Trong một diễn biến gần đây trên thị trường kinh doanh, tập đoàn Vingroup vừa thông qua nghị quyết bán Vincom Retail – một doanh nghiệp sở hữu đến 90 trung tâm thương mại trên khắp cả nước với lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Điều gì khiến Vingroup phải bán đi 1 mảng sản sinh ra lợi nhuận hàng năm nhiều như vậy?
Việc bán một “mỏ vàng” như Vincom Retail đã đặt ra câu hỏi lớn về lợi và hại mà Vingroup có thể nhận được.
Để hiểu rõ hơn về tình hình này, hãy cùng tìm hiểu về Vincom Retail.
Vincom Retail là gì?
Vincom Retail là một công ty con của Tập đoàn Vingroup, trong đó Vingroup sở hữu trực tiếp khoảng 19% cổ phần và khoảng 41% còn lại thông qua các công ty con. Tổng cộng, Vingroup nắm giữ khoảng 60% cổ phần của Vincom Retail. Theo thông báo, sau khi thực hiện thương vụ bán này, Vingroup vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ gần 19% cổ phần trực tiếp của Vincom Retail, với tư cách Vingroup vẫn là một cổ đông lớn của Vincom Retain. |
Tuy nhiên, việc bán Vincom Retail không chỉ đơn giản là một bước đi tích cực của Vingroup, mà còn đi kèm với những rủi ro và mất mát.
Vincom Retail hiện đang sở hữu mạng lưới 90 trung tâm thương mại trải dài khắp đất nước từ bắc tới nam, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Riêng năm 2023, mức lợi nhuận của Vincom Retail đã đạt con số kỷ lục 4400 tỷ đồng. Tính đến thời điểm gần đây nhất, tổng lợi nhuận của Vincom Retail trong 10 năm qua đã lên đến gần 22.000 tỷ đồng.
Với quyết định thoái vốn khỏi đứa con tinh thần này, Vingroup sẽ chỉ còn quyền ghi nhận gần 19% lợi nhuận của Vincom Retail thay vì tỷ lệ 100% như trước đây.
Bán Vincom Retail thì Vingroup được và mất gì?
Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của Vingroup, hiện là thời điểm quan trọng mà tập đoàn cần tập trung mọi nguồn lực vào việc phát triển các thương hiệu chủ chốt và tăng cường tiềm năng tăng trưởng. Ông nhấn mạnh sẽ dồn toàn bộ nỗ lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, để đẩy mạnh phát triển đột phá trong giai đoạn bước ngoặt tiếp theo của tập đoàn.
Điều này cho thấy cam kết của Vingroup trong việc định hình lại chiến lược kinh doanh và tăng cường vị thế của mình trên thị trường.
Điều này thực sự là một thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, với việc thu về khoản tiền lên đến 39.000 tỷ đồng từ thương vụ này, tương đương với 1,6 tỷ đô la Mỹ, Vingroup sẽ có nguồn tài chính đáng kể để sử dụng cho các dự án hiện tại và tương lai.
Trong quá khứ Vincom Retail đã thành công trong việc sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup để thúc đẩy chiến lược mua lại các quỹ đất có vị trí đắc địa với chi phí cực kỳ cạnh tranh.
Đặc biệt, các quỹ đất này tập trung ở các thành phố lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trung tâm thương mại. Ngoài ra, Vincom Retail còn khai thác lợi thế của cơ sở khách hàng đã có sẵn từ cư dân của Vinhomes, và tận dụng các dịch vụ giải trí của Vinpearl để tạo thêm thu nhập và thu hút thêm lượng khách hàng mới.
Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh và hiệu suất kinh doanh của Vincom Retail trong ngành bất động sản thương mại.
Việc thoái vốn khỏi Vin Retail là nước cờ bắt buộc khi mà Vingroup đang cần rất rất nhiều tiền cho các kế hoạch kinh doanh dài hơi.
Đáng chú ý là VinFast – một trong những dự án trọng tâm của tập đoàn Vingroup đang tiêu tốn số vốn lớn và chưa thể có lãi. Với khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2023 lên đến 7,7 tỷ đô la, VinFast cần nguồn tài chính mạnh mẽ để duy trì hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, VinHome cũng đang trong quá trình lên kế hoạch cho nhiều dự án lớn, bao gồm cả các dự án tại Long An, Thanh Hóa, khu Cao-Xà-Lá và dự án ở Giảng Võ. Việc cân đong đo đếm của tập đoàn Vingroup sau khi bán Vincom Retail được đánh giá dựa yếu tố vĩ mô.
Như vậy, việc thoái vốn khỏi VinCom Retail có thể khiến Vingroup mất đi một nguồn lợi nhuận ổn định hàng năm, nhưng đồng thời cũng mang lại nguồn vốn lớn để tiếp tục phát triển và đầu tư vào các dự án chiến lược của mình.
Ngoài ra về mặt tài chính, thoái vốn giúp VinGroup ghi nhận một khoản lãi lớn để cân đối với các khoản lỗ do các bảng kinh doanh khác băng lại nếu có.
Bảo An
Nguồn: chogia.vn