đại ở đâu chưa thấy, nhưng việc gây ô nhiễm từ bãi rác này khiến người dân quanh vùng lên tiếng phản đối kịch liệt. Kết luận của Thanh tra TP.HCM năm 2017 về hoạt động của bãi rác Đa Phước cho thấy nhiều điểm bất thường về chủ đầu tư VWS. Vì theo hợp đồng VWS ký với Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 28.2.2006, VWS sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp.
Tuy nhiên, trên thực tế VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm. VWS cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28.12.2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 – 3.000 tấn/ngày.
Tại khâu xử lý nước rỉ, bãi rác Đa Phước đưa vào hoạt động từ năm 2007 nhưng phải đến 31.12.2015, Sở TN&MT mới ban hành quy định về kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước không có ai giám sát về các công tác cung ứng dịch vụ.
Bảo mật cho dự án
Gây tai tiếng tại dự án Đa Phước, VWS lại khiến dư luận xôn xao khi được ưu ái giao cho diện tích đất quá lớn đã được TPHCM bồi thường với số tiền rất lớn mà không thu được đồng nào từ VWS. Theo quy hoạch, Khu Công nghệ Môi trường xanh thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cách trung tâm TP.HCM khoảng 55-60km (đi theo hướng Quốc lộ 1A) có diện tích 1.760 ha.
Tuy nhiên, thực tế khu đất dự án này do UBND TP.HCM chi tiền ngân sách đền bù giải phóng mặt bằng vào năm 2005 với số tiền gần 200 tỷ đồng và VWS dù không tốn bất cứ chi phí nào, vẫn nghiễm nhiên là chủ đầu tư của dự án. Cũng cần nói thêm, quy hoạch dự án này đã có từ năm 2002, được cho là sẽ xử lý rác cho TPHCM và Long An trong vòng 100 năm.
Sau khi ký hợp đồng xử lý rác với Long An, Dự án này được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 12.9.2015, có thể tiếp nhận và xử lý 40.000 tấn chất thải các loại/ngày. Dự án có tổng vốn đầu tư giai đọan 1 là 450 triệu USD, tổng diện tích 1.760ha tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, Long An. Với diện tích khủng như thế này, bãi rác tại Long An của ông David Dương rộng gấp 13 lần so với bãi rác Đa Phước – cũng của ông David Dương. Hiện bãi rác Đa Phước đang gây hôi thối vả một vùng rộng lớn phía nam TPHCM. Còn nếu so với bãi rác lớn nhất Miền Bắc (bãi rác Nam Sơn, rộng 83ha) thì bãi rác tại Long An diện tích gấp đến 21 lần.
VWS có chứng nhận đầu tư, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày 30.12.2015 đã ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng giai đoạn I cho dự án. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Văn Đình Hải – Giám đốc chi nhánh TP.HCM BIDV cho biết, VWS là một doanh nghiệp tốt, uy tín và được BIDV đánh giá hệ số tín nhiệm 3A với công nghệ xử lý rác hiện đại, tiên tiến luôn vận hành khu xử lý rác an toàn và hiệu quả. Do vậy, theo cam kết BIDV sẽ tài trợ 70% tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 tương đương 148 triệu USD. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp VWS triển khai dự án đúng tiến độ. Ngoài việc được BIDV ký kết cam kết cho vay, VWS còn yêu cầu lãnh đạo tỉnh Long An ký văn bản bảo mật thông tin dự án. Văn bản 1837/UBND-KT do ông Đỗ Hữu Lâm – Chủ tịch UBND tỉnh Long An ký “Về việc bảo mật thông tin dự án Khu công nghệ môi trường xanh” với nội dung: “Công ty Cổ phần xử lý chất thải Việt Nam – Long An (Vietnam Waste Solutions LA – VWS) có văn bản số 1607/VB-LA ngày 19.5.2016 về việc bảo mật thông tin dự án. Về vấn đề này, UBND tỉnh có ý kiến như sau: Yêu cầu các chánh văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng sở ngành chức năng tỉnh có liên quan và UBND huyện Thủ Thừa tiến hành ra soát hồ sơ, thực hiện chế độ bảo mật thông tin dự án theo đề nghị của VWS”.
Văn bản này được gửi đến Công an, Văn phòng UBND tỉnh, Sở KHĐT, Sở TNMT, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Tư pháp, Cục thuế tỉnh và UBND huyện Thủ Thừa. Tuy nhiên, văn bản bảo mật này chỉ tồn tại một thời gian ngắn thì bị thu hồi do trái pháp luật.
Theo Bộ TNMT, bãi rác Đa Phước là một trong những dự án gây ô nhiễm bị xử phạt rất
Nếu Long An có Đa Phước 2 thì nhân dân vô phước quá.
Nguồn : FB