Ví điện tử #Momo ăn cắp toàn bộ thông tin và danh bạ của khách hàng, kết nối #Easy_Credit trực thuộc Cty tài chính CP điện lực, phần mềm Fastmoney liên kết ví Momo cho vay mức lãi suất và phí lên đến tổng 80%, đặt biệt ví Momo hiện tại rất được phổ biến với học sinh/sinh viên cả nước. Nhiều em học sinh/sinh viên vì đua đòi mà bị vướng vào đường dây tín dụng đen trá hình mà app Momo liên kết.
Momo có dấu hiệu:
– Bắt tay XHĐ núp bóng ngân hàng, lôi kéo, dụ dỗ… quảng cáo bằng nhiều cách để khách vay FastMN nhưng vô trách nhiệm, cố tình bắt tay hút máu khách hàng.
– Nhân viên tư vấn khi được gọi đến đều trả lời trốn né trách nhiệm.
– Lãi suất ghi 45% năm chưa tính “phí” và “phí thu hộ”, tổng lên đến 80%năm.
– HĐ chỉ được gửi sau khi tiền vào tài khoản, khách nhận được hợp đồng mới phát hiện là “chuyện đã rồi”.
– Momo lộ danh dạ/thông tin cá nhân khách hàng cho bên thứ 3 là đã vi phạm pháp luật.
Về việc tiết lộ thông tin cá nhân, bán/cung cấp cho bên thu hồi/mua nợ, đẩy thông tin lên các trang mạng nhằm bôi nhọ/đe dọa khách hàng thì các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho vay như #F88, #Fe_Credit, #HomeCredit, #HCredit… khả năng bắt buộc phải thu hồi giấy phép hoạt động và việc xử lý hình sự là khó tránh khỏi.
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” hay “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Khoản 5 Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm:
“5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.”
Như vậy, hành vi mua bán thông tin khách hàng là vi phạm pháp luật. Bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ của người chủ dữ liệu, người thu thập, xử lý dữ liệu, pháp luật Việt Nam còn quy định những chế tài xử phạt đối với các hành vi phát tán, chia sẻ thông tin cá nhân, tùy theo mức độ, hành vi mà tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
* Trách nhiệm hành chính:
Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
“5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;”
Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
* Trách nhiệm hình sự: những người có hành vi mua bán thông tin dữ liệu khách hàng, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có các chế tài khá nghiêm khắc với các đối tượng/tổ chức thu thập, sử dụng trái phép các thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Nhưng để xử lý/thực thi có nghiêm minh hay không lại luôn là “câu hỏi lớn”!
Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra toàn diện các phần mềm ví thanh toán đang hoạt động/lưu hành trong cả nước.