Việt Nam chuẩn bị báo cáo thực thi Công ước Chống Tra tấn

0
365
Ảnh minh họa. AFP
RFA

Phê chuẩn và thực thi

Bộ Công an Việt Nam vào ngày 12 tháng 10 tổ chức hội thảo với mục đích tham vấn về hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hiệp Quốc.

Tại kỳ họp thứ 8 vào năm 2014, Quốc hội Việt Nam khóa 13 thông qua nghị quyết 83 về việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn và công ước chính thức bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2015.

Vào ngày 13/1/2018 Thủ tướng chính phủ Hà Nội có thêm quyết định số 65 về việc tuyên truyền để người dân hiểu được công ước về chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu thuộc Đoàn Luật sư Sài Gòn trình bày quan điểm về Công ước Chống Tra Tấn như sau :

“Tức là quyền con người và quyền công dân sẽ tốt hơn khi VN phê chuẩn công ước này có nghĩa là VN đã ký cam kết công ước này thì VN phải tuân thủ và thực hiện đúng công ước này, cho nên công ước chống tra tấn và pháp luật VN về phòng chống tra tấn của năm 2018, đây là hình thức chống lại những đối xử tàn án vô nhân đạo để hạ thấp nhân phẩm của con người do đó tôi thấy thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định số 65 phê duyệt đề án này và tuyền truyền cho mọi người thực hiện đúng quyết định số 65”

Trong khi đó thì có ý kiến khác hẳn cho rằng việc chính phủ Việt Nam báo cáo về việc thực thi công ước chống tra tấn với Liên Hiệp Quốc cũng sẽ như lâu nay là không trung thực.

“Tại nghị viện Châu Âu các quan chức VN đã phát biểu không đúng sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đó là phát biểu của ông Khánh thứ trưởng bộ công thương và đại sứ VN tại EU cũng như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Áo cũng tuyên bố VN là một nước dân chủ và lên án các chế độ độc tài nên chúng tôi thấy đó rất là khôi hài và tôi nghĩ sắp tới đây việc điều trần của VN với liên hiệp quốc thì nó cũng sẽ tương tự và khôi hài như thế .”

Cùng quan điểm với nhà báo Võ Văn Tạo, nhà hoạt động Lã Việt Dũng thành viên của nhóm No-U từ Hà Nội, đưa ra một trường hợp cụ thể là  chính quyền Việt Nam nay có qui định phải có ghi âm, ghi hình lúc tra hỏi. thẩm vấn để bảo đảm không có vi phạm nào trong quá trình làm việc; thế nhưng điều đó hoàn toàn không thấy có và những trường hợp bị đánh bị chết trong đồn công an vẫn thường xuyên xảy ra.

Anh cho biết thêm: “Mình thì nghĩ là nếu thực tế mà họ không làm gì nhưng khi báo cáo thì họ vẫn đưa ra những con số xảo trá để bao biện cho việc đấy. Chẳng hạn như ngày xưa họ trong Hội đồng Quốc tế về Nhân quyền, họ cũng nói là Việt Nam rất là tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế thì chẳng có gì khác cả, người dân Việt Nam vẫn bị cấm đoán đủ mọi thứ nên việc họ ký công ước và báo cáo công ước đó thì hoàn toàn không chính xác và nó mang tính chất ngụy tạo nhiều.”

Chúng tôi trao đổi với luật sự Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn và ông cũng cho biết: “Thực tế cho thấy nhiều vụ án liên quan đến công an như việc bắt người và giữ người được công chúng quan tâm bởi lẽ dường như vấn đề này đã không được cải thiện trong một thời gian rất là dài. Nhiều bị can bị cáo khi ra tòa thì vẫn thường hay nói là mình bị dùng nhục hình để ép cung và còn có những tình trạng công dân khi bị bắt vào đồn công an thì sức khỏe đang bình thường tự nhiên công an cho là tự tử chết rất là phi lý và tình trạng đó hiện nay rất là phổ biến gần đây nhất là cũng hai ba trường hợp như vậy.”

Biện pháp chế tài!

Theo luật sự Nguyễn Văn Hậu, Ủy ban chống tra tấn và Văn phòng cao ủy của Liên Hiệp Quốc vẫn thường xuyên giám sát hoạt động của những nước là thành viên, khi Việt Nam tham gia vào công ước này mà không tuân thủ các nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc thì sẽ bị thổi còi ngay.

Luật sự Hậu trình bày: “Công ước này không chỉ có VN tham gia mà rất nhiều nước tham gia và đối với các nước phải có biện pháp hữu hiệu về phòng chống tra tấn của nước mình và nghiêm cấm các nước trả người lại về nước nếu họ có lý do là về nước họ bị tra tấn, do đó công ước là một cơ sở pháp lý dành cho những nước trong đó có VN.”

Còn theo ý kiến của luật sư Đặng Đình Mạnh thì lại cho rằng về phương diện quốc tế việc trừng phạt nếu vi phạm là chắc chắn sẽ có nhưng nó diễn ra rất chậm chạp.

“Đương nhiên là sẽ có trừng phạt về phương diện quốc tế, bởi vì những công ước luôn luôn là phải có điều kiện chế tài nhưng thông thường sự chế tài của quốc tế rất là chậm chạp, nhất là quốc gia sở tại họ không hợp tác đầy đủ thì khó chứng minh được sự vi phạm do đó rất khó trong việc chế tài.”

Nhà báo Võ Văn Tạo chia sẻ rằng, Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế tuy nhiên Việt Nam vẫn không thực thi đúng các công ước đó mà vẫn không bị chế tài nào bắt buộc Việt Nam phải thay đổi cả.

Vị nhà báo nói: “Tôi cho rằng tùy theo những cái điều luật, những dạng có tính chất bắt buộc có chế tài kèm theo và còn những cái văn kiện chỉ mang tính chất là khuyến cáo thôi và cũng chưa có biện pháp gì để bắt buộc các thành viên ký kết phải thực hiện. Riêng cái công ước chống tra tấn này VN cũng ký kết tham gia đó nhưng thực hiện thì toàn ngược lại mà cũng đâu có bị chế tài gì đâu mà thậm chí còn được vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ nữa.”

Thực tế cho thấy từng có những phái đoàn quốc tế đến Việt Nam để kiểm tra tình hình thực hiện những cam kết của chính phủ Hà Nội trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên khi họ đến đã có biện pháp ngăn trở để không thể tiếp xúc với những tiếng nói đối lập.

Trên các diễn đàn quốc tế và các cuộc gặp song phương về nhân quyền, lãnh đạo Hà Nội cũng cho rằng mỗi nước có những chuẩn mực riêng trong lĩnh vực này. Phía các nước thì lập luận quyền con người là phổ quát cho bất cứ ai trên thế giới này.

359520cookie-checkViệt Nam chuẩn bị báo cáo thực thi Công ước Chống Tra tấn