Friday, December 13, 2024
HomeBLOGVenezuela – Ảo tưởng của nền kinh tế

Venezuela – Ảo tưởng của nền kinh tế

An Nam Yakukohaiyo
Kết cục thảm hại của nền kinh tế Venezuela đã được các nhà kinh tế học dự đoán từ nhiều năm trước, ở thời điểm mà giá dầu còn đang cao ngất ngưởng và đang mang lại cho Venezuela hàng núi ngoại tệ. Những chính sách kinh tế thiển cận của Tổng thống tiền nhiệm Hugo Chavez và được thiết kế bởi Tổng thống đương thời Nicolas Maduro đã khiến Venezuela chết mòn trong nhiều năm, để rồi đẩy đất nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng không lối thoát.

Venezuela từng là một quốc gia phồn thịnh nhất Nam Mỹ

Venezuela, một đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú như kim cương, bauxite, vàng, nickel, khí đốt gas tự nhiên và đặc biệt là dầu mỏ và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất. Đất nước này là thành viên của OPEC và là quốc gia từng có thế lực xếp trên nước Nga về ảnh hưởng dầu khí trên thị trường giao dịch Commodities. Cho đến đầu thập niên những năm 80, Venezuela vẫn là một trong bốn nước thuộc khu vực Mỹ Latin được đánh giá là nước có thu nhập cao (an upper-middle-income economy). Trong giai đoạn 1960-1980, GDP bình quân đầu người của Venezuela đã tăng 82%. Cũng trong thời gian này, Venezuela là một đất nước ổn định với nền dân chủ tả khuynh và ít bị ảnh hưởng xáo trộn chính trị so với các nước trong khu vực Mỹ Latin – nơi mà chủ nghĩa độc tài quân phiệt lên ngôi, sự bất ổn và các cuộc nội nổi loạn thường diễn ra.

Hugo Chavez cùng học thuyết Chavismo đã giết chết Venezuela như thế nào?

Chế độ Chavez bắt đầu từ năm 1998 khi ông đắc cử Tổng thống với tỷ lệ phiếu bầu 56,4%. Việc đầu tiên ông Chavez hướng tới sau khi đắc cử là sửa đổi Hiến pháp theo hướng kéo dài nhiệm kỳ, tập trung quyền lực, là mô hình kiểu mẫu cho sự độc tài, toàn trị.

Thực hiện các chương trình xã hội thu hút sự ủng hộ của người nghèo

Song song với việc đó, ông đưa ra các chương trình xã hội hướng tới đại bộ phận dân nghèo như trợ cấp y tế, thuốc men, nhà ở thu nhập thấp, giáo dục miễn phí,… Các chương trình xã hội này trên thực tế đã làm giảm thiểu đáng kể tỷ lệ đói nghèo của Venezuela, và kéo một bộ phận lớn dân nghèo ủng hộ chính quyền Chavez. Nhưng đáng tiếc, dường như đây chỉ là cái cớ để Chavez tiến một bước xa hơn, đó là việc tước đoạt quyền sở hữu tư nhân, hợp thức hóa bằng mỹ từ “quốc hữu hóa”, “sở hữu toàn dân”. Những mỹ từ này và chương trình phúc lợi đã thuyết phục nhiều người ủng hộ chính sách “quốc hữu hóa” bởi việc giúp họ được hưởng lợi từ khối tài nguyên quốc gia.

Quốc hữu hóa, đuổi các nhà đầu tư nước ngoài, kiểm soát mọi nguồn thu

Để chu cấp cho các chương trình xã hội tốn kém, Chavez từng bước kiểm soát các nguồn thu quốc gia, trực tiếp điều hành tất cả các hoạt động kinh tế theo hướng tập trung.

Bước đầu khi lên nắm quyền, Chavez thực thi chính sách ngừng sở hữu tư nhân các công ty dầu mỏ, trục xuất các nhà đầu tư ngoại quốc, tập trung quyền khai thác về cho Công ty Dầu khí Quốc gia (PDVSA) để nhà nước có thể điều hành trực tiếp nguồn thu dầu mỏ. Dưới sự điều hành của Chính phủ, hoạt động khai thác dầu mỏ trở nên kém hiệu quả, dẫn đến sản lượng suy giảm, chi phí tăng cao. Năm 1998, Venezuela khai thác được 3,3 triệu thùng dầu/ngày nhưng tới năm 2012 chỉ còn 2,4 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, ngành dầu khí không được tái đầu tư, công nghệ, máy móc cũ nát, giá thành đội lên. Khi giá dầu thấp xuống mức trên 25 USD/thùng, Venezuela phải đương đầu với khó khăn vô cùng lớn vì giá thành khai thác đã rất cao.

Thu hẹp thành phần kinh tế tư nhân, thu hẹp ngành nghề sản xuất

Nhiều thành phần kinh tế dần dần biến mất trên cơ cấu nền kinh tế Venezuela khi hàng loạt ưu đãi cho khối doanh nghiệp nhà nước. Sau khi chính phủ quốc hữu hóa các ngân hàng thương mại thì khu vực doanh nghiệp tư nhân phải chịu lãi suất vay cao hai chữ số (tới 82% năm 2002) trong khi doanh nghiệp nhà nước được vay với mức lãi suất gần như zero.
Nền kinh tế Venezuela phải nhập cảng gần như hoàn toàn hàng hóa để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Từng là một nước nông nghiệp, có đất đai trù phú, thiên nhiên ưu đãi, nhưng nông nghiệp dưới thời Chavez càng ngày càng thu hẹp. Venezuela không thể tự nuôi sống mình, lương thực phụ thuộc hoàn toàn bên ngoài. Sản lượng nông nghiệp năm 2012 chỉ chiếm 3% GDP.

Cơ chế phân phối sản phẩm tập trung, nuôi dưỡng tham nhũng, nhóm lợi ích

Các chương trình xã hội tốn kém, các cơ sở sản xuất bị quốc hữu hóa, phương thức phân phối sản phẩm xã hội tập trung là mảnh đất tuyệt vời nuôi dưỡng tham nhũng. Gia đình, họ hàng của Chavez, của các quan chức chính phủ xuất hiện tại mọi vị trí béo bở của nền kinh tế. Ước tính tham nhũng đã lấy đi ít nhất 15% thu nhập quốc gia này.

Liên tục phá giá đồng tiền không theo quy luật cung cầu

Dựa hoàn toàn vào nguồn thu ngân sách bấp bênh từ dầu mỏ, nhưng chi tiêu chính phủ không ngừng gia tăng. In thêm tiền là biện pháp chính quyền thường xuyên làm khi ngân khố kiệt quệ. Đồng boliviar liên tục bị phá giá. Năm 2010, 1 USD trị giá 8 đồng bolivar và tỷ giá chợ đen ngày 1/8/2017 đã là 12,191 đồng bolivar/USD. Lạm phát với tốc độ phi mã khiến không ai dám giữ đồng bolivar, không ai dám sản xuất gì để cung cấp cho thị trường nội địa. Bởi lẽ, đồng tiền cầm trên tay có thể mất ngay giá trị chỉ sau một đêm. Tiền bán hàng chẳng đủ để mua nguyên vật liệu đầu vào.

Kích thích sản xuất và xử lý lạm phát bằng các mệnh lệnh hành chính:

Nhằm kích thích các doanh nghiệp sản xuất và nhập cảng hàng hóa, Tổng thống đương thời Maduro chọn lọc ra một số công ty để cung cấp vốn ngoại tệ với mong muốn là họ sẽ dùng ngoại tệ này tiếp tục nhập cảng hàng hoá. Nhưng lợi ích – chi phí riêng tư mới là động lực của nhà kinh doanh. Thay vì nhập hàng để bán theo mức giá nhà nước quy định và chắc chắn sẽ bị lỗ, họ đem đô la ra thị trường chợ đen bán kiếm lời.

Còn đối phó với tình trạng lạm phát, Chính phủ thay thế vai trò của Ngân hàng Trung ương tuyên bố “không có lạm phát.” Kể từ năm 2015, Venezuela đã ngừng tuyên công bố tỷ lệ lạm phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng lạm phát đã trở thành siêu lạm phát (hyperinflation) với tốc độ phi mã lên tới 3 chữ số. Những biện pháp quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh cũng hình thành quan hệ “xin – cho” và đi kèm là vấn nạn tham nhũng.

Chạy theo chính sách đối ngoại cực đoan

Không chỉ dừng lại ở chính sách kinh tế cực đoan, Chavez còn chạy theo những đường lối đối ngoại cực đoan. Cùng với đồng minh là Cuba, Venezuela tham vọng trở thành lãnh đạo khối châu Mỹ La tinh với ý thức hệ Cộng Sản Chủ Nghĩa tạo nên thế lưỡng lập với các quốc gia trong thế giới Tư bản mà chính sách toàn cầu hoá (globalization) đang khai mở các nền dân chủ nhân bản hơn tại các nước trong thế giới thứ ba bằng các hiệp định kinh tế (WTO, APEC, v.v…) thuận lợi hơn trong việc sản xuất và xuất cảng hàng hoá và dịch vụ. Tư tưởng này trở nên cực đoan hơn ở thời kỳ Maduro khi gần đây Venezuela tuyên bố rời bỏ hoặc bị loại khỏi hầu hết các khối liên kết kinh tế đã tham gia nhiều năm như OAS, Mercosure,…

Venezuela của ngày hôm nay

Venezuela của ngày hôm nay đang trong khủng hoảng nghiêm trọng. Giới chuyên gia nhận định, mức độ suy thoái của Venezuela còn lớn hơn cả Hy Lạp vào thời điểm khủng hoảng đỉnh cao về đồng Euro. Đây là mức khủng hoảng lớn hơn cả khủng hoảng Mỹ (1929-1933), hơn khủng hoảng của Nga (1990-1994), Cuba (1989-1993), và Albania (1989-1993).

GDP của Venezuela sụt giảm 35% so với thời điểm 2013, GDP trên đầu người giảm 40% còn hơn 4000 USD, bằng mức trước những năm 1980. Tại thời điểm năm 2014, GDP được Ngân hàng Thế giới (WB) kiểm kê tính toán là 509,97 tỷ USD, đến năm 2015 thì sụt giảm chỉ còn 239,50 tỷ USD (giảm đi 270,47 tỷ USD). Đến năm 2016 ước lượng GDP là 333,7 tỷ USD; trong khi GDP (PPP) theo sức mua tương đương là 468,6 tỷ USD.

Lạm phát cao phi mã ngất ngưởng, ước tính 1.600% vào cuối năm 2017. Lạm phát phi mã đã làm giảm 79% giá trị thực tế của khoản tiền trong hệ thống ngân hàng từ 41 tỷ USD xuống còn 3,3 tỷ USD, nếu tính theo tỷ giá thị trường chợ đen. Đồng bolivar hiện không còn được chấp nhận giao dịch trên thị trường New York, London, Tokyo, Hồng Kông, hay Nam Mỹ nữa.

Trái phiếu của Venezuela từng có giá ở cấp mức AAA (Moody’s đánh giá năm 1976), và cấp mức AA (S&P đánh giá vào năm 1977-1982), nhưng nay thì bị xếp hạng Caa3 (CCC-) cho đến CCC và không còn khả năng đi vay trên thị trường tài chính. Lãi suất trái phiếu dài hạn khoảng 20% nhưng lãi suất ngắn hạn lại lên tới 70-80%.

Dự trữ ngoại tệ của Venezuela chưa đến 11 tỷ đôla, tài sản dễ bán (hoán chuyển thành tiền mặt) chỉ chiếm khoảng 1/5. Dự trữ vàng nay chỉ còn 187,5 tấn (thời kỳ cao nhất lên đến 373 tấn vàng hồi quý IV năm 2011). Venezuela hiện là quốc gia nợ nần nhiều nhất thế giới bởi không có quốc gia nào có khoản nợ lớn hơn cả GDP, hơn cả kim ngạch xuất nhập khẩu.

Và đáng buồn hơn, lượng dầu thô (dễ khai thác) của Venezuela có thể đã cạn phân nửa do bị khai thác quá mức để trả nợ và tài trợ thiếu hụt ngân sách. Sản lượng dầu khai thác của quốc gia này đã giảm 10% vào năm ngoái và không có khả năng tăng trong 2017. Sản xuất dầu thô giảm 17% so với năm 2013, nếu tính thêm yếu tố giảm giá thì mức giảm tương đương với 2200 USD/ người/năm. Doanh thu từ thuế phi dầu mỏ năm 2016 giảm 70% theo giá trị thực so với năm 2012 và năm 2016.

Nền kinh tế sụp đổ kéo theo mức sống người dân cũng suy sụp đổ theo. Lương thực, nhu yếu phẩm thiếu thốn trầm trọng. Trong hệ thống phân phối của nhà nước, các kệ hàng trống trơn. Chợ đen phát triển như nấm nhưng người dân chẳng có tiền để mua. Lương thực tế đã giảm từ 265 USD/tháng xuống chỉ còn 36 USD/ tháng. Thiếu lương thực, thuốc men khiến người dân Venezuela giảm cân trung bình 8,7 kg/người, số bữa ăn trung bình cũng giảm 30-50%. Tỷ lệ tử vong ở người lớn tăng 10 lần và trẻ sơ sinh là 100 lần. Trong khi đó bạo lực và bạo động tiếp tục gia tăng. Hàng trăm người đã chết trong các cuộc biểu tình từ đầu năm. Tỷ lệ giết người ở Venezuela đứng thứ hai thế giới (90 người bị sát hại/100.000 dân), chỉ sau El Salvador. Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Venezuela cũng là quốc gia tham nhũng nhất

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular