Theo tôi thì đảng CSVN không học bất cứ kinh nghiệm nào từ cuộc chiến biên giới 1979.
TQ “cho VN một bài học” vì 4 yếu tố: một là con người (nạn kiều), hai là tranh chấp lãnh thổ, ba là vấn đề Campuchia và bốn là VN theo LX chống TQ.
Hai yếu tố (địa chiến lược) VN chiếm Campuchia và theo LX chống TQ, là “nguyên nhân” khiến TQ đánh VN. Hai yếu tố con người (nạn kiều) và lãnh thổ là “lý do – jus ad bellum” để TQ đánh VN (trường hợp phản công tự vệ chính đáng).
Bài học thứ nhứt, khi một đại cường (TQ, Nga hay Mỹ cũng vậy) muốn trừng phạt một nước nhỏ (như Ukraine, VN, Iraq, Afghanistan v.v.. ) thì họ có đủ cách để tạo ra lý do chính đáng. Mỹ muốn “nhảy vô VN” thì họ tạo ra biến cố “vịnh Bắc Việt”. Nga muốn chiếm Ukraine thì họ cho rằng lãnh thổ Ukraine vốn là của Nga. Quốc gia Ukraine là do LX tạo ra. Nhưng nguyên nhân khiến Nga đánh Ukraine là vì Ukraine “theo phe này chống phe kia”. Ukraine muốn thoát vòng ảnh hưởng của Nga, dân chủ hóa chế độ đồng thời muốn gia nhập khối EU và NATO.
Từ bài học thứ nhứt, cuối thập niên 90 thế kỷ trước VN rút ra kinh nghiệm với chính sách “quốc phòng ba không”: “Không tham gia các liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác.”
Sau này VN thêm 1 không “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
Chính sách “quốc phòng 4 không” của VN có hiệu lực “vô cùng đau khổ”, kiểu tự bóp dái, thậm chí kiểu “vung đao tự thiến” mà không học được “tịch tà kiếm phổ”.
Đảng CSVN nghĩ rằng họ có thể xoa dịu TQ bằng cách “tự thiến”, như Nhật, bằng cách từ bỏ quyền cơ bản của một quốc gia độc lập có chủ quyền là “từ khước quyền tự chủ quốc phòng”.
Vấn đề là Nhật họ bị “buộc” từ bỏ quyền tự chủ quốc phòng, vì họ là “bên thua cuộc” phải đầu hàng Đồng minh 1945.
Chính sách quốc phòng 4 không của VN vô hình trung để lộ ra một thực tế là VN mới là bên “thua” trong cuộc chiến biên giới 1979. Chỉ có bên thua, như Nhật, mới tự nguyện từ bỏ quyền tự chủ quốc phòng như đã ghi trong Hiến pháp.
Cuối cùng VN thêm vào 1 tùy: “Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.
Theo tôi đảng CSVN vẫn đang loay hoay rèn luyện bí quyết trong “tịch tà kiếm phổ” nhưng luyện mãi không thành. VN trở thành con gà trống thiến chạy quanh trong sân đuổi gà mái mà không làm ăn gì được.
Vì sao ?
Là vì VN chỉ có thể có nền quốc phòng tự chủ khi (và chỉ khi) VN có nền kinh tế phát triển.
VN rập khuôn TQ. TQ “vung đao tự thiến” để luyện “quì hoa bảo điển”. Họ xây dựng một xã hội gọi là “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc TQ”.
Thành công hay không, diễn tiến cách nào thì xã hội của TQ vẫn là xã hội của TQ.
VN học nhái, học lóm TQ “quì hoa bảo điển” thành ra “tịch tà kiếm phổ”. VN xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Sai lầm là, TQ họ xây dựng một “mô hình xã hội” còn VN xây dựng một “mô hình kinh tế”.
Kinh tế thị trường thì đếch có cái gì hướng dẫn nó hết cả.
Rốt cục nền kinh tế VN “đầu cua tai nheo” trong khi chế độ trở thành chế độ “phong kiến công an trị”.
Rõ ràng đảng CSVN đã bị “tẩu hỏa nhập ma”. Kinh tế ngóc đầu không nổi, vì “kinh tế chủ đạo” của VN là “quĩ đất” và “xuất khẩu lao động”.
Ngân sách cho bộ Công an lên tới trên 10% GDP. Quốc phòng trên CA một chút. Tính gọn 22% GDP VN dành cho công an và quốc phòng.
Lấy cái gì để phát triển ?
Đảng CSVN đưa VN vào vòng lệ thuộc TQ. 140 năm trước Pháp đã giật VN từ tay TQ, qua hiệp ước Thiên tân 1885. Bây giờ CSVN đưa VN vào lai trong vòng ảnh hưởng của TQ.
CSVN không học được bất kỳ một kinh nghiệm gì.
I eagerly started checking out this fantastic website a few days back with stunning content for their community. The site owner is gifted at informing readers. I’m impressed and hope they continue their wonderful service.
Thank you for the good writeup. It in fact was a amusement account it. Look advanced to far added agreeable from you! However, how could we communicate?