Cơ quan công an Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, đã bắt giữ cô Dương Thị Lanh, một công dân địa phương, về những hoạt động trực tuyến của mình. Theo anh Trần Côi, chồng của Dương Thị Lanh, công an đã bắt giữ vợ anh vào chiều ngày 30/1/2019, nhưng không thông báo cho gia đình biết về cáo buộc mà vợ anh phải đối mặt.
Sáng ngày 30/1, vợ anh nhận được một giấy mời của cơ quan điều tra công an tỉnh Đak Nong, đến trụ sở UBND xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, để “làm việc liên quan đến Facebook Uyên Thuỳ và Mai Bùi” vào đầu giờ chiều cùng ngày. Anh Trần Côi nói, sau khi vợ anh đi lên trụ sở UBND xã thì công an kéo tới rất đông và lục soát nhà anh, thu giữ ba điện thoại và vài bộ quần áo lính mà vợ chồng anh đã mua ở chợ. Công an thông báo việc bắt giữ vợ anh nhưng từ chối đưa lệnh bắt cũng như không công bố nguyên nhân của việc bắt giữ.
Chị Dương Thị Lanh là một người hoạt động ôn hoà, từng tham gia một số cuộc biểu tỉnh ở Sài Gòn, trong đó có buộc biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu kinh tế vào ngày 10/6/2018. Chị đã từng bị bắt vào ngày 11/6 nhưng được trả tự do sau nhiều giờ tra khảo. Chị thường viết và chia sẻ nhiều bài viết về nhân quyền và dân chủ trên tài khoản Facebook cá nhân SG Ngọc Lan – https://www.facebook.com/ngoclan.tranhuynh.7, là Facebook của Nguyễn Thị Thuỷ, một thành viên của nhóm Hiến Pháp.
Từ đầu tháng 9/2018, 8 thành viên của nhóm đã bị bắt với những cáo buộc mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, trong khi một số khác phải trốn chạy.
Chị Dương Thị Lanh là Facebooker thứ hai bị bắt vì những hoạt động trực tuyến sau khi luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm nay.
Ngày 1/2/2019, Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh đã làm việc với Trần Ngọc Phúc, sinh năm 1998, hộ khẩu thường trú xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Hiện Phúc là sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng TP. Hồ Chí Minh, đã có hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước.
Trước đó, Phúc sử dụng tài khoản Facebook tên #NgọcPhúc tham gia nhiều hội, nhóm chống đối chính trị như: Miền Nam Việt Nam, Đô Thành Sài Gòn Fanclub, Thích BBC Vietnamese…, Đồng thời, Phúc viết bài đăng tải, chia sẻ, bình luận nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Facebooker Người Đà Lạt Xưa https://www.facebook.com/dalatxua.nguoi.7 thông tin:
Facebooker Selena Zen cũng là Facebooker Hằng Diệu đã bị mất tích vào khoảng 3 giờ chiều ngày thứ Hai 28/01/2019.
Bài viết “Chính phủ Úc chính thức công nhận Tổng thống lâm thời Juan Guaido” là dấu hiệu hoạt động cuối cùng trước khi cô bị mất tích.
Được biết, mật khẩu của Fb Selena Zen đã bị thay đổi vào khoảng 9 giờ 40 tối cùng ngày.
Sự mất tích của em Selena Zen đang nhận được sự quan tâm và theo dõi của cộng đồng mạng trong và ngoài nước.
Trước đó cô có Stt thông báo: FACEBOOKER HUỲNH TRÍ TÂM BỊ CÔNG AN TỈNH ĐỒNG NAI BẮT GIỮ
Hôm qua, 26/01/2019, gia đình Facebooker Huỳnh Trí Tâm (tên thật là Huỳnh Minh Tâm) cho biết rằng, khoảng 8:00 am cùng ngày, Công an tỉnh Đồng Nai đã ập vào nhà riêng và giải anh về trụ sở công an tỉnh, sau đó cho người lục soát nhà riêng của anh. Hiện gia đình vẫn chưa nhận được thông tin về anh.
Facebooker Huỳnh Trí Tâm là một facebooker hoạt động tranh đấu thầm lặng, với mục tiêu hành động vì cộng đồng.
Theo thông tin, Facebook Huỳnh Trí Tâm hiện đã bị khống chế, có lẽ bọn chúng đã lấy được mật khẩu facebook của anh.
Anh đã có gia đình với hai con nhỏ.
Trương Duy Nhất biến mất ở Thái Lan sau khi xin tị nạn chính trị.
Thứ Sáu tuần trước, ngày 25/1/2019, cựu tù nhân chính trị Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối tại văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Bangkok, Thái Lan.
Nhất đã tới đó để xin tị nạn chính trị sau khi rời Việt Nam vào đầu tháng.
Theo gia đình và bạn bè của anh ấy, không ai biết tin tức gì từ anh ấy kể từ thứ bảy tuần trước và họ không thể liên lạc với anh ấy.
Nhất đã ở Thái Lan khoảng 21 ngày, gia đình cho biết.
Gia đình đã xác nhận rằng Nhất không bị giam giữ bởi Trung Tâm Giam Giữ Người Nhập Cư Thái Lan (IDC). Họ cũng tiết lộ thông tin chính quyền Thái Lan không bắt giữ Nhất.
Số điện thoại của Trương Duy Nhất ở Thái Lan không bị tắt, nhưng không ai trả lời các cuộc gọi. Vợ và con gái đang rất lo lắng cho sự an toàn của anh.
Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù năm 2014 theo Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999. Nhất bị bắt vào tháng 5/2013 và bị giam giữ cho đến khi xử án.
Chính phủ đã cáo buộc một số bài viết trên blog Một góc nhìn khác của anh ấy là hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi của nhà nước.
Blog của ông thực sự chỉ trích chính phủ và các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một trong những mục được xuất bản vào tháng 4/2013, kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức vì nhận thức sai lầm về chính trị và kinh tế.
Sau khi được thả tự do vào năm 2015, Nhất tiếp tục viết blog và cư trú tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Vợ của Trương Duy Nhất vẫn còn ở Việt Nam, nhưng con gái ông đang học tại Canada.
…
Tất cả thông tin mới nhất sẽ được đăng tải trong những ngày tới đây sau khi được xác định.
P/s: Cập nhật – https://www.facebook.com/1212323789/posts/10213469977043144/
SOS: Thêm một trường hợp bắt người trước Tết
Anh Trần Văn Quyền, sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh, thợ lắp đặt Camera bị Cơ quan An ninh B34 bắt ngày 23/01/2019.
Anh trai của Quyền cho biết, Quyền bị bắt khi đang đi uống cà phê với bạn tại Dĩ An, Bình Dương. Sau đó được đưa về nhà khám nhà khẩn cấp. Không có bất cứ một văn bản bắt người và khám xét nhà nào được bên cơ quan an ninh giao cho gia đình.
Khi gửi quần áo và thực phẩm cho Quyền, gia đình chỉ được cán bộ điều tra thông báo miệng: “Quyền bị bắt vì tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân.”
Anh Quyền hiện bị tạm giam tại Trại tạm giam B34 – Bộ Công an tại Củ Chi.
Facebooker Nguyen Van Mieng
Xin các bạn quan tâm chia sẻ.